Nghề nghiệp của NTL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 67 - 70)

9.3 18.6 55.8 16.3 0 10 20 30 40 50 60

Công nhân Công chức, viên chức

Kinh doanh Nghề khác

Từ số liệu điều tra có thể thấy tỷ lệ NTL làm công việc kinh doanh là hơn ½ trong số 172 NTL hiện đang làm việc. Quá trình PVS cho thấy công việc kinh doanh ở đây có thể là kinh doanh tự do, buôn bán theo hộ gia đình, cũng có thể là làm lĩnh vực kinh doanh trong các công ty. Đối tượng kinh doanh ở đây khá đa dạng, có thể là những người không qua trường lớp đào tạo, chủ động bỏ vốn kinh doanh, buôn bán. Nhưng, thực tế, cũng có những trường hợp người lao động đã tốt nghiệp đại học, từng công tác trong cơ quan, đơn vị rồi chuyển hẳn sang làm kinh doanh.

Lúc mới ra trường, hồi ấy là năm 2006, anh đi làm nhiều việc lắm, đi dạy học, đi làm nh n viên kỹ thuật điện, rồi làm kinh doanh. Lúc ấy anh còn lên đến trưởng phòng kinh doanh của một công ty khá lớn rồi đấy, đến năm 2009 thì anh tự đứng ra kinh doanh, anh kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, thiết kế website, hiện nay anh đang muốn mở rộng ra cả lĩnh vực tổ chức sự kiện nữa, nói chung là thuộc lĩnh vực truyền thông em ạ”

Sự lựa chọn này được coi như là sự lựa chọn hợp lý với mỗi người nó cũng phù hợp với lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý. Theo đó, con người luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên sự tính toán về công cụ thực hiện, mục tiêu đạt được. Cũng chính vì thế, mỗi người lựa chọn loại hình công việc khác nhau. Có những người thích làm trong các cơ quan nhà nước bởi tính chất ổn định của công việc. Trong khi đó, người khác lại thích kinh doanh bởi “phi thương bất phú” hay công việc tự do và độc lập hơn. Trong quá trình lựa chọn loại hình công việc, có những sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình, bản thân.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, có nhiều công ty thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thu hút nhiều người lao động trẻ tuổi vào làm việc. Chỉ có 18,6% NTL là công chức, viên chức, loại công việc vốn được coi là ổn định, ít biến động. Với người lao động làm công nhân, kinh doanh, công việc của họ bấp bênh do đó cần tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về vốn, về các chế độ cho những người làm loại hình công việc này để tránh rủi ro. Như vậy mới có thể tạo điều kiện tốt nhất cho nguồn nhân lực làm trong các ngành nghề, được hưởng lợi ích và được đảm bảo sự ổn định trong công việc. Một lý do khiến người lao động là công chức, viên chức ít hơn là do thực tế đây là những công việc thường gặp khó khăn trong việc xét tuyển hơn, không phải ai cũng có thể vào các vị trí này chỉ thông qua con đường nộp hồ sơ, xét tuyển, thi cử v.v, thêm vào đó các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cũng không phải là nhiều so với các công ty, xí nghiệp, hộ kinh doanh...

Hơn nữa, dù người lao động làm công việc thuộc loại hình nào đi chăng nữa, họ vẫn cần mạng lưới xã hội để phát triển năng lực cũng như nghề nghiệp. Với mỗi loại hình công việc, sự thiết lập mạng lưới xã hội, các mắt lưới là khác nhau. Nhưng điềm chung là phải có sự liên kết, phối hợp đa ngành, đa chiều thì mới đem lại kết quả tối ưu cho công việc.

“Theo anh thì mức độ sử dụng mối quan hệ còn tùy thuộc vào tính chất của từng công việc. Nhưng quan điểm cá nhân anh cho rằng không có công việc nào không sử dụng các quan hệ xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay. Chỉ có điều mức độ có thể là khác nhau mà thôi.”

(PVS, Nam, 34 tuổi, Công chức) Điều này, đòi hỏi nguồn nhân lực trẻ phải thực sự chủ động, nhanh nhạy nhằm tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ để củng cố nghề nghiệp bản thân. Mạng lưới xã hội càng rộng, càng sâu thì người lao động có xu hướng nhận được càng nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các phía.

“Đương nhiên người có các mối quan hệ rộng, tốt sẽ rất thuận lợi cho xin việc sau khi ra trường và còn cho nhiều việc khác nữa. Vì thế việc xây dựng các mối quan hệ cho mình anh nghĩ là cần thiết. Nhất là đối với các bạn trẻ chuẩn bị tìm kiếm việc làm. Và phải xây dựng từ sớm, chuẩn bị ngay từ khi còn đi học càng tốt.”

(PVS, Nam, 34 tuổi, Công chức)

“Anh nghĩ rằng ngày nay cũng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, người lao động có rất nhiều thông tin để tìm kiếm việc làm. Họ có thể thông qua báo, đài, ti vi, các trang mạng. Tuy nhiên các mối quan hệ xã hội cũng đóng một vai trò nhất định. Chẳng hạn như thông qua bạn bè, người thân,...có thể giới thiệu cho mình một công việc Hơn nữa đối với những mối quan hệ thân thiết có thể đem lại một cơ hội tốt hoặc là thử thách ít đi trong quá trình tuyển dụng Đối với công việc hằng ngày thì việc có nhiều mối quan hệ có thể giúp cho công việc của mình tiến triển nhanh, thuận lợi. Chẳng hạn như khi mình đụng đến lĩnh vực nào đó mà mình có sẵn bạn bè, người quen rồi mình sẽ mất ít thời gian tìm hiểu, làm quen, đặt vấn đề, hơn Nói chung theo anh quan hệ xã hội rất hữu ích cho mỗi cá nhân.”

2.2.3. Mức độ phù hợp chuyên môn

Phần lớn NTL được đào tạo theo chuyên ngành khác nhau, có đến 94% trong số 200 NTL có trình độ chuyên môn. Tìm được một công việc phù hợp với chuyên môn là mong ước của hầu hết người lao động sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy không phải ai tốt nghiệp cũng có thể tìm được một công việc nào đó để kiếm tiền trang trải, để tích lũy kinh nghiệm. Nhưng cũng có những người chấp nhận tình trạng thất nghiệp để chờ đợi một công việc đúng với chuyên môn của mình. Vậy với 172 trong số 200 NTL có việc làm, họ có đang làm việc đúng với chuyên môn của mình hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 67 - 70)