Cảm quan văn hóa về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 39 - 41)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƣời

2.2.1. Cảm quan văn hóa về xã hội

Những năm trước cách mạng, Nước ta thuộc Pháp lại nửa phong kiến, dân nô lệ một cổ hai tròng. Một xã hội “bất công và tàn ác" đang diễn ra gây nên nỗi đau cho mọi người. Một xã hội mà Nguyễn Tuân gọi là “tối trời tối đất” ấy đang trùm lên con người và cảnh vật ở nước ta thời bấy giờ. Một xã hội “Á - Âu xáo trộn”, “Tây - Tàu nhố nhăng”, đã làm xáo trộn nếp sống, nếp nghĩ của con người Việt Nam. Những biến chuyển mới lạ đang diễn ra và đang tồn tại. Vào những năm tháng ấy “bên cổng đền Ngọc Sơn chúng ta trông thấy đứng sừng sững và thẳng tắp một cái cột sơn hắc ín đó như một cái cây già mọi rợ. Cái cây đó làm cho vẻ đẹp của cổng đền Ngọc Sơn giảm đến chín phần mười. Cả đến chữ Đại Sơn tự bằng sắt dán trên một tấm lưới sắt có hoa lá cũng sắt nốt, cả cái biển ấy trướng mắt không kém”. “Dạo này người ta xây nhiều bóp cảnh sát ở khắp Hà Nội. Kiểu bóp như một cái hòm vuông bốn góc thẳng cạnh có cửa vào và cửa sổ. Việc này có ích lợi nhiều cho việc trị an của thành phố. Duy cái bóp của Quán Thánh là làm giảm sút vẻ đẹp của ngôi đền đẹp đẽ ấy"….Tuy rằng người ta có cẩn thận cho các bóp ấy đại để hình vuông, một hình dáng giống chùa chiền bằng một cái mái cong con nhưng mà cái chùa giả ấy, trong đó cảnh sát thay nhà sư, không đánh lừa được ai hết, nhất là người yêu mỹ thuật Hà Nội, yêu cái vẻ cổ kính của đền chùa (Hà Nội băm sáu phố phường). Một đoạn khác nói về kiến trúc Hà Nội cũng thay đổi. Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm: “Những phố cũ hẹp và khuất khúc với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường xây từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng đó là biểu hiện văn minh” (Người ta viết chữ Tây). Trong truyện

Người đầm, bà đầm chuyện trò với cậu bé bán kẹo vừng bên hồ Hoàn Kiếm và bà đầm đi xem chiếu bóng ngồi cạnh người “bản xứ” là chuyện lạ thường nên hướng người ta trông, nhìn. Người đầm (trong Tình xưa) được miêu tả: “Người đầm đi xem chiếu bóng lại ngồi ở hạng nhì lẫn với mọi người “ bản xứ”. Khi

đứa con đùa lại vội vàng đưa mắt nhìn quanh với sự rụt rè, e lệ rồi ra hiệu bảo con im lặng. Tác giả đoán bà ta mới ở bên Pháp sang nên không hách dịch, khinh người như những người dân sống lâu ở bên này”. Tác giả hạ một câu “

Bây giờ bà ta đã có công việc rồi gia nhập hàng ngũ cầm quyền của thực dân ở thuộc địa liệu có dịu dàng, nhũn nhặn như lúc mới sang không”.

Thạch Lam men theo một lối đi riêng, ông tìm và diễn đạt một tâm thế Việt Nam trước chuyển động đổi thay của xã hội. Trong buổi giao thời ấy, đang nhú dần nhu cầu giá trị mới, những nét tâm lý mới ngay trong lớp bình dân và dân quê. Đồng thời cũng có sự rạn nứt thầm lặng, bất an của những giá trị truyền thống làm nên căn cốt đạo đức, tinh thần dân tộc.

Trong những tác phẩm văn xuôi của Thạch Lam, ta thấy một xã hội mà mọi người sống nghèo đói trong bóng tối vẫn luôn khao khát muốn có cuộc sống tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Bởi nền tảng xã hội còn có tinh thần, còn có vẻ đẹp của giá trị văn hóa - căn cốt của dân tộc vẫn được lưu giữ. Một xã hội như thế đối với người cầm bút như Thạch Lam cảm thấy thật sự hạnh phúc: “Tôi thấy cái mầm đầy nhựa của một cái cây rất tầm thường trong những túp lá mới non nhiều ý nghĩ, cái vui sướng của mầm cây từ dưới đất nhô lên đón ánh mặt trời, cái rạng đông của ngàn lá trong gió” (Ý nghĩ nhỏ - Theo dòng).

Trong xã hội giả dối tàn ác, bất công đầu thế kỉ XX không thể không gây ra những phản ứng của con người. Xã hội của nhiều loại người, giai cấp, nghề nghiệp chung sống với nhau: nông dân - địa chủ; dân nghèo - trí thức, chủ - thợ, chủ và người ở. Dường như họ không có mâu thuẫn xung đột lớn trong bút pháp của nhà văn Thạch Lam. Nhà văn muốn điều hòa các xung đột, mâu thuẫn, những chênh lệch, khác biệt. Điểm tựa cho sự điều hòa là cái chung của con người, cái chung đó là lương tri, tính thiện, là phẩm chất người. Nó vừa là chỗ dựa, vừa là cái phải được vun đắp hoàn thiện. Ông hướng vào việc xây dựng văn hóa nhân cách hiện đại, một yếu tố quan trọng làm cơ sở cho dân quyền. Như vậy, trong văn xuôi của Thạch Lam có một xã hội có vẻ hài hòa, có dáng dấp dân quyền mà ông muốn hướng tới. Ta thấy giàu - nghèo vốn định hình từ lâu trong nếp nghĩ phần đông của dân chúng: giàu thường tham lam độc ác …., nghèo thì lương thiện thương nhau. Trong tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại không đúng như vậy. Bà chủ của gia đình chị Sen (Đứa con) tuy róng riết với người ở nhưng có vẻ như mối “mâu thuẫn” giữa chủ và con ở không phải lúc

nào cũng căng thẳng, chủ nợ của Sen có lúc bớt kiệt xỉ mà hào phóng: không thu lễ tết lại còn cho đứa con tiền để may áo. Trong truyện Người đầm: “Tôi mơ màng ao ước người Pháp nào cũng tốt như bà. {…} giống người khác nhau trên mảnh đất này sẽ biết nhau, coi nhau thân như anh em một nhà.”

Thạch Lam trong suy nghĩ của mình phải “muốn sống cho ra người đất Việt “, “không bắt chước Tàu, không bắt chước Tây, phải có cái An Nam của chúng ta”. “Chúng ta cứ việc diễn tả cái hồn của chúng ta”. Cái cảm, cái nghĩ, cái thể hiện của dân tộc luôn thắm đượm vào mỗi nhân vật, mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, nhiều khi thật chân thành và cảm động, khiến người đọc luôn cảm thấy như “có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây”. Cái cảm, cái nghĩ dân tộc ấy đã soi sáng vào cách cảm văn hóa về xã hội, phát hiện vẻ đẹp của nó mang màu sắc Thạch Lam, khó có thể lẫn với nhà văn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)