Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng (Trang 34 - 38)

20 Xem Trần Đình Nhã Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội “Hoàn thiện cơ sở pháp

3.1.1.1.Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự

hình sự

- Về việc có mặt theo giấy triệu tập của người làm chứng

Theo ước tính của các cơ quan chức năng, có khoảng 20% trong tổng số các vụ án xảy ra thời gian qua được phát hiện nhờ có sự tham gia của người dân và tuyệt đại đa số vụ án xảy ra đều có người làm chứng… Với nghĩa vụ công dân, những người làm chứng đã tích cực phối hợp với cơ quan tố tụng làm rõ tội phạm và người phạm tội, áp dụng các hình thức xử lý đúng quy định23.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều vụ án hình sự, người làm chứng tỏ ra e ngại trong việc hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng nên khi được triệu tập đã không có mặt. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là người làm chứng bị tác động từ phía đối tượng (người làm chứng bị đe dọa, mua chuộc...). Mặc dù chưa có cơ quan, đơn vị nào có báo cáo hoặc thống kê chính thức về tình hình đe doạ, xâm hại đối với người làm chứng trong vụ án hình sự, nhưng qua nghiên cứu một số vụ án xảy ra, có thể xác nhận những tác động của người phạm tội hoặc thân nhân của họ như mua chuộc, đe dọa, gây thiệt hại là có thật và là nguyên nhân dẫn đến một số vụ án hình sự không được làm rõ hoặc không được xử lý triệt để và dẫn đến các kết quả tiêu cực khác. Trong một số vụ

23 Xem Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội “Hoàn thiện cơ sở pháp

lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự”

http:www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/hanh-chinh-hinh-su-tu-phap/hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-bao-ve- nguoi-to-giac-nguoi-lam-chung-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-hinh-su-1).

án, với thủ đoạn che giấu tội phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực hiện các hành vi bạo lực, kẻ phạm tội đã khiến công dân hoang mang, lo sợ, không dám ra làm chứng, dẫn đến những vụ án này không được xử lý triệt để, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sa vào tình trạng ra các quyết định không chính xác so với thực tế của vụ án. Có thể tạm thời xác định các hành vi tác động đến người làm chứng trên thực tế được coi là phổ biến bao gồm:

- Mua chuộc người làm chứng: Được hiểu là việc người phạm tội hoặc thân nhân của họ sử dụng lợi ích vật chất hay những lợi ích khác để tác động tới người làm chứng để họ không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Đây là thủ đoạn được sử dụng phổ biến nhất và người làm chứng từ chối khai báo hoặc khai báo không khách quan, khai báo theo hướng có lợi cho kẻ mua chuộc, dẫn đến việc cơ quan tiến hành tố tụng không đủ căn cứ để xử lý đối tượng gây án hoặc xử lý không chính xác, xử lý theo hướng giảm nhẹ.

- Khống chế, đe dọa người làm chứng: Được hiểu là việc người phạm tội hoặc thân nhân của họ lợi dụng những yếu điểm về thể chất, quan hệ huyết thống, bí mật về đời tư của người làm chứng để tác động, làm cho họ lo sợ bị tiết lộ, hoặc sẽ bị xâm hại nếu cung cấp thông tin về tội phạm cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Trả thù người làm chứng: Được hiểu là trường hợp người phạm tội hoặc thân nhân của họ trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba cố ý gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản cho người làm chứng hoặc người thân thích của họ do việc họ đã hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng. Trả thù không những gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản cho người làm chứng mà còn gây lo lắng, sợ hãi trong công chúng, làm cho họ không dám tố giác, làm chứng trong các vụ án sau đó, cũng như gây ra sự thiếu tin tưởng vào khả năng bảo vệ công dân của các cơ quan nhà nước. Đây có lẽ là thiệt hại nặng nề nhất mà công lý phải chịu.

Thực tiễn xét xử ở nước ta cho thấy trong nhiều vụ án lớn liên quan đến băng nhóm xã hội đen như vụ án Phúc bồ, Khánh trắng (Hà Nội), Năm Cam (TP. Hồ Chí Minh) thì gần như những người làm chứng được tòa án triệu tập đã không có mặt. Gần đây trong một vụ án về tội cố ý gây thương tích Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã phải hoãn phiên tòa vì vắng mặt nhiều người làm chứng quan trọng. Sau đó Tòa xuống địa phương xác minh và làm việc với từng người làm chứng. Họ đều khẳng định đã nhiều lần khai với cơ quan điều tra về các tình tiết của vụ án, cam đoan lời khai của mình là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình nhưng kiên quyết từ chối ra tòa. Họ giải thích trong vụ án còn có một người đi theo “bảo kê” cho bị cáo nhưng cơ quan điều tra không làm rõ lai lịch và vai trò của người này trong vụ án. Vì ngại “người chưa lộ mặt ” này nên họ không dám ra tòa làm chứng. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho rằng áp dụng dẫn giải người làm chứng trong trường hợp này là “làm khó” cho họ24. Hay như vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc Láng - Hòa Lạc (Vụ án ôtô đâm chết 02 học sinh lớp 9 Phạm Phương Linh và Phạm Anh Thư xảy ra ngày 19/11/2001, trên đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, Hà Nội. Thủ phạm gây tai nạn là Phạm Hồng Quân, con trai một trung tá cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội), tại phiên tòa phúc thẩm ngày 18/04/2007, chỉ có 15/50 nhân chứng được HĐXX triệu tập có mặt tại phiên tòa. Nhiều nhân chứng quan trọng vắng mặt đều không có lý do25. Một phiên tòa khác cũng tại Hà Nội được báo chí phản ánh vì sự vắng mặt của người làm chứng với lý do người làm chứng bị đe dọa. Vụ án xét xử bị cáo Đặng Đình Tiến, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm, Hà Nội bị tố cáo có hành vi đòi tiền, ép buộc gia đình anh Nguyễn Văn Tình phải nộp 30 triệu đồng để Tiến "lo chạy" cho gia đình anh Tình thắng kiện trong vụ kiện dân sự tranh chấp mốc giới đất ở giữa gia đình anh Tình và gia đình hàng xóm là chị Nguyễn Thị Khánh. Trong vụ án tranh chấp này Tiến được cơ quan phân công giám sát. Gia đình nhân chứng Nguyễn Thị Khánh đã

