Lý do NTL không làm đúng chuyên môn được đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 71 - 75)

Lý do N Tỷ lệ

Không thích làm đúng chuyên môn 0 0

Không thể xin được việc đúng chuyên môn 80 90,9

Đang trong giai đoạn thử thách 4 4,5

Lý do khác 4 4,5

Có 80 trong số 88 NTL hiện không làm đúng chuyên môn vì không thể xin được công việc đúng chuyên môn. Đây chính là thực tế hiện nay, khi mà người học nói chung, sinh viên nói riêng, sau khi tốt nghiệp khó có thể xin được công việc phù hợp với chuyên ngành mà họ được đào tạo.

Công việc của hiện tại của em thực ra là làm trái ngành. Em học kế toán ra nhưng không xin được vào đ u, ở nhà mãi cũng chán Em quyết định đi làm công nh n trong thời gian chờ đợi công việc phù hợp.”

(PVS, Nữ, 25 tuổi, Công nhân)

“Chị làm ở bộ phận Hành chính em ạ! Trước đ y chị cũng học trường Nh n văn đấy, chị học về Văn nhưng không xin được công việc hoàn toàn phù hợp nên chị làm công việc này, cũng gọi là có liên quan đôi chút đến giấy tờ và ổn định thế là được em ạ! Cũng không có lựa chọn nhiều để mà chọn.”

(PVS, Nữ, 32 tuổi, Nhân viên hành chính) Nguyên nhân của việc người học sau khi tốt nghiệp làm việc trái ngành gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan, chính là sự đào tạo của các trường hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của xã hội, cùng với đó là thực trạng thừa thầy thiếu thợ. Nguyên nhân chủ quan, từ chính bản thân sinh viên sau khi tốt nghiệp, đó là việc sinh viên thiếu các kỹ năng mềm. Chương trình đào tạo nặng về lý thuyết mà không chú trọng đến việc phát triển các kỹ năng cần thiết cho người học như

kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch….Do đó, việc một người tốt nghiệp ngành luật lại đi làm đầu bếp, một người tốt nghiệp báo chí lại đi bán bảo hiểm hay một người học công nghệ thông tin ra lại đi làm bồi bàn là có thật trong xã hội ngày nay. Họ chấp nhận làm các công việc trái ngành vì nhiều lý do, vì nhiều hoàn cảnh nhưng phổ biến nhất vẫn là do thất nghiệp, do không thể tìm được một công việc đúng chuyên ngành đã học.

Để khắc phục tình trạng này, cần có sự kết hợp của nhà trường, doanh nghiệp, và toàn xã hội, trong đó nhà trường cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, chú trọng đến việc thực hành nghề nghiệp và phát triển các kỹ năng mềm cho người học. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, có thể là cho người học thực tập với thời gian nhiều hơn tại các doanh nghiệp. Và hơn hết, người học phải tích cực, chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

2.2.4. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp hiện tại của nguồn nhân lực trẻ phường Đại Kim phường Đại Kim

Công việc hiện tại với nhiều yếu tố được thể hiện qua mức độ hài lòng của người lao động. Hơn ½ trong số 172 NTL là đang làm công việc không đúng chuyên môn mà họ được đào tạo, hay còn gọi là làm trái ngành với những lý do khác nhau. Với thực trạng như vậy thì họ có hài lòng với công việc của mình hay không, tại sao họ vẫn chấp nhận công việc đó? Mức độ hài lòng của họ với công việc như thế nào? Qua khảo sát thực tế tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội đưa ra kết quả nghiên cứu như sau:

Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về công việc hiện tại của NTL (%) (%) 7 20.9 2.3 32.6 27.9 9.3 0 5 10 15 20 25 30 35 Rất không hài lòng Không hài lòng Chấp nhận được Hài lòng Rất hài lòng Khó nói

Đề tài không khảo sát mức độ hài lòng đối với từng yếu tố trong công việc của NTL mà chỉ xem xét mức độ hài lòng với công việc nói chung. Với các mức độ được đưa ra: khó nói, rất hài lòng, hài lòng, chấp nhận được, không hài lòng, rất không hài lòng, kết quả khảo sát với 172 người hiện đang có việc làm, chiếm tỷ lệ cao nhất 32,6% trong số 172 NTL cảm thấy công việc hiện tại của họ là chấp nhận được. Có 2,3% trong số 172 NTL cảm thấy rất hài lòng với công việc hiện tại; 20,9% trong số 172 NTL thấy hài lòng với công việc họ đang làm.

“Với công việc hiện tại, có thể nói anh cảm thấy hài lòng, bởi nó phù hợp với ngành học mà anh đã được đào tạo. Mức lương hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu của anh, ngoài ra anh còn được thưởng vào dịp lễ, tết. Và nếu làm việc hiệu quả anh sẽ có thể được tăng lương cao hơn Ch nh môi trường làm việc năng động, với sự đãi ngộ thỏa đáng đã khiến anh có động lực làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty”.

(PVS, Nam, 27 tuổi, Nhân viên kinh doanh) Sự hài lòng về công việc được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có thể do họ được làm công việc đúng chuyên môn với mức lương phù hợp

với năng lực, do môi trường làm việc năng động cũng có thể không làm việc đúng chuyên môn nhưng họ cảm thấy đó là công việc đem lại thu nhập tốt và có thể chấp nhận được… Chính sự hài lòng này khiến người lao động làm việc nghiêm túc, hiệu quả hơn.

“Hài lòng thì cũng không hẳn, nhưng tạm thời trước mắt anh cũng chưa có hướng nào khác nên cũng chấp nhận được công việc này ”

(PVS, Nam, 28 tuổi, Kinh doanh thực phẩm) Có 27,9% trong số 172 NTL có việc làm không hài lòng với công việc hiện tại, thậm chí có 7% trong số 172 NTL cảm thấy rất không hài lòng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng trong công việc của NTL. Có thể do học chưa làm việc đúng chuyên môn mà họ được đào tạo, do lương chưa thỏa đáng với công sức mà họ bỏ ra hay do tính chất bấp bênh của công việc hiện tại. Tuy không hài lòng với công việc hiện tại nhưng họ vẫn tiếp tục làm và chờ đợi cơ hội việc làm tốt hơn. Có nhiều người ban đầu chỉ xem công việc trái ngành là giải pháp tình thế, chờ đợi thời cơ để tìm được một công việc thích hợp. Nhưng dần dần họ lún sâu vào công việc ấy và quên đi mục đích ban đầu, họ dần xa rời chuyên môn không thể quay trở lại. Bên cạnh những người chấp nhận làm trái nghề, thì vẫn có không ít người thà chấp nhận thất nghiệp chứ không làm những việc không đúng chuyên môn. Đến khi tìm được một công việc ưng ý thì nhà tuyển dụng lại không chọn họ, đây là một thực tế mà rất nhiều bạn trẻ đã và đang gặp phải.

2.3. Quá trình sử dụng vốn xã hội vào phát triển nguồn nhân lực trẻ phƣờng Đại Kim phƣờng Đại Kim

Vốn xã hội, hay chính các mạng lưới xã hội, các chế tài, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong công việc của mỗi người. Nếu biết tận dụng mạng lưới các mối quan hệ tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công về nghề nghiệp. Quá trình sử dụng vốn xã hội được nhìn nhận qua mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường đại kim, quận hoàng mai, thành phố hà nội) (Trang 71 - 75)