Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 25 - 26)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Một số vấn đề lý luận

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt

1.2.4.1. Do gia đình. Lối giáo dục của gia đình và cách cư xử của các thành viên trong gia đình với nhau cũng góp phần tạo nên những đứa trẻ có tính khí hung hăng và hay bắt nạt người khác. Trong các gia đình mà cha mẹ hay chửi mắng, đánh đập con, và thường xuyên gây gổ đánh nhau hoặc gia đình có anh chị em hay bắt nạt nhau cũng là môi trường thuận lợi cho những hành vi hung hăng hay bắt nạt phát triển. Các em lớn lên trong những gia đình này xem bắt nạt như một việc bình thường, và muốn tồn tại thì mình cũng phải biết cách phản kháng hay bắt nạt lại người khác.

Ngoài ra, phương pháp giáo dục của bố mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi bắt nạt và bị bắt nạt. Những trẻ mà bố mẹ có phong cách giáo dục độc đoán thường là những người phục tùng hoặc phản ứng mạnh. Với những trẻ phục tùng thì thường là nạn nhân của hiện tượng bị bắt nạt. Ngược lại, với những trẻ có phản ứng mạnh thì thường là chủ thể đi bắt nạt người khác.

1.2.4.2. Do môi trường học đường. Môi trường học tập, mối quan hệ trong nhà trường và sự giám sát của nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển hay giảm bớt sự thường xuyên và mức độ trầm trọng của nạn học sinh bắt nạt nhau. Ở trường, các em học sinh cá biệt (và thường có khuynh hướng trở thành kẻ đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt) không cảm thấy mình được mong đợi vì các em luôn bị đổ thừa là tác nhân làm giảm thành tích của lớp, của trường.

1.2.4.3. Do đặc điểm tâm lý cá nhân. Kết quả các nghiên cứu cũng như quan sát cũng đã chỉ ra rằng những trẻ hiền lành hoặc nhút nhát quá thường là nạn nhân của việc bị bắt nạt. Với những em này, các em thường không dám bộc lộ quan điểm của mình cũng như không biết cách tự bảo vệ cho bản thân. Điều đó dẫn tới các em sẽ là tâm điểm để những bạn khác chú ý đến để bắt nạt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ đi bắt nạt thường là những trẻ quản lý cảm xúc kém hơn, dễ bộc lộ những hành vi gây hấn hơn và thường là những người thích thể hiện quyền lực và sức mạnh của mình đối với người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)