Các hình thức bị bắt nạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 43)

STT Hình thức bắt nạt N Min Max Mean Std.

Deviation 1 Bị bắt nạt về thể chất 459 1.00 3.78 1.5548 .41752 2 Bị bắt nạt về giá trị 459 1.00 3.40 1.5103 .35562 3 Bị bắt nạt về quan hệ 459 1.00 3.89 1.4025 .36203 4 Bị bắt nạt về sở hữu 459 1.00 3.33 1.2917 .32679 5 Bị bắt nạt về truyền thông 459 1.00 3.13 1.2016 .29769

Bảng số liệu trên đã cho thấy, học sinh bị bắt nạt về thể chất thường xuyên nhất với giá trị trung bình là 1.55 và độ lệch chuẩn ở trong giới hạn cho

phép. Như vậy, có thể thấy những hành vi như đánh đấm, đá, làm bạn bị thương thường xảy ra ở học sinh và dễ được nhận biết. Hình thức bị bắt nạt về thể chất gồm nhiều hành vi khác nhau, mỗi hành vi học sinh lại bị bắt nạt ở mức độ khác nhau. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Bị bắt nạt về thể chất (%) STT Nội dung Mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Dọa đánh em 58.5 36.2 3.3 2.0 2 Cố tình ngáng chân em 53.4 40.0 5.0 1.5 3 Xô đẩy em không có lý do 54.7 37.0 7.2 1.1

4 Đấm em 43.2 43.7 8.1 5.0 5 Đá em 43.2 43.4 8.5 4.8 6 Làm em bị thương bằng cách nào đó 66.8 29.9 2.4 0.9 7 Đánh đập em 78.2 18.1 2.4 1.3 8 Đánh em 55.9 40.8 2.0 1.3 9 Ném một cái gì đó vào em 31.7 61.8 3.7 2.8 Bảng số liệu trên cho thấy học sinh bị đấm và bị đá chiếm nhiều nhất trong số những hành vi thuộc hình thức bị bắt nạt về thể chất. Có khoảng 13% khách thể được hỏi cho biết mình bị các bạn đá, đấm ở mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên”. Tiếp đến là những học sinh bị xô đẩy không có lý do cũng có khá nhiều, chiếm 8.3% (ở mức độ thường xuyên trở lên). Như vậy, có thể nhận thấy học sinh bị bắt nạt nhiều ở hình thức bị bắt nạt về thể chất. Nhưng trong đó, học sinh bị bắt nạt tập trung nhiều ở ba hành vi: đấm, đá và xô đẩy không có lý do. Một học sinh cho biết “nhiều lúc em đang đứng bạn cũng chạy vào đẩy em, có những lúc bạn bảo em làm một cái gì đó,

em chưa kịp làm thế là bạn cũng đấm vào ngực em” (học sinh nam lớp 8). Ngoài ra, trong thời gian chờ đợi học sinh ra chơi vào lớp để khảo sát tiếp, tôi ngồi ở ghế đá sân trường và quan sát thấy một số bạn học sinh lớn đang chạy rồi vô cớ xô vào những bạn nhỏ hơn, xoắn tai…

Sau hình thức bị bắt nạt về thể chất, một điều đáng lưu ý là học sinh bị bắt nạt về mặt giá trị cũng khá phổ biến. Hình thức bị bắt nạt này bao gồm những hành vi như: học sinh bị gọi bằng biệt danh xấu, chế nhạo, bàn tán về gia đình, về ngoại hình, cố ý làm cho học sinh xấu hổ, bị chê là ngu ngốc…Tuy nhiên, với từng hành vi thì học sinh cũng bị bắt nạt ở nhiều mức độ khác nhau. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảnh số liệu 6

Bảng 3.4. Bị bắt nạt về giá trị (%) STT Nội dung Mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

1 Gọi em bằng biệt danh xấu 33.6 46.0 15.5 5.0

2 Chế nhạo về ngoại hình của em 58.8 34.0 5.4 1.7 3 Chế nhạo em vì lý do gì đó 46.0 47.0 5.0 2.0 4 Bàn tán về gia đình của em 66.7 27.6 4.6 1.1 5 Nói với em rằng em ngu ngốc 58.1 36.5 3.9 1.5

