Mức độ sử dụng mối quan hệ xã hội vào giải quyết công việc của NTL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 75 - 95)

phải có mối quan hệ thân thiết.

2.3.1. Mức độ sử dụng các mối quan hệ xã hội vào giải quyết công việc

Tùy vào ngành nghề khác nhau, mỗi người xây dựng cho mình mạng lưới các mối quan hệ xã hội phục vụ công việc. Xem xét mức độ sử dụng các mối quan hệ xã hội của người lao động trong giải quyết công việc để hiểu được liệu NTL có thường xuyên tận dụng mối quan hệ xã hội để có thể giải quyết công việc thuận lợi hơn hay không?

Bảng 2.5. Mức độ sử dụng mối quan hệ xã hội vào giải quyết công việc của NTL (%) của NTL (%)

Tỷ lệ

Không bao giờ nhờ vả ai 18,6

Thỉnh thoảng nhờ vả nếu tự thấy cần thiết 48,8

Thường xuyên nhờ vả, qua lại 7

Đôi khi, do không phải lúc nào muốn cũng được toại nguyện

23,3

Ý kiến khác 2,3

Kết quả khảo sát cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất, gần ½ trong số 172 NTL hiện có việc làm thỉnh thoảng nhờ vả khi thấy cần thiết. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai, 23,3% trong số 172 NTL đôi khi nhờ vả. Đáng chú ý, 18,6% trong số 172 NTL không bao giờ nhờ vả, tận dụng mối quan hệ xã hội vào giải quyết công việc. Chỉ 7% trong số 172 NTL thường xuyên nhờ vả, qua lại. Như vậy, phần lớn NTL chưa biết tận dụng thường xuyên các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ được tạo dựng và củng cố qua thời gian. Càng ngày con người càng tạo dựng cho mình mạng lưới các mối quan hệ dày đặc hơn. Việc duy trì, chăm sóc các mối quan hệ cá nhân trong xã hội là vô cùng cần thiết và đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên.

“Thường xuyên em ạ! Muốn bán được hàng lúc nào cũng phải đi nghe ngóng, mời mọc và tận dụng mọi mối quan hệ để giới thiệu mặt hàng và mời mọi người mua. Nói chung là phải thường xuyên gặp gỡ người này, người kia. Trước lạ sau quen hết em ạ! ”

(PVS, Nam, 28 tuổi, Kinh doanh thực phẩm) Điểm đặc biệt, nguồn nhân lực trẻ được khảo sát tại phường Đại Kim trong độ tuổi từ 15-34, và phần lớn là người trong nhóm tuổi 25-29. Với những người trẻ tuổi, thường ít va chạm trong cuộc sống nên còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm ứng xử, ít mối quan hệ. Chỉ khi họ ý thức được vai trò của việc có được các mối quan hệ, của mạng lưới xã hội thì họ mới chủ động, tích cực trong việc xây dựng mạng lưới xã hội của bản thân mình.

2.3.2. Mức độ cần thiết phải có mối quan hệ trong công việc

Nguồn nhân lực trẻ phường Đại Kim, phần lớn là chưa thường xuyên sử dụng mối quan hệ xã hội của bản thân trong công việc. Ý kiến của NTL về mức độ cần thiết phải có mối quan hệ trong công việc được xem xét ở các mức độ: không cần thiết, khá cần thiết, cần thiết, rất cần thiết, không ý kiến, thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.6. Mức độ cần thiết phải có mối quan hệ trong công việc theo ý kiến NTL (%) Tỷ lệ Không cần thiết 7 Khá cần thiết 32,6 Cần thiết 51,2 Rất cần thiết 4,7 Không ý kiến 4,7

Kết quả khảo sát cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2% trong số 172 NTL thấy rằng cần thiết phải có mối quan hệ trong công việc; 32,4% trong số

172 NTL thấy khá cần thiết phải có mối quan hệ; 4,7% trong số 172 NTL thấy việc có mối quan hệ là rất cần thiết. Như vậy, người lao động về cơ bản đã ý thức được sự cần thiết trong việc tạo dựng các mối quan hệ trong công việc. Nhiều người cho rằng kỹ năng quan trọng bậc nhất ngày nay để có thể thành công chính là kỹ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Một vài mối quan hệ có thể là quan hệ với cấp trên, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, để có được mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp thì không phải ai cũng làm được điều đó. Đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi phải được rèn luyện qua thời gian.

