Kinh nghiệm của một số Quỹ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 51)

9. Kết cấu luận văn

2.4. Kinh nghiệm của một số Quỹ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của

ngƣời học

2.4.1. Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) [16] là một Quỹ Liên bộ do Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam bảo trợ và đƣợc thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Trung ƣơng Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Quyết định số 1215/TC-LHH ngày 17 tháng 11 năm 1992) nhằm mục đích:

 Huy động mọi tiềm năng về chất xám, tiền vốn, dịch vụ kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa của Việt Nam làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

 Tạo điều kiện thuận lợi để các tài năng sáng tạo kỹ thuật có cơ hội tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tăng cƣờng tình hữu nghị, hợp tác vì hòa bình và phát triển: thúc đẩy việc đầu tƣ nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng.

 Hỗ trợ các tài năng sáng tạo kỹ thuật trong việc phát huy sáng kiến, sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

 Hỗ trợ về vật chất, tinh thần và các hình thức thích hợp khác cho các tài năng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện các công trình sáng tạo và lao động, công tác gặp những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Nguồn tài chính của Quỹ gồm có:

 Từ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc;

 Từ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật do Quỹ tham gia và các dịch vụ khoa học kỹ thuật do Quỹ mang lại;

49

 Từ nguồn Ngân sách Nhà nƣớc cấp thƣờng xuyên cho Quỹ VIFOTEC (Chi cho các Giải thƣởng, chi hành chính cho Văn phòng Quỹ hàng năm, chi tuyên truyền phổ biến khoa học - công nghệ; hỗ trợ sáng kiến, sáng chế…).

Hội đồng Bảo trợ Quỹ:

Hội đồng Bảo trợ là cơ quan cao nhất của Quỹ, bao gồm đại diện của các tổ chức sáng lập ra Quỹ và các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia, có quyền quyết định toàn bộ nội dung liên quan đến Quỹ và có trách nhiệm về mọi mặt của Quỹ. Hội đồng bảo trợ có nhiệm vụ:

 Hoạt động theo quy chế riêng;

 Giúp đỡ về mọi mặt cho hoạt động của Quỹ phát triển;

 Đề ra chủ trƣơng, phƣơng hƣớng hoạt động của Quỹ;

 Quyết định các biện pháp huy động nhằm tăng nguồn vốn của Quỹ;

 Lựa chọn các cá nhân, đơn vị cần hỗ trợ giúp đỡ, các giải pháp kỹ thuật cần áp dụng để có kế hoạch hỗ trợ.

Đối tƣợng hỗ trợ của Quỹ:

 Những ngƣời lao động, công nhân, nông dân, trí thức, có tài năng sáng tạo khoa học kỹ thuật gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;

 Những tài năng sáng tạo kỹ thuật trẻ trong thanh thiếu nhi;

 Những giải pháp kỹ thuật đƣợc đánh giá cao tại các Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc nhƣng chƣa có điều kiện áp dụng rộng rãi.

Hình thức hỗ trợ:

 Hỗ trợ về tài chính;

 Hỗ trợ xét nghiệm đánh giá các giải pháp kỹ thuật;

 Hỗ trợ về thông tin khoa học kỹ thuật;

 Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến, quảng cáo cho các giải pháp kỹ thuật; TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

50

 Hỗ trợ áp dụng các sáng tạo khoa học kỹ thuật vào thực tiễn;

 Hỗ trợ về phƣơng pháp luận sáng tạo;

 Giới thiệu các chuyên gia, các nhà khoa học giúp đỡ tác giả hoàn thiện giải pháp kỹ thuật sáng tạo đƣợc đề xuất;

 Hỗ trợ việc đƣa các giải pháp sáng tạo kỹ thuật tham gia triển lãm, hội thi sáng tạo và giới thiệu quảng cáo kết quả sáng tạo với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế;

 Hỗ trợ học bổng để đi học hoặc đi nghiên cứu ngắn hạn hoặc dài hạn ở nƣớc ngoài.

Phƣơng thức hỗ trợ:

 Hỗ trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại một phần đƣợc áp dụng đối với các dự án nâng cao dân trí và nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

 Cho vay không lấy lãi hoặc với lãi suất ƣu đãi đối với các dự án triển khai;

 Góp phần phát triển công nghệ;

Quản lý tài sản và tài chính của Quỹ:

Tài sản và tài chính của Quỹ đƣợc quản lý theo chế độ kế toán thống kê của Nhà nƣớc.