6 Nhổ nước bọt vào em 72.5 25.1 1.5 .9

7 Làm bẩn quần áo của em

bằng cách nào đó 53.9 40.8 3.5 1.7

8 Cố ý làm em xấu hổ 56.6 38.2 3.1 2.2

9 Trêu em là “mọt sách” 82.1 12.7 3.3 2.0

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy rằng, nhiều học sinh bị gọi bằng biệt danh xấu là nhiều hơn cả. Có tới 20.5% học sinh cho biết mình thường xuyên bị các bạn gọi mình bằng biệt danh xấu. Tiếp đến là có 10.1% học sinh cho biết mình bị các bạn chửi thề. Đây là hai hành vi mà học sinh bị bắt nạt nhiều nhất trong số những hành vi thuộc hình thức bị bắt nạt về giá trị. Dễ dàng nhận thấy rằng những hành vi này tác động vào lòng tự trọng của học sinh. Bởi lẽ, nếu học sinh thường xuyên bị các bạn gọi bằng những từ như “ngố, cò hương, chảo mỡ, béo…” thì các em sẽ cảm thấy tự ti và đánh giá thấp bản thân mình. Hơn nữa, các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, phát triển lòng tự trọng và cái tôi, vì thế, việc học sinh bị bắt nạt về mặt giá trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành phát triển nhân cách của học sinh.

Tiếp đến là hình thức bị bắt nạt về quan hệ. Hình thức bị bắt nạt này bao gồm nhiều hành vi khác nhau như: nói xấu sau lưng, từ chối không nói chuyện, làm cho em gặp rắc rối với bạn bè, thầy cô giáo,…trong đó, hành vi bị nói xấu sau lưng là hình thức bị bắt nạt phổ biến nhất. Có tới 12.9% học sinh cho biết mình bị các bạn nói xấu sau lưng ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên.

Những hành vi thuộc hình thức bị bắt nạt này không làm tổn thương về mặt thể chất, không dễ nhận thấy nhưng lại có tác động nhiều về mặt tinh thần đối với học sinh. Nếu như một học sinh mà bị các bạn thường xuyên nói xấu, không chơi cùng thì sẽ trở nên cô lập và có thể dẫn tới nhiều khó khăn tâm lý khác nhau.

Sau hình thức bị bắt nạt về quan hệ là học sinh bị bắt nạt về mặt sở hữu. Điều đó có nghĩa là học sinh bị lấy trộm đồ, bị lấy tiền, bắt lấy đồ, làm hỏng đồ…Trong số những hành vi đó thì tỷ lệ học sinh lựa chọn phương án “lấy cái gì của em mà em không cho” chiếm nhiều nhất. Có 8.1% khách thể nghiên cứu cho biết mình thường xuyên bị bạn lấy đồ mà không được sự đồng ý.

Hình thức mà học sinh ít bị bắt nạt nhất trong số 5 hình thức là bị bắt nạt về truyền thông. Điều này có thể hiểu là do học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Hà - Hải Dương ít được tiếp xúc và sử dụng các phương tiện công nghệ cao: điện thoại, máy tính, internet.... Hình thức bị bắt nạt về truyền thông bao gồm các hành vi như: nháy máy làm phiền, nhắn tin lạc danh, chụp ảnh với mục đích xấu…Trong đó, hành vi “nháy máy hoặc gọi điện làm phiền em” chiếm nhiều nhất. 13.9% học sinh cho biết mình bị nháy máy hoặc gọi điện làm phiền ở mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên”. Điều này cũng dễ hiểu bởi điện thoại là phương tiện liên lạc phổ biến nhất so với các phương tiện khác đối với học sinh ở Hải Dương.

Như vậy, tìm hiểu về các hình thức bị bắt nạt ở học sinh phổ thông, chúng tôi nhận thấy học sinh bị bắt nạt về thể chất thường xuyên nhất, sau đó đến bị bắt nạt về giá trị, tiếp đến là bị bắt nạt về quan hệ, về giá trị và cuối cùng là bị bắt nạt về truyền thông.

