Phản ứng của học sinh tại thời điểm bị bắt nạt theo giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 74 - 77)

STT Phản ứng của học sinh Nam Nữ

N % N %

1 Bỏ chạy 20 8.51 10 4.46

2 Bảo người thân 14 5.96 7 3.13

3 Chửi lại 4 1.70 4 1.79 4 Đánh lại 62 26.38 22 9.82 5 Gọi bạn ra đánh 4 1.70 1 0.45 6 Gọi người khác 3 1.28 1 0.45 7 Im lặng 29 12.34 111 49.55 8 Khóc 0 0 11 4.91 9 Nói lại 20 8.51 58 25.89 10 Sợ hãi 9 3.83 12 5.36

11 Thưa thầy cô giáo 28 11.91 27 12.05

12 Tức giận 2 0.85 1 0.46

Qua phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy khi bị bắt nạt, học sinh có bốn cách thức phản ứng phổ biến chung nhất là: im lặng, nói lại, đánh lại và thưa thầy cô giáo. Tuy nhiên, ở mỗi cách thức ứng xử lại có sự khác biệt giữa nam và nữ. Với cách thức ứng xử im lặng được học sinh lựa chọn nhiều nhất nhưng lại cho thấy có sự khác biệt về giới lớn nhất. Nữ giới khi bị bắt nạt có xu hướng im lặng nhiều hơn nam giới. Có đến 111 bạn học sinh nữ (chiếm 49.55%) học sinh nữ được khảo sát cho biết mình chọn cách thức im lặng khi bị bắt nạt. Trong khi đó, chỉ có 29 học sinh nam (chiếm 12.34%) cho biết lúc bị bắt nạt sẽ chọn cách ứng xử này. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh nam im lặng để đương đầu hoặc tìm cách trả thù sau.

Tuy nhiên, với học sinh nữ thì các em im lặng để tránh bị bắt nạt nhiều hơn và có thể các em sợ hãi và không dám đương đầu trong tình huống đó. Tương tự, ở cách thức ứng xử “nói lại” học sinh nữ cũng nhiều hơn học sinh nam. Trong khi nam giới chỉ có 8.51% lựa chọn cách thức ứng xử này thì nữ giới có tới 15.89%. Điều đó cho thấy học sinh nữ có xu hướng quan tâm đến việc tìm hiểu lý do tại sao mình bị bắt nạt nhiều hơn nam giới. Đồng thời, học sinh nữ muốn giải quyết hiện tượng bắt nạt bằng cách lảng tránh và lời nói nhiều hơn nam giới. Dù sao bằng cách đối thoại với kẻ bắt nạt, các em có thể kéo dài thời gian thương lượng, có cơ hội được giải thích và thoát khỏi sự bắt nạt. Như vậy, có thể xem đây là một cách ứng xử khá tích cực. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu ở trên về cách thức ứng xử chung của học sinh khi bị bắt nạt (nữ giới có xu hướng lảng tránh nhiều hơn so với nam giới, sự khác biệt có mức độ ý nghĩa p=0.05). Tuy nhiên, đối với phản ứng “đánh lại” thì chúng tôi lại thu được kết quả hoàn toàn ngược lại. Ở hình thức phản ứng này, học sinh nam lại nhiều hơn học sinh nữ. Có 26.38% học sinh nam được hỏi, tương ứng với 62 học sinh cho biết mình đã đánh lại những bạn mà bắt nạt mình. Trong khi đó chỉ có 22 học sinh chiếm 9.82% nữ trong khảo sát cho biết mình lựa chọn cách phản ứng này. Đồng thời, qua các câu trả lời của học sinh chúng tôi nhận thấy, học sinh nam thường dùng những động từ mạnh để diễn tả hành động đánh lại của mình và kèm theo đó là gọi bạn bè hoặc anh trai đến để đánh lại những người đã bắt nạt mình. Ví dụ, học sinh nam ở số phiếu 19 cho biết “em cầm dao đâm vào tay”, hoặc học sinh nam THCS chia sẻ “em đánh cho nó sứt đầu mẻ trán cho nó chừa, không đánh được em sẽ gọi bạn bè em đến đánh cho nó một trận”. Tuy nhiên, với những học sinh nữ lựa chọn phản ứng “đánh lại” các em chỉ dùng những từ ngữ đơn giản, chung chung để mô tả lại hành động của mình như “em đánh cho nó một trận” hoặc là “em đánh lại”.

Như vậy, có thể thấy học sinh nam có xu hướng dùng bạo lực nhiều hơn học sinh nữ để đối phó với hành vi bắt nạt của các bạn. Kết quả thống kê của câu hỏi mở cũng có sự tương đồng với kết quả khi khảo sát về cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt (nam giới có xu hướng trả thù nhiều hơn nữ giới, p=0.00).

Mặt khác, bảng số liệu 18 cũng cho thấy, với phản ứng “thưa thầy cô giáo” thì giữa nam và nữ khá có sự tương đồng nhau. Với học sinh nữ có 12.05% thì học sinh nam có 11.91% học sinh lựa chọn cách phản ứng này. Ngoài ra, còn có một số học sinh “khóc” khi bị bắt nạt, trong khi đó không có bạn trai nào có phản ứng như vậy khi bị bắt nạt.

Qua những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng, xét về yếu tố giới, có sự khác biệt trong phản ứng của học sinh nam và học sinh nữ khi bị bắt nạt. Cụ thể là học sinh nam thường có xu hướng sử dụng bạo lực để đối phó với hành vi bắt nạt. Trong khi đó, học sinh nữ lại có xu hướng lảng tránh, im lặng để cho mọi chuyện qua đi. Đối với cả hai cách phản ứng này, trên thực tế đều không mang lại hiệu quả cao và không góp phần làm giảm hành vi bắt nạt, thậm chí trong một vài trường hợp có thể làm cho hành vi bắt nạt gia tăng. Tuy nhiên, một điều cũng đáng lưu ý, đối với học sinh nữ, bên cạnh việc các em im lặng thì cũng có khá nhiều học sinh dám đối thoại với kẻ bắt nạt mình. Đây cũng có thể coi là một trong những cách ứng xử tích cực để giải quyết mâu thuẫn và có cơ hội tránh được việc bắt nạt. Nhà trường và gia đình nên trang bị cho em những kỹ năng sống cần thiết để các em có thể sử dụng hình thức này nhiều và hiệu quả hơn. Từ đó có thể giảm thiểu được hiện tượng bị bắt nạt.

Không chỉ tìm hiểu sự khác biệt trong phản ứng của học sinh với yếu tố giới, chúng tôi còn tìm hiểu sự khác biệt về phản ứng của học sinh khi bị bắt nạt với yếu tố cấp học. Kết quả được chỉ ra ở bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)