Đƣợc thành lập vào năm 1992 và ngay năm 1993, Quỹ đã lần đầu tiên tổ chức Giải thƣởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC cho sinh viên các trƣờng Đại học trong toàn quốc. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Quỹ thƣờng niên tổ chức các chƣơng trình hỗ trợ và tìm kiếm tài năng trẻ nhƣ Cuộc thi Sáng tạo Thanh - Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc, Giải thƣởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC cho sinh viên, Hỗ trợ học bổng cho tài năng trẻ,... Riêng với Giải thƣởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC cho sinh viên đã thu hút sự tham gia của hơn 200 trƣờng đại học và trở thành giải thƣởng có uy tín nhất đối với sinh viên. Từ năm 2012, Giải thƣởng đổi tên thành Giải thƣởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, mở rộng đối tƣợng cho cả các giảng viên trẻ ở các trƣờng đại học, học viện.

51

Cụ thể số lƣợng đề tài sinh viên NCKH từ năm 2010 đến năm 2014 dự thi và đƣợc trao giải thƣởng nhƣ sau:

Bảng 2.13. Số lƣợng đề tài dự thi và đạt giải từ năm 2010 - 2014 Giải thƣởng Sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC cho sinh viên Năm Số đề tài

dự thi

Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải khuyến khích

2010 389 15 27 130 133

2011 304 13 30 50 105

2012 311 10 20 70 126

2013 302 10 27 72 102

2014 293 11 32 78 108

Với mỗi giải sẽ kèm theo tặng thƣởng bằng tiền mặt nhƣ sau: - Giải nhất: 5.000.000 đồng

- Giải nhì: 3.000.000 đồng - Giải ba: 2.000.000 đồng

- Giải khuyến khích: 1.000.000 đồng

Những sinh viên đoạt Giải thƣởng VIFOTEC còn đƣợc Quỹ Giáo dục Việt nam (VEF) tổ chức cho học tiếng Anh để đự thi giành học bổng du học thạc sỹ và tiến sỹ của các trƣờng đại học danh tiếng trên thế giới nhƣ: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây thực sự là một cơ hội lớn để các sinh viên có thể trở thành những nhà khoa học trong tƣơng lai.

2.4.2. Quỹ Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka

Quỹ Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka [24] là quỹ trực thuộc Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và đƣợc thành lập theo Quyết định số

52

235/2003/QĐ-UB ngày 22 tháng 10 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh [18]. Quỹ ra đời nhằm mục đích quy tụ mọi nguồn lực của xã hội vào việc hỗ trợ và tạo điều kiện động viên sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý tƣởng sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học phát triển tài năng; góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Nguồn tài chính của Quỹ:

 Từ nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ ban đầu theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.

 Từ việc chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu, ý tƣởng sáng tạo đối với cá nhân và đơn vị sử dụng.

 Từ sự đóng góp tự nguyện hoặc sự tài trợ của các cá nhân và tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài.

 Từ các hoạt động gây Quỹ theo quy định hiện hành.

 Nguồn thu khác (nếu có).

Nhà bảo trợ Quỹ:

Nhà bảo trợ là các tổ chức hoặc cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài tài trợ và đóng góp tự nguyện, đáp ứng mục tiêu hoạt động của Quỹ. Nhà bảo trợ có các quyền sau :

 Giao quyền sử dụng nguồn tài trợ của mình cho Hội đồng quản trị Quỹ quyết định, hoặc yêu cầu sử dụng nguồn tài trợ vào một nhóm đối tƣợng hay một nhóm ngành cụ thể.

 Đƣợc quyền yêu cầu công khai nguồn tài trợ của mình, đóng góp ý kiến xây dựng hoặc chất vấn hoạt động của Quỹ.

 Nhà bảo trợ có đóng góp tích cực cho hoạt động của Quỹ đƣợc ghi vào Sổ vàng của Quỹ và có thể đƣợc đề nghị khen thƣởng theo quy định của Nhà nƣớc.

