Cảm quan văn hóa về cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 32 - 39)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống

2.1.2. Cảm quan văn hóa về cuộc sống

Thạch Lam yêu thiên nhiên, yêu quê hương, nhất là yêu Hà Nội tha thiết. Người ta thường thấy hàng ngày, sau công việc của tòa báo, Thạch Lam hay lang thang các phố, khi đi một mình, lúc cùng với bạn bè, có hôm đến hai, ba giờ sáng mơi về trước chợ Đồng Xuân, xem họp những phiên "chợ xanh". Nhiều người còn nhận xét: dù uống một chén nước trà, hay một bát nước vối, dù nhấp một ngụm rượu, hay thưởng thức một món ăn. Thạch Lam thường trầm ngâm suy ngẫm, tỏ rõ một thái độ trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa tinh thần tiềm ẩn trong sự sống hàng ngày. Ông vừa như nhắc nhở mọi người, vừa như nêu lên một phương châm cũng phù hợp với mười điều tôn chỉ của Tự lực văn đoàn để sáng tác; Không bắt chước Tàu, không bắt chước Tây, phải có cái can

đảm “mình dám là mình”, và “chúng ta cứ việc diễn tả cái tâm hồn An Nam của chúng ta, những tư tưởng, những ý nghĩ, mà chúng ta ấp ủ trong thâm tâm”. Ông còn nhấn mạnh “chúng ta chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta mà thôi”. [91].

Trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến, người dân Việt Nam phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, cuộc đời nô lệ. Đất nước thì bị kìm kẹp, không phát triển mà ngày càng lạc hậu. Nói như Nguyễn Tuân là một xã hội “tối trời tối đất ”, nên cuộc sống của dân ta phần nhiều là khốn khổ, đói nghèo.

Trước hết là những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đổ mồ hôi sôi nước mắt, “con trâu đi trước cái cày theo sau” nhưng chưa hết mùa đã hết thóc, đói vẫn hoàn đói, rét vẫn hoàn rét, khổ vẫn là khổ. Nhất là những năm mất mùa, thì họ lại đói hơn, tất tưởi chạy vạy để được bữa no, được bát cơm chan đầy nước mắt! Nhiều người chạy khỏi làng ra đô thị để kiếm kế sinh nhai. Họ làm đủ mọi nghề để kiếm sống: buôn bán nhỏ, bán hàng rong, đi ở, đi làm thuê, kéo xe … Họ sống cũng khổ cực chẳng hơn người nông dân là mấy. Những người khác vào nhà máy, làm giáo viên hay công chức có khá hơn song có người vẫn đói nghèo. Thạch Lam - một nhà văn có tâm, có tình, có sự cảm thông chia sẻ sâu sắc đã tái hiện biết bao cảnh đời đầy thương tâm trên những trang văn của mình.

Nhà mẹ Lê ở Đoàn Thôn ở chung với người “ngụ cư làm ăn đói kém” trong “Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác, bưng bít như một cái tổ chim”. Nhà mẹ Lê có người mẹ và mười một đứa con “chen chúc một khoảng rộng bằng hai cái chiếu”. Mùa rét nằm ở nền giải rơm mẹ con cùng nằm ngủ trên đá “trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”. Mẹ Lê “thấp bé, da mặt và chân tay dăn deo như một quả trám khô”. Mẹ Lê mùa nóng cũng như mùa rét, dậy sớm, đi làm mướn để nuôi con. Làm vất vả nhưng một ngày chỉ được “mấy bát gạo để nuôi con”, bác vẫn cho là “những ngày sung sướng”. “Không có ai mướn thì nhịn đói” phải đi ăn xin. Rét đến các con nhỏ chỉ có “manh áo rách nát”, “thịt thâm tím” như thịt con trâu chết. Bọn chúng đã rét nhưng không có cái ăn khóc lả đi. Suốt đời mẹ Lê đi làm, cho đến chết vẫn đói nghèo. Không phải chỉ có mẹ Lê mà các gia

đình ở phố chợ “đều đói rét khổ sở”, họ "lặng lẽ âm thầm chịu khổ…", “không than thở”… bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau.

Bác Dự trong Một cơn giận, một bác phu xe “co ro vì rét, hai tay giấu dưới mảnh áo tồi tàn” bị phạt phải mất tiền lại chẳng có phương tiện làm đành lưu bạt. Trong khi đó “con ở nhà ốm cần thuốc để cứu chữa". Anh ở trong xóm nghèo, nhà bên cạnh “người đàn ông ốm yếu tay cắp một chiếc áo quan bằng gỗ mới”. Có tiếng khóc của “hai người đàn bà” trong một túp “nhà lụp xụp” - “Đứa bé con đã chết”. Người phu xe lại phải tá túc trong “một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo, trên bờ là một cái đầm nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một cuộc đời khốn nạn, những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê”….

