Việc các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm các quyền hợp pháp của người làm chứng trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng (Trang 38 - 40)

20 Xem Trần Đình Nhã Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội “Hoàn thiện cơ sở pháp

3.1.1.2.Việc các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm các quyền hợp pháp của người làm chứng trong tố tụng hình sự

của người làm chứng trong tố tụng hình sự

- Về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp cho người làm chứng

Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực cho đến nay, những quy định về bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự không những chưa được hướng

dẫn chi tiết, mà trên thực tế vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, mặc dù trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự đã xuất hiện rất nhiều tình huống cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đều biết mình có trách nhiệm phải bảo vệ những người này khỏi sự đe doạ hoặc xâm hại từ phía người phạm tội hoặc thân nhân của họ, nhưng do chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục, biện pháp và cơ sở vật chất, lực lượng tiến hành bảo vệ, kinh phí phục vụ cho công tác này, nên còn lúng túng trong việc quyết định và triển khai các biện pháp bảo vệ. Luật cũng như chưa có quy định trong những trường hợp cụ thể nào thì người làm chứng cũng như người thân thích của họ được bảo vệ như trong quy định tại khoản 5 Điều 211 BLTTHS năm 2003 “Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người thân của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Trường hợp bản thân họ từ chối bảo vệ hoặc vi phạm thoả thuận được bảo vệ thì xử lý ra sao? Do vậy, trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra tự xét thấy người làm chứng thực tế bị đe dọa thì tùy theo khả năng của mình mà áp dụng một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn như tiến hành tổ chức bảo vệ, truy tìm kẻ đe dọa… Trường hợp đã có hành vi trả thù thì tiến hành xem xét, khởi tố vụ án. Nghiên cứu, tìm hiểu tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị chuyên trách của Bộ Công an về vấn đề này, cho đến nay chưa có cơ quan, đơn vị chức năng nào tổ chức một cách chủ động, bài bản việc bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự theo như quy định của pháp luật, đặc biệt là áp dụng các biện pháp “tốn kém” như tổ chức lực lượng bảo vệ thường xuyên, thay đổi nhân dạng, thay đổi chỗ ở, cho xuất cảnh và tạo các điều kiện cần thiết để ổn định cuộc sống mới28. Một số ít trường hợp xét thấy nguy cơ thực tế xâm hại có thể xảy ra đối với nhân chứng, thì Toà án không cho mời nhân

28 Xem Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội “Hoàn thiện cơ sở pháp

lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự”

(http:www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/hanh-chinh-hinh-su-tu-phap/hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-bao-ve- nguoi-to-giac-nguoi-lam-chung-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-hinh-su-1).

chứng tham gia phiên toà, và khi công bố lời khai, Toà án không nêu tên, họ của nhân chứng mà chỉ nêu nội dung lời khai, các tình tiết của vụ án, ngày giờ cơ quan điều tra lấy lời khai, số bút lục trong hồ sơ… nhằm bảo vệ người làm chứng khỏi sự trả thù của người phạm tội hoặc thân nhân của họ.

Gần đây, dư luận đang quan tâm việc hai nhân chứng quan trọng trong vụ án chó bécgiê cắn người ở Đắk Lắk là chị Nguyễn Thị Thanh Trâm và Giang Thị Bích Điệp từ chối có mặt theo giấy triệu tập của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột với lý do đưa ra là sợ nguy hiểm đến tính mạng, Chị Trâm và chị Điệp đã đưa ra được những cơ sở cho thấy việc làm chứng có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân, do đó căn cứ vào điểm a khoản 3 điều 55 BLTTHS, hai chị có quyền yêu cầu Viện Kiểm sát bảo vệ mình khi tham gia quá trình cung cấp lời khai. Tuy nhiên, đến nay ngoài việc gửi giấy triệu tập, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột chưa đưa ra bất kỳ biện pháp cụ thể nào để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho các nhân chứng29. Qua trường hợp cụ thể nêu trên, có thể thấy tính khả thi của pháp luật trong nhiều trường hợp vẫn còn rất thấp. Nói cách khác, giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng còn khoảng cách rất lớn.

- Về việc giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của người làm chứng

BLTTHS năm 2003 quy định cho người làm chứng có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhưng rất ít người làm chứng thực hiện quyền được khiếu nại này của mình, ít có trường hợp nào người làm chứng khiếu nại hành vi của điều tra viên hay thẩm phán đã quên không giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ hoặc giải thích không đầy đủ, không chính xác. Vì có khiếu nại thì cũng không nhận được sự trả lời từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, nếu có thì rất lâu, chung chung và không có hiệu quả30.

29 Xem http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/368579/Nhan-chung-co-quyen-duoc-bao-ve.html.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng (Trang 38 - 40)