Chỉ có 7% trong số 172 NTL thấy không cần thiết phải có mối quan hệ thân thiết trong cơ quan. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng con số này cho thấy một bộ phận nhỏ người lao động vẫn chưa nhận thấy được vai trò tích cực của mối quan hệ đối với sự thành công của mỗi người. Mà những vai trò đó không phải ai cũng thấy được.

Nguồn nhân lực trẻ phường Đại Kim chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25- 29 tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy, không có sự khác biệt về tỷ lệ giới tính giữa nam giới và nữ giới trong cơ cấu nguồn nhân lực được khảo sát. Nguồn lao động trẻ có trình độ học vấn cao, 100% NTL tốt nghiệp THPT. Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực phường Đại Kim khá cao. Điều này cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực trẻ để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại phường Đại Kim. Phần lớn (86%) NTL đang đi làm, trong đó tỷ lệ NTL làm kinh doanh là cao nhất. Có 48,8% trong số NTL có việc làm, là làm đúng chuyên môn mà họ được đào tạo. Lý do NTL không làm đúng chuyên môn là do không thể xin được. Đây là vấn đề bức bối đã và đang diễn ra, cần được giải quyết trong thời gian tới. Nguồn nhân lực trẻ tại phường Đại Kim đã nhận thấy được sự cần thiết phải có mối quan hệ xã hội, họ đã có sự sử dụng mối quan hệ xã hội vào giải quyết công việc, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Do đó, cần phải có biện pháp giúp cho nguồn nhân

lực trẻ ý thức được vai trò và biết được cách tạo dựng các mối quan hệ xã hội, của việc sử dụng các mối quan hệ xã hội. Chỉ có vậy, vốn xã hội mới phát huy được vai trò của nó trong sự phát triển nguồn nhân lực.

năng, kinh nghiệm ứng xử, ít mối quan hệ. Chỉ khi họ ý thức được vai trò của việc có được các mối quan hệ, của mạng lưới xã hội thì họ mới chủ động, tích cực trong việc xây dựng mạng lưới xã hội của bản thân mình.

Tiểu kết: Như vậy, qua chương II chúng ta đã phần nào thấy được thực trạng về nguồn nhân lực trẻ tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Nguồn nhân lực trẻ tại đây khá dồi dào, có trình độ chuyên môn cao 100% tốt nghiệp trung học phổ thông, số lượng người học Đại học cũng rất lớn. Trong đó 86% người lao động có việc làm, chủ yếu tập trung làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên hơn một nửa 51,2% là làm việc không đúng chuyên môn. Người lao động có xu hướng chấp nhận thực tại này như một hiện thực xã hội. Qua khảo sát cũng đưa ra các chỉ báo chứng tỏ nguồn lao động trẻ ngày càng nhận thực rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng vốn xã hội vào giải quyết công việc tuy nhiên việc sử dụng thực tế còn chưa cao do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong chương tiếp theo kết quả nghiên cứu sẽ tiếp tục chỉ ra thực tế tại phường Đại Kim vốn xã hội đã tác động như thế nào đến sự phát triển nguồn nhân lực trẻ tại đây.

Chƣơng 3:

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ PHƢỜNG ĐẠI KIM

Nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực trẻ tại phường Đại Kim hiện nay có trình độ chuyên môn tốt. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trẻ ấy chưa thực sự tận dụng tốt vốn xã hội để phát triển chính bản thân mình, cũng như phát triển nghề nghiệp. Việc tìm hiểu tác động của vốn xã hội tới sự phát triển nguồn nhân lực trẻ là cần thiết nhằm thấy rõ sự tác động tích cực, tiêu cực của vốn xã hội, từ đó góp phần dự báo xu hướng tác động của vốn xã hội. Từ những dự báo đó, sẽ góp phần điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện hành cho phù hợp hơn.