Thạch Lam không dừng lại ở cảm nhận của mình về cuộc sống nghèo đói, khổ sở mà ông luôn hướng đến những điều tốt đẹp của họ trong cuộc sống ấy. Họ không kêu ca, than thở - không phải họ an phận mà họ hy vọng và lạc quan. Cái lạc quan vốn là phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động đã được truyền từ đời này sang đời khác trong ca dao:

Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

Tuy cuộc sống của họ khó khăn nhưng họ không có đường cùng, họ vẫn lao động, vẫn gắng hết sức để duy trì sự sống. Chi Liên trong Một đờingười vẫn đến chỗ làm không nghỉ một buổi. Mẹ Lê vẫn mong có người mướn đi làm để lấy tiền nuôi con. Lúc gần trút hơi thở cuối cùng, mẹ Lê vẫn nghĩ “Giá có người mướn” để có tiền nuôi đàn con. Mẹ Lê là người yêu con, nâng niu “hôn hít” và nựng con “giống bố nhất”. Thật là một người phụ nữ đảm đang yêu chồng, thương con. Trong truyện những người hàng xóm cũng thật tốt bụng “tối lửa tắt đèn có nhau” và “lá lành đùm lá rách”. Khi bác Lê chết “Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ ở đầu làng” (Nhà mẹ Lê). Cuộc sống của họ như vậy nhưng họ vẫn “cựa quậy” vươn lên để đón ánh sáng ngày mai. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, mặc dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn cố thức đợi tàu. An nằm trên đùi chị, mi mắt sắp rơi xuống, còn dặn với: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Chuyến tàu đến, Liên gọi An dậy, hai chị em đón tàu đi qua - chuyến tàu ở Hà Nội về mang âm thanh và ánh sáng làm tan cái bóng đêm của

phố huyện. Hai chị em thấy “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi” và thấy “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. Liên thấy “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”.

Có thể nói, âm thanh, ánh sáng đến là hy vọng đến và khát vọng mong mỏi cuộc sống mới của hai chị em, của phố huyện và của cả mọi người. Thật đẹp, thật đáng trân trọng làm sao!

Thạch Lam còn cảm nhận được cuộc sống có ý nghĩa. Cuộc sống yên ả của nông thôn, đô thị trên đất nước ta với đời sống tinh thần phong phú đậm sắc màu văn hóa của dân tộc ta. Nhà văn vẫn thấy cảnh tình Việt Nam yên ả: vẫn cây đa bến nước mái đình, vẫn cái cổng làng cổ kính mở đóng hàng ngày, vẫn lũy tre bao bọc những mái nhà còn thơm mùi rạ và vẫn những người nông dân thuần phác cực nhọc “thẳng da lưng chùng da bụng trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay dập dìu biển lúa xanh, vàng” làm nao lòng người đọc. Những cảnh của cuộc sống yên bình cứ ẩn hiện trên những trang văn của ông: Ai đã vào làng đều cảm thấy vui: “Đường ở ngoài nắng, vào đây mát rượi hẳn đi, vì hai bên đường hẹp, có lũy tre mà cành lá giao nhau ở trên ngọn làm thành một cái vòm lá kín ". Nhãn lồng là một thứ nhãn rất chắc, cùi dầy, múi có khe lồng lên nhau. Còn nhiều thứ nhãn khác nữa, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn ráo. Ỏ vùng này có thứ bạch nhãn quý lắm, gọi là nhãn tiến, vì ngày xưa vẫn đem tiến vua. Đó cũng là cái nhà cổ “có hiên cửa bức bàn”, “trong nhà có nhiều câu đối sơn treo cái cột…có trường kỷ kê liền với chiếc án thư …" (Đi vào làng) . Đó là cảnh đập lúa “Tiếng lúa đập trên cối đá thình thịch lẫn với tiếng hạt thóc bắn ra rào rào vào lá cót..” (Đập lúa) … Cảnh làng quê là thế, cảnh ở đô thị cũng đẹp

(Hà Nội băm sáu phố phường), mỗi phường lấy một nghề, người thì đông đúc, cuộc sống ồn ã, náo nhiệt. Đẹp nhất vẫn là quà bánh Hà Nội - quà bánh của những người “sành ăn” đã trở thành đặc sản có một không hai, làm nên phong vị Hà Nội và văn hóa của Hà Nội: Đó là cốm, bánh cốm, phở, bún, cháo…Hà Thành. Người Việt Nam làm sao quên được, người nước ngoài nức tiếng khen.

Con người Việt Nam lại có đời sống văn hóa tinh thần phong phú làm nên nét đẹp mang hồn cốt Việt Nam: Những phong tục tập quán cổ truyền vẫn tồn tại vững bền: phong tục lễ tết, thờ cúng tổ tiên (Tối ba mươi), cưới xin, hôn nhân (Một đời ngườ). Những tình cảm yêu thương được sẻ chia, lòng trắc ẩn vị

tha của con người Việt Nam thật đáng trân trọng. Bà Cả khao khát con và thấy được tình mẫu tử (Đứa con). Sơn cho bạn nghèo chiếc áo hoặc bọn trẻ thương đàn chim bị rét ? Đó là những nghĩa cử cao đẹp.

