Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 62 - 64)

STT Cảm xúc N Min Max Mean Deviation Std.

1 Cảm thấy tức giận 448 1.00 3.00 1.9866 .66541 2 Cảm thấy buồn 446 1.00 3.00 1.6973 .61468 3 Cảm thấy lo lắng 448 1.00 3.00 1.6473 .64207 4 Cảm thấy sợ hãi 449 1.00 3.00 1.6258 .67338 5 Cảm thấy mình kém cỏi 445 1.00 3.00 1.5461 .67167 6 Cảm thấy hoang mang 448 1.00 3.00 1.5000 .62391 7 Cảm thấy thất vọng về

bản thân 447 1.00 3.00 1.4676 .60875

8 Cảm thấy như phát điên 445 1.00 3.00 1.3685 .61432 Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng, sau khi học sinh bị bắt nạt, học sinh trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau từ mức độ “đôi khi” cho đến “thường xuyên”. Tuy nhiên, cảm xúc nổi bật nhất của học sinh là “cảm thấy tức giận” với điểm trung bình là 1.9866. Kết quả cụ thể cho biết có tới 55.8% học sinh “đôi khi” mình cảm thấy tức giận và đặc biệt có 21.4% học sinh lựa chọn phương án “thường xuyên” cảm thấy tức giận sau khi bị bắt nạt.

Sau cảm xúc tức giận, ba cảm xúc tiếp theo được học sinh trải nghiệm nhiều lần lượt là “em cảm thấy buồn”, “em cảm thấy lo lắng” và “em cảm thấy sợ hãi” với các điểm trung bình lần lượt là: 1.6973, 1.6473 và 1.6258. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 8.3% học sinh thường xuyên cảm thấy buồn; 9.2% học sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng và 10.9% học sinh thường xuyên cảm thấy sợ hãi. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, những cảm xúc trên đều là những cảm xúc tiêu cực. Trong khi đó, có một tỷ lệ không nhỏ

các học sinh thường xuyên trải nghiệm những cảm xúc này. Nếu như những cảm xúc đó tiếp tục được duy trì thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề học tập và cuộc sống của các em. Mặt khác, nếu những cảm xúc như: lo lắng, sợ hãi,…tiếp tục phát triển thì có nguy cơ dẫn đến một số rối nhiễu tâm l ý như rối loạn lo âu, ám ảnh sợ…, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy cảm xúc “cảm thấy thất vọng về bản thân” và “cảm thấy như phát điên lên” cũng có một số học sinh trải nghiệm. Tuy nhiên, với những cảm xúc này thì các em chỉ ở mức độ thoáng qua nên chúng tôi thiết nghĩ sự ảnh hưởng của nó không nhiều.

Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra bốn cảm xúc mà học sinh trải nghiệm nhiều nhất là “cảm thấy tức giận”, “cảm thấy buồn”, “cảm thấy lo lắng” và “cảm thấy sợ hãi”. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta biết hai cảm xúc mà học sinh trải nghiệm ít nhất là “cảm thấy thất vọng về bản thân” và “cảm thấy như phát điên lên”.

Như đã trình bày ở trên, chúng tôi không chỉ tìm hiểu những cảm xúc chung học sinh trải nghiệm sau khi bị bắt nạt mà còn đi sâu tìm hiểu mức độ sợ hãi của các em. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 87.4% học sinh cảm thấy sợ hãi sau khi bị bắt nạt từ mức độ “không sợ lắm” đến “khá sợ” và “rất sợ”. Tuy nhiên, ở từng hoàn cảnh, tình huống khác nhau, học sinh lại trải nghiệm cảm xúc sợ hãi theo các mức độ khác nhau. Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)