24 Xem Nguyễn Thái Phúc, Đại học luật TP Hồ Chí Minh “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm

chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, , số 3 năm 2000

25 Xem http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hon-30-nhan-chung-vang-mat-vu-xu-tai-nan-Lang-Hoa-

có một viết thư tay gửi đến Hội đồng xét xử trình báo nội dung: Khi gia đình bà Khánh chuẩn bị đến dự phiên tòa thì trước khi đi có một cuộc điện thoại nặc danh gọi vào điện thoại của gia đình, với nội dung đe dọa: "Nếu em tôi (ý nói KSV Đặng Đình Tiến) có làm sao thì vợ chồng chị sẽ đứng đường" - vì lo sợ bị đe dọa trả thù, nên gia đình bà Khánh đã không dám tới dự phiên tòa nói trên. Do sự vắng mặt của nhân chứng Nguyễn Thị Khánh nên Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên hoãn phiên tòa vì bị cáo Đặng Đình Tiến đòi phải cho đối chất với nhân chứng Khánh và vợ chồng anh Nguyễn Văn Tình26.

Bên cạnh việc bị tác động từ phía đối tượng, nhiều người làm chứng chưa hiểu được nghĩa vụ của mình nên vẫn còn có thái độ dửng dưng hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng. Tìm hiểu thực tế tại TAND Huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trong năm 2009 trong tổng 26 vụ án hình sự có tất cả 28 người làm chứng được triệu tập nhưng chỉ có 10 người có mặt tại tòa, 18 người vắng mặt đều không có lý do. Đặc biệt trong một vụ án cướp giật tài sản, tòa triệu tập 07 người làm chứng nhưng cả 07 người này đều vắng mặt. Năm 2010 có 20 vụ án hình sự nhưng chỉ có 08 nhân chứng có mặt khi được tòa triệu tập, 06 nhân chứng vắng mặt cũng đều không có lý do. Tìm hiểu cho thấy đa phần người làm chứng vắng mặt đều cho rằng trước đó họ đã khai tại cơ quan điều tra nên giờ không cần phải ra tòa khai thêm lần nữa vì mất thời gian, ảnh hưởng tới công việc. Nhiều người trong số họ còn không biết mình phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, khó khăn trong việc đi lại, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp nên triệu tập người làm chứng là việc làm khó khăn, việc dẫn giải người làm chứng cũng không phải là việc làm dễ dàng nên các vụ án mà người làm chứng vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành xét xử dựa trên những lời khai trước đó của người làm chứng tại cơ quan điều tra. Điều này đã vi phạm nguyên tắc “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên

tòa” (Khoản 3 Điều 222 BLTTHS năm 2003). Thái độ thờ ơ này không những gây ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật mà còn ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

- Về việc thực hiện nghĩa vụ khai báo của người làm chứng

Khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đa phần người làm chứng đều tích cực hợp tác trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tình trạng người làm chứng có thái độ bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực. Tình trạng này thường thấy trong các vụ án mà người làm chứng có mối quan hệ họ hàng, quen biết, quan hệ công việc với bị can, bị cáo, người bị hại hoặc do người làm chứng bị tác động như trả thù, đe dọa, mua chuộc. Do đó, người làm chứng thường không có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập, khai báo một cách qua loa, không đầy đủ, không đúng những gì mình biết về vụ án. Trong một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh những người làm chứng ban đầu đã khai báo đúng sự thật khách quan của vụ án nhưng sau đó tại phiên tòa phúc thẩm do bị gia đình người gây tai nạn mua chuộc nên một số người làm chứng đã vắng mặt tại phiên tòa, một số khác lại khai báo khác hẳn so với phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã phải quyết định hoãn phiên tòa27. Điều này đã gây khó khăn trong việc làm sáng tỏ vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải điều tra, xác minh lại những tình tiết đó, kéo dài thời gian giải quyết vụ án và ảnh hưởng tới công việc của những người liên quan (người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người giám định, người phiên dịch, Hội thẩm nhân dân...), gây tốn kém về kinh phí.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng (Trang 34 - 38)