Định hướng hoàn thiện BLTTHS nhằm đảm bảo hơn nữa quyền của người làm chứng trong hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng (Trang 44 - 45)

32 Xem Đinh Thế Anh, Học viện cảnh sát nhân dân “Một số vấn đề cần chú ý về tâm lý xã hội của người làm

3.2.1.1.Định hướng hoàn thiện BLTTHS nhằm đảm bảo hơn nữa quyền của người làm chứng trong hoạt động tố tụng hình sự

quyền của người làm chứng trong hoạt động tố tụng hình sự

Để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, bảo đảm hơn nữa quyền của người làm chứng, Bộ luật tố tụng hình sự cần định hướng vào các vấn đề sau:

* Lấy xuất phát điểm của việc bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự là dựa trên những nguyên tắc đã được thừa nhận về mặt quốc tế như quyền được sống, quyền được hưởng tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đằng trước pháp luật, bình đẳng trước tòa án và quyền được pháp luật bảo vệ. BLTTHS cần có sự mở rộng hơn nữa quyền của người làm chứng trên cơ sở các nguyên tắc hiến định như:

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản ...

- Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự nói riêng là nhiệm vụ chung của cả hệ thống pháp luật của nước ta. Vì Hiến pháp là đạo luật cơ bản do đó việc nâng cao vai trò của hiến pháp đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân (trong đó có người

làm chứng) cần được đẩy mạnh dựa trên quan điểm của đảng và Nhà nước ta quan tâm tới mọi mặt đời sống của con người.

* Việc bổ sung những quy định về bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự phải tuân theo các mục tiêu sau:

- Phản ánh được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo đúng mục tiêu coi con người và lợi ích của con người luôn là trọng tâm của mọi chính sách và pháp luật.

- Trong tố tụng hình sự phải coi trọng và xác định đúng vị trí, vai trò của người làm chứng trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm và nhiệm vụ của BLTTHS phải đảm bảo cho người làm chứng phát huy quyền làm chủ và bảo đảm các quyền tự do.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng lấy con người và lợi ích của con người là trung tâm, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và mở rộng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Phát triển hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân bao gồm: các quy phạm hiến pháp và các quy phạm luật thường. Các quy phạm luật và các quy phạm dưới luật phải được ban hành phù hợp với quy phạm hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.

- Để đảm bảo quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phầm của người được triệu tập làm chứng trong vụ án hình sự, cần có chương trình bảo vệ nhân chứng cả sau quá trình tố tụng đối với cả những người thân thích của họ.

* Cần có cơ chế bảo đảm các quyền của người làm chứng theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng, phải bằng mọi biện pháp đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền luật định của mình một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng (Trang 44 - 45)