Có thể nói, cuộc sống yên bình, êm ả với những phong tục tập quán và đời sống tinh thần văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam hiện lên vẻ đẹp lung linh trên những trang sách của Thạch Lam làm ta nhớ, xúc động và trân trọng biết bao.

Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài Lời nói đầu Tuyển tập Thạch Lam in năm 1957 đã viết: Ngoài các tập truyện Thạch Lam có viết một tác phẩm xinh gọn, duyên dáng để riêng ca ngợi những phong vị và sắc thái thủ đô ngàn năm văn vật. Tập kí Hà Nội băm sáu phố phường được truyền tụng nhiều nhất. Tác phẩm miêu tả cuộc sống hàng ngày của Hà Nội và những thú vui ẩm thực của dân thành phố. Đó là quà, là món ăn tuyệt ngon của Hà Nội.

Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon và lịch sự. Ở các thôn quê, chút “quà Hà Nội” là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người cho…Nếu chúng ta về các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà Hà Nội có vị ngon chừng nào! Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, bún ấy, thế sao mà bún chả Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi. Và Thạch Lam đã ghi lại thật tỉ mỉ các thứ quà làm nên cái “chất riêng của Hà Nội” với tư cách một thi sĩ về khoa thẩm vị (theo cách nói của Khái Hưng) “Ăn quà là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy mới là người sành ăn” Thực tế ở Hà Nội lúc bấy giờ, mỗi giờ có một thứ ăn khác nhau: tang tảng sáng là bánh mì, hay còn gọi là bánh Tây thời ấy. Bánh mì là thứ quà của những người thợ đi làm sớm, sau đó là thứ bánh rán nóng của lũ trẻ con. Song món chính tông của quà Hà Nội phải kể đến là bánh cuốn Thanh Trì "Bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn”. Rồi thứ nữa “vào mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi”. Và đặc biệt, phải kể đến vị hành khô khi ăn ngô nếp bung non, rưới thêm chút nước mỡ trong…mà nói đến

hàng ngô nếp bung non thì phải kể đến hàng của một bà già trên Yên Phụ. Trong những quà ngon ấy không thể không kể đến hàng quà cơm nắm. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như món quà của cô vậy. Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh để che ruồi muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Hay món bún ốc, tác giả miêu tả: Có ai buổi trưa vắng hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình. Cô hàng ốc có một cái dụng cụ, một đầu là búa, một đầu là rìu nhọn. Một cái gõ nhẹ và một cái trở tay là con ốc nguyên cả ruột đã gọn gàng rơi mình vào bát nước. Cô thoăn thoắt rút ốc không kịp, trông thấy người ta ăn ngon lành, chính cô cũng thấy thèm. Hoặc “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu tết? Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi….màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”. Còn bánh cốm Hàng Than: “Bánh cốm chính là thứ bánh cưới , trao đi đổi lại trong những ngày mùa thu để chứng nhận cho những cái sung sướng của cặp vợ chồng mới. Vuông vắn như quyển sách vàng bọc lá chuối xanh, buộc lạt đỏ, cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những ái ân”.

Thạch Lam đã thổi hồn cho phong vị của Hà Thành, làm nên giá trị độc đáo, căn cốt của văn hóa dân tộc, làm đẹp cho Hà Nội, cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Thạch Lam còn tạo dựng bức tranh về cuộc sống lầm than khổ cực của nhân dân lao động thời bấy giờ. Trong xã hội đầu thế kỉ XX, cuộc sống của họ vẫn đói, vẫn nghèo hèn, vẫn gian truân vất vả. Một xã hội bất công tàn bạo thì

cái đói, cái nghèo hèn cứ bám chặt suốt cuộc đời của họ. Những người nông dân ra đường từ nhá nhem sáng, họ đổ mồ hôi sôi nước mắt để duy trì cuộc sống. Một cuộc sống không lấy gì làm vui cho lắm. Mồ hôi chưa ráo thì đã hết tiền, cái đói lại ập về, lại bám riết làm cho họ lại điêu đứng. Những người dân nghèo, họ làm đủ các nghề cũng chả hơn gì cuộc sống của nông phu. Họ rong ruổi, tất tưởi đấy song vẫn nghèo hèn. Thạch Lam cảm thông, sẻ chia trên những trang văn ngùi ngùi đau xót. Truyện Nhà mẹ Lê chồng chết, mẹ góa con côi, mẹ và mười một đứa con sống trong “một túp lều nhà lá, lúc nhúc như một ổ chó”. Có lúc không gượng được phải liều đi xin, chủ nhà đuổi chó ra cắn. Cái nghèo đói

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)