53

Đối tƣợng hỗ trợ của Quỹ:

Sinh viên đang học tập tại các Trƣờng Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý tƣởng sáng tạo, phát kiến, đề xuất giải pháp hoặc có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Ƣu tiên, các công trình, đề tài nghiên cứu các vấn đề thực tiễn kinh tế - xã hội của thành phố, đất nƣớc đang cần giải quyết; các công trình nghiên cứu mang tính đột phá, sáng tạo có thể ứng dụng cho nhiều đơn vị đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.

Phƣơng thức hỗ trợ:

Hỗ trợ thƣờng xuyên và đột xuất.

Đối với việc hỗ trợ thƣờng xuyên và có thời hạn, Hội đồng quản trị tổ chức họp 6 tháng 1 lần để xét. Đối với trƣờng hợp đột xuất, ủy quyền cho Thƣờng trực Hội đồng quản trị xem xét quyết định.

Quản lý tài sản và tài chính của Quỹ:

Thực hiện công khai tài chính và báo cáo định kỳ hàng năm cho Hội đồng quản trị Quỹ theo đúng quy định của pháp luật.

Sau hơn 10 năm thành lập, phong trào Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka đã thu hút hơn 32.008 đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng với hơn 70.000 sinh viên tham gia, 980 gƣơng sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu đƣợc tuyên dƣơng với nhiều công trình sáng tạo tiêu biểu, có giá trị khoa học và mang tính ứng dụng cao đƣợc phát hiện, vinh danh. Cụ thể, số lƣợng công trình dự thi và đạt giải từ năm 2010 đến năm 2014 nhƣ sau:

54

Bảng 2.14. Số lƣợng đề tài dự thi và đạt giải từ năm 2010 - 2014 Quỹ Euréka

Năm Số đề tài dự thi Giải đặc biệt Giải nhất Giải nhì

Giải ba Giải khuyến khích 2010 500 1 6 9 10 37 2011 478 1 9 10 8 22 2012 507 0 8 10 13 30 2013 516 0 9 12 11 26 2014 517 1 8 12 14 28

Với mỗi giải sẽ kèm theo số tiền thƣởng nhƣ sau: - Giải đặc biệt: 15.000.000 đồng

- Giải nhất: 10.000.000 đồng - Giải nhì: 5.000.000 đồng - Giải ba: 3.000.000 đồng

- Giải khuyến khích: 2.000.000 đồng

2.4.3. Quỹ Giải thưởng KOVA

Năm 2002, Uỷ ban Giải thƣởng KOVA [17] đƣợc thành lập căn cứ công văn số 2238/VPCP ngày 29/4/2002 của Văn phòng Chính phủ do Bà Nguyễn Thị Bình - Nguyên Phó Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam làm Chủ tịch Ủy ban Giải thƣởng KOVA và PGS.TS Nguyễn Thị Hòe - Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA làm Giám đốc Quỹ giải thƣởng KOVA. Hơn mấy mƣơi năm trƣớc, cũng từng là một cô sinh viên nghèo phải trải qua quãng thời gian khó khăn trên giảng đƣờng đại học cũng nhƣ trên chặng đƣờng lập nghiệp nên PGS.TS Nguyễn Thị Hòe rất đồng cảm với các bạn sinh viên, đặc biệt là giới trí thức đam mê nghiên cứu khoa học nhƣng thiếu điều kiện hỗ trợ. Giải thƣởng và học bổng KOVA đƣợc trao tặng hàng năm nhằm:

55

 Khuyến khích, động viên các em sinh viên vƣợt qua hoàn cảnh khó khăn vƣơn lên học giỏi, hỗ trợ để các em giảm bớt gánh nặng về chi phí học tập, sinh hoạt,… tập trung tốt vào việc học hành, rèn luyện để có thể trở thành những nhân tài đóng góp cho xã hội, cho đất nƣớc sau này.

 Khuyến khích các em sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học và có thành tích học tập nổi bật, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển, ứng dụng những đề tài đã nghiên cứu vào thực tiễn đời sống. Ƣơm mầm những tài năng trẻ về nghiên cứu khoa học.

 Khuyến khích các cá nhân, tập thể có đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ đƣợc ứng dụng, mang lại giá trị kinh tế cao cùng các lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội.

