Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 30 - 32)

8.1. h n t ch tài liệu

Sưu tầm tài liệu, đọc và phân tích những tài liệu có sẵn như các đề tài nghiên cứu; các luận văn tiến sỹ, thạc sỹ; báo cáo khoa học, bài báo của các nhà nghiên cứu nước ngoài; các bài báo của các nhà nghiên cứu trong nước đăng trên các tạp chí khoa học xã hội (tạp chí Xã hội học, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,…), các bài báo trên mạng internet có liên quan đến vấn đề vốn xã hội, nguồn nhân lực.

8.2. hương pháp trưng cầu ý kiến

Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp chủ yếu được dùng trong nghiên cứu này, đây là phương pháp định lượng. Nghiên cứu đã đưa ra bảng hỏi với các phương án cho người trả lời để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đề tài. Bảng hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm 22 câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ phía người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được tiến hành xử lý và các câu thu thập thông tin từ phía người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội SPSS 16.0. Các kết quả thu được sẽ được sử dụng làm căn cứ chính để nghiên cứu và phân tích. Trong nghiên cứu này tôi phát ra 200 bảng hỏi.

Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là nguồn lao động trong độ tuổi 15 – 34, với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu.

Nội dung bảng hỏi gồm các thông tin:

- Đặc điểm nhân khẩu: Giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, tuổi...

- Đặc điểm vốn xã hội của cá nhân: Mạng lưới xã hội, chuẩn mực xã hội (các mối quan hệ, sự tin cậy,...), các chế tài,...

Bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là những người trong độ tuổi 15- 34 là lực lượng lao động trẻ tại phường Đại Kim, với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin về vốn xã hội phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu.

Nguyên tắc chọn mẫu: Do khó khăn của địa bàn nghiên cứu trải rộng, phức tạp và tiếp cận không thuận lợi nên đề tài nghiên cứu lựa chọn cách chọn mẫu thuận tiện, tuy nhiên người nghiên cứu vẫn cố gắng đảm bảo cơ cấu hợp lý về số lượng, độ tuổi và nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu.

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu

STT Tiêu chí Tỷ lệ (%) 1. Tuổi 15-19 2 20-24 32 25-29 46 30-34 20 2. Giới tính Nam 46 Nữ 54 3. Học vấn Mù chữ 0 Hết tiểu học 0 Hết trung học cơ sở 0 Hết trung học phổ thông 100 4. Trình độ chuyên môn

Không có chuyên môn 6

Trung cấp, cao đẳng 20

Đại học 60

Sau đại học 14

8.3 hỏng vấn s u

Ngoài việc phân tích trên một phần dữ liệu từ đề tài, chúng tôi phỏng vấn sâu thêm 15 trường hợp (dùng băng ghi âm). Đối tượng phỏng vấn sâu là

người dân, cán bộ phường trong độ tuổi 15 – 34 tuổi. Phỏng vấn sâu sẽ cung cấp những ý kiến, đánh giá sâu hơn của NTL về cách tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ. 15 người được phỏng vấn đều có sự khác biệt về học vấn, nghề nghiệp, thâm niên công tác...

8.4. Quan sát

Phương pháp quan sát chủ yếu được sử dụng kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu nhằm làm sâu sắc thêm các thông tin nghiên cứu hoặc kiểm chứng thông tin. Quan sát các sinh hoạt cộng đồng, các buổi văn hóa, thể thao diễn ra trên địa bàn nhằm đánh giá mức độ tham gia của nguồn nhân lực trẻ vào cac hoạt động này ra sao…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 30 - 32)