Người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm hơn những người khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 97 - 99)

76.7 23.3

Có Không

Những người được lãnh đạo quan tâm có lợi thế hơn các thành viên khác trong cơ quan, đơn vị. So với các cá nhân khác thì rõ ràng người được ưu ái sẽ có cơ hội được cử đi học, cơ hội thăng tiến cao hơn.

“Được sếp ưu ái thì còn gì bằng, đi đ u sếp cũng cử đi cùng, làm việc gì cũng thuận lợi, đề xuất ý kiến gì cũng được xem xét ủng hộ”.

(PVS, Nam, 34 tuổi, Công chức)

“Trong cơ quan chị, sếp của chị có dành sự ưu ái cho một số người th n thiết Khỏi cần nói cũng hiểu có quen th n với sếp thuận lợi như thế nào.”

Khi được hỏi những ai là người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm trong cơ quan, đơn vị. Các phương án trả lời được đưa ra, trong đó NTL có thể lựa chọn nhiều phương án. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5. Người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm (%)

Tỷ lệ

Người thân của lãnh đạo 36,4

Người có người thân trong gia đình quan hệ thân thiết với lãnh đạo

18,2

Người có năng lực và làm việc cần cù 24,2

Người có quan hệ ràng buộc trong công việc với lãnh đạo

9,1

Người khéo léo trong ứng xử 54,5

Người khác nữa 9,1

Chiếm tỷ lệ cao nhất, 54,5% trong số 172 NTL cho rằng người khéo léo trong ứng xử là người được lãnh đạo ưu ái, quan tâm. Khả năng khéo léo của mỗi người khác nhau. Nhưng trong quá trình làm việc thì một người nói năng dễ nghe, hợp với lòng người sẽ tốt hơn rất nhiều so với một người nói năng bốp chat. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của sự khéo léo trong ứng xử. Kỹ năng ứng xử hay cũng là nghệ thuật giao tiếp, đòi hỏi phải được rèn luyện qua thời gian. Người thân của lãnh đạo cũng là đối tượng được lãnh đạo ưu ái, có 36,4% trong số 172 NTL lựa chọn phương án này. Người có năng lực, làm việc cần cù được lãnh đạo ưu ái, quan tâm (24,2%) cho thấy đã có sự đề cao năng lực chuyên môn của cá nhân cũng như sự nỗ lực cố gắng của họ. Bên cạnh đó, người có người thân có quan hệ thân thiết với lãnh đạo (18,2%), người có mối quan hệ ràng buộc trong công việc với lãnh đạo (9,1%) cũng được ưu ái so với thành viên khác trong cơ quan, đơn vị.

“Những người được lãnh đạo ưu ái là những người khéo léo, giỏi giang. Họ biết chiều lòng sếp, biết phục vụ sếp một cách tận tình.”

(PVS, Nữ, 27 tuổi, Công chức)

“Thường người được ưu ái thì đó là những người đã làm lâu, có mối quan hệ cực kỳ tốt với các sếp, thân thiết như anh em, còn các nh n viên trẻ thì tùy vào sự khéo léo trong cư xử, nhưng không có chuyện ưu ái nhiều đ u Công việc là công việc mà, áp lực lên mọi người là như nhau ”

(PVS, Nữ, 26 tuổi, Nhân viên kinh doanh) Như vậy, có thể thấy vai trò của vốn xã hội đó là tạo sự ưu ái đối với cá nhân. Sự ưu ái này phần nào khích lệ các cá nhân trong cơ quan, đơn vị cố gắng nỗ lực vì mục tiêu phát triển chung. Từ đó, hiệu quả công việc của tập thể được nâng cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 97 - 99)