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các hình thức bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Hà - Hải Dương, chúng tôi còn tìm hiểu sự khác biệt về giới tính đối với các hình thức bị bắt nạt này. Kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ sau:

Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng, ở hình thức bị bắt nạt về thể chất, có 30.64% nam giới bị bắt nạt, nữ giới có 26.34% bị bắt nạt. Như vậy, ở hình thức này thì nam bị bắt nạt nhiều hơn nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p =0.000. Như vậy, học sinh nam thường có xu hướng bị đấm đá nhiều hơn, dễ nhận biết hơn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm tâm lý giới tính ở học sinh. Đối với hình thức bị bắt nạt về quan hệ, nam cũng bị bắt nạt nhiều hơn nữ (nam: 25.53%; nữ: 23.21%). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê, với p =0.074. Tương tự như vậy, hình thức bị bắt nạt về truyền thông, nam giới cũng bị bắt nạt nhiều hơn nữ giới và sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa (p=102).

Ở hình thức bị bắt nạt về giá trị và bị bắt nạt về sở hữu, số liệu trên biểu đồ cũng cho thấy học sinh nam cũng bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với mức độ ý nghĩa p =0.006 và p=0.001 Như vậy, nhìn chung, xét về yếu tố giới tính thì ở tất cả các hình thức bị bắt nạt, từ hình thức bị bắt nạt gây tổn thương về mặt thể chất, dễ nhận biết nhất, cho đến hình thức bắt nạt về quan hệ, về tinh thần, về giá trị thì học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn. Lý giải về điều này, chúng tôi thiết nghĩ, có lẽ ở địa bàn huyện Thanh Hà - Hải Dương, học sinh nữ thường trầm hơn, hiền hơn so với những học sinh nam. Hơn nữa, học sinh học sinh thường có xu hướng bắt nạt những bạn cùng giới. Mặt khác, xét về đặc điểm giới tính thì nữ giới cũng có xu hướng trầm hơn, hiền hơn và khả năng chịu đựng chấp nhận cũng tốt hơn. Trong khi đó, học sinh nam thường dễ phản ứng hơn, khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc hơn và thường sử dụng hành vi gây hấn nhiều hơn. Vì vậy, học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ ở tất cả các hình thức bị bắt nạt.

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sự khác biệt về giới tính ở các hình thức bị bắt nạt, chúng tôi còn nghiên cứu sự khác biệt của các hình thức bị bắt

nạt này với yếu tố cấp học. Kết quả cho thấy ở các hình thức bị bắt nạt về thể chất, về quan hệ, về giá trị và về sở hữu thì học sinh Tiểu học bị bắt nạt nhiều nhất, sau đó đến học sinh THCS và học sinh THPT bị bắt nạt ít nhất. Trong số đó, chỉ có hình thức bị bắt nạt về sở hữu không có ý nghĩa trong thống kê. Đối với các hình thức còn lại thì sự khác biệt về cấp học đều có ý nghĩa với giá trị p lần lượt là p =0.000, p=0.004p=0.000.

Riêng với hình thức bị bắt nạt về truyền thông thì học sinh tiểu học bị bắt nạt ít nhất, tiếp đến là học sinh THCS và học sinh THPT là bị bắt nạt nhiều nhất. Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa trong thống kê với mức độ ý nghĩa là p=0.000. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi trên thực tế học sinh Tiểu học và THCS hầu như hoặc ít được tiếp xúc với những phương tiện truyền thông. Nhưng với học sinh THPT thì việc học sinh sử dụng điện thoại, máy tính…nhiều hơn. Chính vì vậy mà học sinh THPT cũng bị bắt nạt ở hình thức này nhiều hơn. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:

Như vậy, nhìn chung, chúng ta nhận thấy rằng, càng lớn thì học sinh càng ít bị bắt nạt hơn. Bởi dễ dàng nhận thấy, theo đặc điểm lứa tuổi, học sinh càng lớn thì càng ít có xu hướng bắt nạt nhau.