Tác động của vốn xã hội tới sự phát triển nguồn nhân lực trẻ được thể hiện qua tác động tích cực và tác động tiêu cực. Luận văn xem xét tác động tích cực của vốn xã hội đối với sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ trong tìm việc và ký kết hợp đồng tuyển dụng, trong cơ hội học tập nâng cao năng lực chuyên môn và trong thăng tiến; tác động tiêu cực của vốn xã hội chính là tạo ra bất bình đẳng, mất cơ hội.

3.1. Tác động tích cực của vốn xã hội đối với việc phát triển nguồn nhân lực trẻ

Vốn xã hội là nguồn lực nằm trong quan hệ xã hội, được tạo ra, duy trì và sử dụng. Vốn xã hội bao gồm mạng lưới xã hội, chuẩn mực xã hội và chế tài (khen thưởng/ trừng phạt). Ở mặt tích cực, việc tạo ra, duy trì và sử dụng vốn xã hội có vai trò trong quá trình tìm việc, ký kết hợp đồng, trong cơ hội học tập nâng cao chuyên môn, trong thăng tiến. Khi vốn xã hội phát huy được vai trò tích cực sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nguồn nhân lực.

- Tạo điều kiện cho quá trình tìm việc làm và ký kết hợp đồng lao động được diễn ra nhanh hơn

Lao động là quá trình hoạt động tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người. Thông qua quá trình lao động, làm việc mà con người ngày càng hoàn thiện bản thân mình, ngày càng tạo ra cho chính mình và cho toàn xã hội những giá trị vật chất và tinh thần phong phú. Con người thực hiện lao động qua những công việc khác nhau, ngành nghề khác nhau. Nhưng dù là ngành nào đi chăng nữa thì vấn đề việc làm cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nguồn nhân lực trẻ tại phường Đại Kim đều trong độ tuổi lao động, do đó việc làm của họ cần được tìm hiểu như yếu tố chịu tác động của vốn xã hội.

Tìm việc làm

Xem xét vấn đề việc làm và ký kết hợp đồng lao động của nguồn nhân lực trẻ, thực tế là vẫn còn tỷ lệ nhỏ NTL hiện chưa có việc làm. Vậy, với những người hiện đang làm việc, công việc mà họ có được là do đâu? Họ tự tìm kiếm hay có sự hỗ trợ tìm việc? Người lao động đã biết tận dụng tốt các mối quan hệ xã hội để tìm việc hay chưa? Các chỉ báo quan trọng được đưa ra đó là thông qua tự tìm kiếm qua các kênh thông tin, có người quen giới thiệu công việc, người thân trong gia đình xin việc cho và qua cách khác.

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, cùng với sự phổ biến của internet, thông tin đến với người tiếp nhận dưới các hình thức đa dạng hơn. Thông tin liên quan đến tuyển dụng được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, đài phát thanh, báo chí, nhờ đó người lao động có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, rất nhiều đơn vị tuyển dụng tuyển nhân sự qua việc đăng tải thông tin và lựa chọn ứng viên qua mạng internet.

Biểu đồ 3.1. Sự hỗ trợ tìm việc đối với NTL (%) 32.4 32.4 5.9 41.1 20.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tự tìm kiếm qua các kênh thông tin

Có người quen giới thiệu

Người thân trong gia đình xin việc cho

Cách khác

Tỷ lệ NTL tự tìm kiếm việc làm qua các kênh thông tin (sách, báo, internet…) chiếm tỷ lệ cao nhất 41% trong số 172 NTL có việc làm). Tỷ lệ này cho thấy, người lao động đã có sự chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân. Chính sự chủ động, kiên trì tìm kiếm cơ hội đã góp phần mang lại thành công cho họ.

