Lý do của việc thăng chức, bổ nhiệm của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 95 - 98)

Tỷ lệ

Thông qua bỏ phiếu tín nhiệm 20,9

Dựa vào chế tài (thưởng/ phạt) đối với sự phấn đấu của mỗi cá nhân

2,3

Dựa vào mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo

14

Do năng lực cá nhân trong công tác 48,8

Không biết 7

Khó nói 7

Yếu tố khác 7

Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 48,8% trong số 172 NTL cho rằng việc thăng chức, bổ nhiệm của cá nhân trong cơ quan, đơn vị là do năng lực cá nhân trong công tác. Điều đó đồng nghĩa với việc, một người có năng lực, được đánh giá cao về mặt chuyên môn sẽ có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Các nguyên nhân tác động đến việc cá nhân được thăng tiến theo ý kiến của NTL còn gồm thông qua bỏ phiếu tín nhiệm (20,9%); dựa vào chế tài thưởng phạt đối với sự phấn đấu của mỗi cá nhân (2,3%); dựa vào mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo (14%). Đây là các yếu tố được tạo nên từ nguồn lực của vốn xã hội. Như vậy là, bên cạnh năng lực chuyên môn bên trong mỗi con người, thì những yếu tố khách quan cũng tác động đến sự thăng tiến. Việc bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm vị trí, theo đó cá nhân nào được số phiếu ủng hộ cao sẽ giành phần thắng. Chính thông qua cách thức này mới thấy được vai trò quan trọng của việc có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Bởi chính những người đồng nghiệp là người bỏ phiếu quyết định kết quả. Chế tài thưởng phạt

đối với sự phấn đấu của cá nhân, áp dụng cho các thành viên trong cơ quan, đơn vị, trong đó có quy định về khen thưởng, có quy định xử phạt rõ ràng. Cùng với đó, quan hệ với lãnh đạo cũng là một trong những nguyên nhân tác động tới sự thăng chức, bổ nhiệm của cá nhân.

“Việc có quan hệ th n thiết với sếp có vai trò rất lớn Những người được sếp ưu ái, việc thăng quan, tiến chức bao giờ cũng thuận lợi, dễ dàng hơn những người khác”

(PVS, Nữ, 27 tuổi, Công chức)

“Chủ yếu là dựa vào th m niên công tác và năng lực cá nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò của việc có mối quan hệ tốt, thể hiện ở chỗ, nếu hai người có chuyên môn giỏi như nhau, nhưng người nào mềm dẻo, được lòng sếp và đồng nghiệp sẽ được ủng hộ hơn chứ.”

(PVS, Nam, 28 tuổi, Kỹ sư) Xuất phát từ vai trò của lãnh đạo là người chỉ đạo chung mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, quyết định của người lãnh đạo mới là quyết định cuối cùng. Thậm chí, quyết định của các cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị cũng bị chi phối từ quyết định chung của lãnh đạo.

Theo hướng phân tích này, có thể nhận thấy một điều rõ ràng là nguồn lực từ vốn xã hội có tác động tích cực đến sự thăng chức, bổ nhiệm của cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Sự tác động ở đây theo hướng là người có mối quan hệ tốt có cơ hội được lựa chọn nhiều hơn trong việc thăng chức, bổ nhiệm. Chính vì vậy, mỗi cá nhân trước hết cần hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao, đồng thời sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết; thường xuyên cập nhật kiến thức và các kỹ năng hỗ trợ cho công việc, đăng ký học thêm các khóa ngắn hạn về nghiệp vụ hay ngoại ngữ; lắng nghe và học hỏi thêm những kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cấp trên, nhất là lĩnh vực mà cá nhân quan tâm, có hứng thú; đặc biệt, duy trì và tạo thêm nhiều mối quan hệ với đồng nghiệp cũng như với những người bạn mà có dịp tiếp xúc qua

công việc. Những mối quan hệ này có thể chưa có tác dụng ở hiện tại nhưng có thể sẽ tạo ra nhiều cơ hội về sau. Các cơ quan, đơn vị trong quá trình đề bạt cán bộ, bổ nhiệm các vị trí cần đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên với nhau.

Theo số liệu khảo sát của luận văn, 76,7% trong số 172 NTL cho rằng trong cơ quan, đơn vị có những thành viên được lãnh đạo ưu ái, quan tâm hơn những người khác. Như vậy, họ đã được thuận lợi hơn những người khác trong mọi vấn đề tại cơ quan, đơn vị.

Biểu đồ 3.4. Người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm hơn những người khác (%)

76.7 23.3

Có Không

Những người được lãnh đạo quan tâm có lợi thế hơn các thành viên khác trong cơ quan, đơn vị. So với các cá nhân khác thì rõ ràng người được ưu ái sẽ có cơ hội được cử đi học, cơ hội thăng tiến cao hơn.

“Được sếp ưu ái thì còn gì bằng, đi đ u sếp cũng cử đi cùng, làm việc gì cũng thuận lợi, đề xuất ý kiến gì cũng được xem xét ủng hộ”.

(PVS, Nam, 34 tuổi, Công chức)

“Trong cơ quan chị, sếp của chị có dành sự ưu ái cho một số người th n thiết Khỏi cần nói cũng hiểu có quen th n với sếp thuận lợi như thế nào.”

Khi được hỏi những ai là người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm trong cơ quan, đơn vị. Các phương án trả lời được đưa ra, trong đó NTL có thể lựa chọn nhiều phương án. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.5 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 95 - 98)