Ngoài việc tìm hiểu sự khác biệt giữa các hình thức bị bắt nạt với yếu tố giới tính, cấp học, chúng tôi còn tìm hiểu mối liên hệ giữa các hình thức bị bắt nạt với các yếu tố có liên quan như: tuổi, lớp, giới, cấp…Để tìm hiểu mối liên hệ này, chúng tôi sử dụng phép tính tương quan Pearson trong SPSS, kết quả thể hiện cụ thể ở số liệu tương quan sau:

Bảng 3.5. Bảng số liệu tƣơng quan

Giới tính Lớp Cấp Số bạn thân Bị bắt nạt về thể chất Pearson Correlation -0.187** -0.179** -0.173** -0.049 Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.304 Bị bắt nạt về quan hệ Pearson Correlation -0.084 -0.168** -0.148** -0.114* Sig. (2-tailed) 0.074 0.000 0.002 0.015 Bị bắt nạt về giá trị Pearson Correlation -0.129** -0.188** -0.183** -0.091 Sig. (2-tailed) 0.006 0.000 0.000 0.054 Bị bắt nạt về sở hữu Pearson Correlation -0.158** -0.108* -0.068 -0.004 Sig. (2-tailed) 0.001 0.020 0.144 0.926 Bị bắt nạt về truyền thông Pearson Correlation -0.077 0.172** 0.189** 0.034 Sig. (2-tailed) 0.102 0.000 0.000 0.473 Ghi chú:

* Tương quan có mức độ ý nghĩa 0.05 (1 đuôi) ** Tương quan có mức độ ý nghĩa 0.01 (2 đuôi)

Qua bảng tương quan trên, chúng ta có thể nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau đây:

tỷ lệ nghịch với lớp cấp học. Điều đó có nghĩa là càng lên lớp/cấp cao thì học sinh càng ít bị bắt nạt về thể chất (tương quan với mức ý nghĩa là p= 0.01).

Thứ hai, ở hình thức bị bắt nạt về quan hệ thì hình thức này cũng có tương quan nghịch với cấp học với mức độ ý nghĩa là p= 0.01, có nghĩa là học sinh càng lên cấp cao thì càng ít bị bắt nạt về quan hệ. Học sinh ở Tiểu học bị bắt nạt nhiều hơn so với học sinh THCS và nhiều hơn học sinh THPT. Một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ học sinh bị bắt nạt về quan hệ cũng có tương quan nghịch với số bạn mà học sinh có, học sinh càng có nhiều bạn thân chơi cùng thì càng ít bị bắt nạt về quan hệ hơn (p=0.05). Trên thực tế, điều này cũng rất dễ hiểu. Bởi lẽ, học sinh bị bắt nạt về quan hệ là bị ngăn cản/hạn chế và gây khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ khác nhau. Từ đó khiến cho học sinh bị cô lập và cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Mặt khác, những học sinh đi bắt nạt người khác cũng có xu hướng tìm những học sinh nào bị cô lập hoặc có ít bạn để bắt nạt vì chúng sẽ không phải đối phó với sự ủng hộ của nhóm bạn của người bị bắt nạt. Vì thế, những học sinh càng có ít bạn sẽ có xu hướng càng bị bắt nạt về quan hệ nhiều hơn những học sinh có nhiều bạn.

Thứ ba, với hình thức bị bắt nạt về giá trị, học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn nữ (0.01). Ngoài ra, bị bắt nạt về giá trị còn có tương quan nghịch với lớp/cấp học (0.01). Tương quan này đã khẳng định rằng những học sinh càng ở những lớp cao thì càng ít bị bắt nạt về giá trị hơn. Đồng thời, những học sinh học ở cấp THPT sẽ ít bị bắt nạt về giá trị hơn học sinh THCS và ít hơn học sinh Tiểu học.

Thứ tư, học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ ở hình thức bị bắt nạt về sở hữu với mức độ ý nghĩa là p= 0.01. Bên cạnh đó, hình thức bị bắt nạt này còn có tương quan nghịch với lớp học (p=0.05)

Cuối cùng với hình thức bị bắt nạt về mặt truyền thông, chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa hình thức bị bắt nạt này với giới tính của khách thể. Tuy nhiên, một điểm rất thú vị là hình thức bị bắt nạt này có tương

quan thuận với lớp và cấp học của học sinh với mức độ ý nghĩa là 0.01. Điều đó có nghĩa là học sinh học ở lớp cao và cấp cao thường có xu hướng bị bắt nạt về truyền thông nhiều hơn so với những học sinh ở lớp và cấp thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này đã được giải thích ở phần “các hình thức bị bắt nạt theo cấp học”

Như vậy, khi tìm hiểu về thực trạng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Hà - Hải Dương, chúng tôi nhận thấy, việc học sinh bắt nạt nhau đang trở nên phổ biến và đáng báo động, bởi đây là lứa tuổi đang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)