“Anh xem thông tin tuyển dụng trên mạng, rồi làm theo yêu cầu của họ, việc gửi hồ sơ trực tiếp qua mail, rất nhanh chóng và tiện lợi. Nếu được họ xét qua vòng gửi mail thì sẽ được hẹn đến gặp trực tiếp để phỏng vấn. Anh thấy việc tìm kiếm thông tin việc làm qua mạng internet là vô cùng hữu ích với các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học”

(PVS, Nam, 27 tuổi, nhân viên kinh doanh) Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sớm tìm được công việc phù hợp thông qua các cơ hội việc làm đăng tải trên báo chí, mạng internet. Quá trình tự tìm kiếm việc làm sẽ có những khó khăn đòi hỏi người lao động phải kiên trì, tận dụng mọi cơ hội có thể.

Có 32,4% trong số 172 NTL hiện có việc làm nhờ có người quen giới thiệu. Đây chính là thông qua các mối quan hệ, các mạng lưới xã hội để tìm việc. Người quen ở đây có thể hiểu là thầy cô giáo, bạn bè…Chính mạng lưới

xã hội này đã phát huy tác dụng quan trọng trong quá trình tìm việc của người lao động. Nhờ có mạng lưới quan hệ xã hội tốt, người lao động có thể tiếp cận và có được cơ hội làm việc tốt hơn, đỡ vất vả hơn rất nhiều so với việc tự mình tìm kiếm.

“Mình được anh bạn chơi th n giới thiệu vào làm ở công ty này nên không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Bản th n mình cũng th ch công việc này và có năng lực làm việc. Sau thời gian 1 tháng thử việc là mình được nhận vào làm”

(PVS, Nữ, 24 tuổi, nhân viên văn phòng) Có 20,6% trong số NTL có việc làm do gia đình xin việc cho. So với nhiều người khác thì họ là những người may mắn hơn khi gia đình có thể lo liệu công việc.

“Thời buổi kiếm việc khó khăn, nếu không có tiền và mối quan hệ thì rất khó có thể xin được công việc ổn định. Chị may mắn hơn vì gia đình chị có thể lo được việc ổn định ngay sau khi chị tốt nghiệp đại học nên không phải vất vả tìm kiếm các cơ hội như các bạn khác”

(PVS, Nữ, 27 tuổi, Công chức)

“Lúc mới ra trường thì cũng không khó khăn lắm em ạ! Vì hồi đó bố mẹ cũng đã định hướng cho anh và gia đình anh cũng có một chút quan hệ trong ngành Ra trường anh cũng đi làm luôn ”

(PVS, Nam, 34 tuổi, Công chức) Như vậy, trong quá trình tìm kiếm việc làm, vốn xã hội phát huy vai trò tích cực, tạo thuận lợi cho người lao động dễ dàng nắm bắt cơ hội, tạo sự tin tưởng. Người có quan hệ xã hội rộng lớn có nhiều cơ hội hơn trong quá trình tìm việc làm. Tuy nhiên, từ kết quả điều tra, có thể thấy người lao động chủ yếu tự tìm kiếm công việc. Họ chưa tạo dựng được cho mình nhiều mối quan hệ, đồng thời chưa phát huy hết khả năng tận dụng các mối quan hệ hiện có để có thể tìm kiếm cơ hội cho riêng mình. Việc tạo dựng mối quan hệ là rất

cần thiết, không chỉ trong quá trình tìm kiếm việc làm, mà còn giúp ích rất nhiều trong việc thăng tiến. Do vậy, bản thân mỗi người cần chủ động tạo dựng và duy trì một mạng lưới các mối quan hệ, nắm bắt các cơ hội, vận dụng tối đa các mối quan hệ mình đã tạo dựng.

Ký kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Về quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Liên quan đến hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, Bộ Luật Lao động 2012 quy định rất cụ thể bằng các điều luật. Điều 18 quy định nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động. Trong khoản 2 điều 16, đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 75 - 95)