Mức độ bị bắt nạt theo giới tính và cấp học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 42 - 43)

yếu tố giới tính và cấp học. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Mức độ bị bắt nạt theo giới tính và cấp học Mức độ bị bắt nạt Mức độ bị bắt nạt Giới tính Cấp học Nam Nữ Tiểu học THCS THPT N % N % N % N % N % Bị một hình thức bắt nạt 60 25.53 44 19.64 38 34.55 44 21.89 22 14.86 Bị hai hình thức bắt nạt 27 11.49 32 14.29 16 14.55 25 12.44 18 12.16 Bị ba hình thức bắt nạt 25 10.64 25 11.16 13 11.82 23 11.44 14 9.46 Bị bốn hình thức bắt nạt 18 7.66 11 4.91 7 6.36 14 6.96 8 5.41 Bị năm hình thức bắt nạt 10 4.26 6 2.68 5 4.55 9 4.48 2 1.35 Xét về yếu tố giới tính, bảng số liệu trên cho thấy ở các mức độ bị bắt nạt khác nhau từ “bị một hình thức bắt nạt” cho đến “bị năm hình thức bắt nạt” nhìn chung, học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu cụ thể, chúng ta có thể thấy rằng ở mức độ “bị hai hình thức bắt nạt”, học sinh nam có 11.49%, học sinh nữ có 14.29%. Như vậy, riêng ở mức độ này thì học sinh nữ lại bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nam.

Mặt khác, khi xét về yếu tố cấp học, chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ học sinh Tiểu học “bị một hình thức bắt nạt” nhiều hơn học sinh THCS và nhiều hơn học sinh THPT (lần lượt là: 34.5%, 21.89% và 14.84%. Cũng tương tự, với “bị hai hình thức bắt nạt”, “bị ba hình thức bắt nạt” và “bị năm hình thức bắt nạt”. Tuy nhiên, ở mức độ “bị bốn hình thức bắt nạt” tỷ lệ học sinh THCS nhiều nhất, sau đến học sinh Tiểu học và học sinh THPT, tương ứng với các số liệu: THCS là 6.96%, tiểu học là 6.36% và THPT là 5.41%; song sự chênh lệch này là không đáng kể.

Qua việc phân tích ở trên, về mức độ bị bắt nạt ở học sinh phổ thông, từ “bị một hình thức bắt nạt” cho đến “bị cả năm hình thức bắt nạt”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ và học sinh càng ở lớp cao, cấp học cao hơn thì càng ít bị bắt nạt hơn học sinh ở lớp thấp, cấp học thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở trên (tương quan giữa thực trạng hiện tượng bị bắt nạt với yếu tố lớp học, cấp học: học sinh càng ở lớp cao và cấp cao thì càng ít bị bắt nạt).

3.1.2. Các hình thức bị bắt nạt

Nghiên cứu về các hình thức bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bạn huyện Thanh Hà - Hải Dương, kết quả cho thấy học sinh bị năm hình thức bắt nạt là: bị bắt nạt về thể chất, bị bắt nạt về quan hệ, bị bắt nạt về giá trị, bị bắt nạt về sở hữu và bị bắt nạt về truyền thông. Trong đó, học sinh bị bắt nạt về thể chất ở mức độ thường xuyên hơn so với các hình thức còn lại. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)