 Khuyến khích, cổ vũ và tôn vinh các cá nhân, tập thể là tấm gƣơng tiêu biểu trong đời sống xã hội có những việc làm nhân văn, cao thƣợng. Qua đó, nhằm nhân rộng hơn nữa các nghĩa cử này, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tƣơi đẹp.

Nguồn tài chính của Quỹ:

Quỹ Giải thƣởng KOVA đƣợc tạo nên từ hai nguồn chủ yếu, đó là trích từ quỹ phúc lợi của Tập đoàn Sơn KOVA và một phần nguồn kinh phí do các tổ chức quốc tế tự nguyện đóng góp.

Nhà bảo trợ Quỹ:

PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe - Giám đốc Tập đoàn Sơn KOVA đồng thời là Giám đốc Quỹ Giải thƣởng là nhà bảo trợ chính của Quỹ.

Đối tƣợng hỗ trợ của Quỹ:

Tất cả sinh viên các trƣờng Đại học công lập (hệ đại học chính quy), cán bộ và công dân ở mọi lứa tuổi, tập thể hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn phù hợp với nội dung giải thƣởng đều có quyền đăng ký tham gia giải thƣởng hàng năm. Giải thƣởng KOVA luôn ƣu tiên đối tƣợng là phụ nữ và ngƣời Dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.

56

Phƣơng thức hỗ trợ:

Hàng năm, Quỹ tổ chức trao các Giải thƣởng bằng tiền mặt cho những đối tƣợng đủ tiêu chuẩn.

Quản lý tài sản và tài chính của Quỹ:

Tài sản và tài chính của Quỹ do Giám đốc Quỹ trực tiếp điều hành và kiểm soát định kỳ hàng năm theo quy định của Pháp luật.

12 năm qua, Lễ trao Giải thƣởng KOVA đƣợc tổ chức rất long trọng vào quý IV hàng năm với sự tham gia của Phó Chủ tịch nƣớc, lãnh đạo các Bộ, ngành TW, nhiều đại biểu trong nƣớc và quốc tế cùng các cơ quan thông tấn báo chí. Đến nay, Ủy ban Giải thƣởng KOVA đã tổ chức trao giải 12 lần tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cho hàng ngàn cá nhân và tập thể trên khắp cả nƣớc với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng, góp phần to lớn vào việc ƣơm mầm tài năng cho đất nƣớc. Riêng với hạng mục giải thƣởng “Triển vọng” dành cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đạt thành tích xuất sắc trong học tập, Quỹ đã trao:

Năm 2010: 10 giải Năm 2011: 09 giải Năm 2012: 16 giải Năm 2013: 27 giải Năm 2014: 26 giải

Mỗi giải đƣợc tặng thƣởng bằng tiền mặt trị giá 10.000.000 đồng.

2.4.4. Đánh giá chung

Trên đây tác giả đã chọn lựa 03 Quỹ có tính tiêu biểu và có sức ảnh hƣởng lớn tới cộng đồng để đúc rút bài học kinh nghiệm, từ đó áp dụng có chọn lọc để xây dựng mô hình Quỹ phù hợp với điều kiện Trƣờng ĐHKHTN. Sau đây là phần tổng hợp những thuận lợi, khó khăn của từng quỹ cũng nhƣ tác dụng và hạn chế của từng loại quỹ.

57

Bảng 2.15. Bảng tổng hợp thuận lợi, khó khăn, tác dụng và hạn chế của các Quỹ hỗ trợ ngƣời học NCKH

Tên Quỹ Thuận lợi Khó khăn Tác dụng Hạn chế VIFOTEC Có nguồn vốn thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc Sinh viên khó tiếp cận do các điều kiện của Quỹ khá chặt chẽ Hỗ trợ sinh viên NCKH thông qua các suất học bổng, giải thƣởng Chƣa có cơ chế đầu tƣ tài chính (cấp vốn trƣớc) để sinh viên thực hiện ý tƣởng sáng tạo. Quỹ Euréka Có nguồn vốn ban đầu do ngân sách Thành phố cấp

Hỗ trợ sinh

viên NCKH

thông qua giải thƣởng Chƣa có cơ chế đầu tƣ tài chính (cấp vốn trƣớc) để sinh viên thực hiện ý tƣởng sáng tạo Giải thƣởng KOVA Nguồn vốn chính là từ quỹ phúc lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 51)