Cảm xúc sợ hãi của học sinh trong các tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 64 - 65)

STT Các tình huống N Min Max Mean Deviation Std.

1 Ở một mình 451 1.00 4.00 2.0044 .99999 2 Ở ngoài trường 450 1.00 4.00 1.9533 1.01220 3 Khi tan học 448 1.00 4.00 1.9353 .96600 4 Khi đi học 452 1.00 4.00 1.6261 .80162 5 Khi ra chơi 450 1.00 4.00 1.6178 .74657 6 Ở sân trường 451 1.00 4.00 1.4922 .67449 7 Ở nhà xe 451 1.00 4.00 1.4745 .69355

8 Khi đi vệ sinh 449 1.00 4.00 1.4521 .72767 9 Trong lớp học 451 1.00 4.00 1.3947 .65277

Bảng số liệu trên cho thấy sau khi bị bắt nạt, học sinh cảm thấy sợ hãi nhất khi ở một mình với điểm trung bình là 2.0044. Có 14.9% học sinh cảm thấy “khá sợ” và 11.8% học sinh cảm thấy “rất sợ” khi ở một mình. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được,vì khi học sinh ở một mình các em sẽ cảm thấy thiếu sự an toàn dẫn đến cảm giác sợ hãi.

Hai tình huống tiếp theo mà học sinh cảm thấy sợ hãi là khi các em ở ngoài trường và khi các em tan học (điểm trung bình lần lượt là: 1.9533 và 1.9353). Ở những tình huống “ở ngoài trường” có 21.6% học sinh khá sợ và 9.1% học sinh rất sợ. Trong tình huống “khi tan học” có 17.8% học sinh cảm thấy khá sợ và 5.6% học sinh cảm thấy rất sợ.

Như vậy, có ba tình huống mà học sinh cảm thấy sợ hãi nhất là: “khi ở một mình”, “khi ngoài trường” và “khi tan học”. Một điểm chung trong các tình huống này là các em không có người bảo vệ và ít có cảm giác an toàn. Đó

là nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi ở các em. Có một điều đáng lưu ý là học sinh bị bắt nạt nhiều ở trong lớp học. Nhưng ở địa điểm này thì học sinh lại ít sợ hãi nhất. Có lẽ, trong lớp học, ngoài sự có mặt của người bắt nạt, còn có giáo viên và những học sinh khác. Hơn nữa, lớp học cũng là nơi có nhiều nội quy, quy định yêu cầu học sinh phải chấp hành. Có lẽ vậy mà học sinh có được cảm giác an toàn và ít sợ hãi hơn.

3.3. Một số cách thức ứng phó của học sinh bị bắt nạt

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng bắt nạt ở học sinh, các yếu tố có liên quan, chúng tôi còn rất quan tâm đến cách thức ứng xử của học sinh sau khi bị bắt nạt. Đối với vấn đề này, chúng tôi cũng tìm hiểu trên hai khía cạnh: cách thức ứng xử của học sinh sau khi bị bắt nạt và đi sâu tìm hiểu ứng xử trực tiếp của học sinh ngay tại thời điểm bị bắt nạt.

Khi tìm hiểu về cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra cho thấy có ba nhóm cách thức ứng xử chung nhất ở học sinh là: tìm sự trợ giúp, lảng tránh và tìm cách trả thù. Trong ba cách thức ứng xử này thì học sinh lựa chọn cách thức “tìm sự trợ giúp” là nhiều nhất, tiếp đến là “lảng tránh” và cuối cùng là “tìm cách trả thù”. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)