Phương thức trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 52 - 57)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

3.1. Nghệ thuật trần thuật

3.1.2. Phương thức trần thuật

3.1.2.1. Lời dẫn

Nếu người kể chuyện trực tiếp là tác giả hay gián tiếp thì đều cần có lời dẫn truyện. Lời dẫn chính là lời văn của câu chuyện. Lời văn đó được khởi đầu ,

kế tiếp nhau cho đến kết thúc của truyện. Nó được gắn kết với nhau thành mạch văn như một dòng chảy. Lời dẫn đó gồm những câu văn thông thường : câu tả, câu bình, câu nghi vấn, câu bỏ lửng, câu độc thoại, câu đối thoại…Lời dẫn làm cho các tình tiết trong truyện được gắn kết theo logic của truyện. Nếu cốt truyện là sự kiện thì lời dẫn theo trình tự của cốt truyện: trình bày , thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc. Lời dẫn truyện gắn kết các phần với nhau sao cho tự nhiên mà hấp dẫn. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện ngắn tâm lý, vì vậy Thạch Lam

đã dùng lời dẫn theo sự phát triển của tâm lý, tâm trạng nhân vật. Lời dẫn nhằm phản ánh hiện thực, tái hiện cuộc sống , phân tích lý giải thế giới khách quan. Lời dẫn góp phần xây dựng nhân vật, phân tích nội tâm nhân vật một cách tốt nhất. Lời dẫn làm sáng rõ ý thức của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người theo chủ đề mà nhà văn đã chọn.

Thạch Lam là một nhà văn chú trọng đến cuộc sống, con người bình thường để phát hiện cái đẹp ở họ và luôn hướng thiện. Ông không đi theo con đường “hoa bướm sặc sỡ”, không theo con đường “ánh sáng chói lòa” của những nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn. Do vậy ngôn ngữ trong lời dẫn không hoa mỹ mà rất bình dân, mộc mạc, tự nhiên song rất đỗi hấp dẫn. Lời dẫn có thể là lời của nhân vật “ tôi”: Người bạn cũ, Người lính trẻ, Người lính cũ, Đứa con, Người đầm, Một cơn giận, Sợi tóc, Tình xưa

Lời dẫn có thể là của người kể chuyện ngôi thứ ba: Hai lần chết, Trong bóng tối, Buổi chiều, Cô hàng xén, Một đời người, Cái chân què, Đứa con…Tùy theo chủ đề của tác phẩm và việc tái hiện phân tích lý giải cuộc sống con người mà chọn lời dẫn sao cho hiệu quả nhất. Trong truyện Một cơn giận, ta thấy: - Một buổi tối đông người mọi người nói về cơn giận tự nhiên

- Thanh nghe và nói mình đã trải qua rồi kể lại.

- Một buổi chiều ở tòa báo ra trong lòng chán nản buồn bực - Gọi xe đi về: mặc cả - lên xe - cãi vã với người kéo xe

- Gặp cảnh sát Tây, Thanh bực nên không chấp nhận lời cầu khẩn của người lái xe, nói thẳng nên người lái xe bị bắt về bóp.

- Thanh hối hận, tìm đến nhà để trả tiền phạt, thấy thảmcảnh Thanh càng hối hận , day dứt.

Lời dẫn tự nhiên, mộc mạc tuân theo sự phát triển của truyện, khắc họa được nhân vật Thanh sám hối trở về với điều thiện.

Thạch Lam đã chọn từ giản dị, mộc mạc, tự nhiên để hình thành nên lời dẫn . Lời dẫn không cầu kỳ mà rất bình dị để lột tả bản chất của nhân vật và hiện thực cuộc sống một cách ấn tượng nhất. Ông đã chọn ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên và sắp xếp ngôn ngữ ấy thành câu văn, tạo ra các kiểu câu khác nhau, đoạn và toàn truyện gắn kết với nhau chặt chẽ.

3.1.2.2. Lời kể

Văn xuôi Thạch Lam với những lời văn nhẹ nhàng và kín đáo, như những khúc tâm tình giúp người ta sáng suốt để lựa chọn cho mình lối đi đẹp nhất cho cuộc đời. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn. Là lối truyện tâm tình, không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí nhưng lại rất thực, rất đời. “Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên. Vẫn mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ty đầy đưa cho cụ …”, “Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngoc đi ra; chi Tý, mẹ nó, theo sau đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả các cửa hàng của chị.” (Hai đứa trẻ). Hay trong tác phẩm Sợi tóc ta thấy “tôi có một người anh họ rất giàu, rất ngốc, tên anh ta là Bân, Bân rất phục tôi coi tôi là một người sành sỏ, thạo đời và nhất là thạo các ngón ăn chơi (…) Hôm ấy Bân đến rủ tôi đi mua một cái đồng hồ. Anh ta muốn mua hang thật tốt và nhờ tôi xem hộ. Hai chúng tôi đến hiệu Chabot ở phố Tràng Tiền. Đồng hồ ở hãng này thì không còn phải nói gì nữa: thật là những đồng hồ các hiệu có tiếng, có bảo hành chắc chắn và cố nhiên là giá đắt (…) Lúc trả tiền, tôi thấy hắn giở ra một cái ví da lớn, phồng chặt. Hắn đếm giấy bạc thong thả và cẩn thận” … “Bữa ăn xong. Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi thăm vườn; cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như đón chào hai người” (Dưới bóng hoàng lan) … Tất cả đều thật kín đáo, dịu dàng và tinh tế biết bao. Cuộc sống phong phú và đa dạng sẽ phải có những khoảnh khắc buồn, những thoáng vui, những phút giây cảm động và tiếc nuối về một cái gì đó, về một ai đó. Những xúc cảm thầm kín, những khoảnh khắc đẹp ấy luôn lẩn khuất trong tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy, cũng cảm nhận được. Phải rất tinh tế và nhạy cảm Thạch Lam

mới chộp được những phút giây rung động thẳm sâu trong đời sống tâm linh ấy của nhân vật, ghi lại được những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng nhân vật trong sự tương tranh giữa không gian, ngoại cảnh và lòng người. Ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam có sức lay động và ám ảnh là vì thế.

3.1.2.3. Lời tả

Trong thuật truyện ngoài người kể, lời dẫn còn có lời tả nữa. Lời tả là lời làm cho cảnh vật, con người trong truyện được rõ ra, sáng ra. Nếu như sự vật, con người không được mô tả thì sự vật con người trở lên đơn giản, kho khan bởi các tình tiết truyện chỉ là cái khung, cái sườn, cần được bồi đắp da thịt cho nó hoàn hảo có sức sống và sức hấp dẫn. Lời tả bao gồm tả cảnh, tả vật, tả người, tả sinh hoạt. Muốn tả được nhà văn cần quan sát, cần chọn từ gợi cảm, gợi hình để khắc họa nó theo đúng diều nhà văn mong muốn. Lời văn không cần hoa mỹ chỉ cần sự chính xác thích hợp. Ngôn từ chọn lọc, giản dị mà hàm súc để lột tả được thần thái của sự vật, cảnh vật và con người Thạch Lam một con người giầu tình cảm, tinh tế, luôn tìm cái đẹp của cuộc sống của con người một cách hướng thiện. Ông đã nhuộm cho cảnh, cho tình một tình yêu đằm thắm nên cảnh vật con người được ông mô tả đẹp và đôn hậu.

Lời tả cảnh vật, thiên nhiên, thôn quê, đô thị trong văn của ông làm nên không gian hữu tình cho nhân vật sống và soi sáng nội tâm con người trong những cảnh ngộ khác nhau của cuộc sống.

Thiên nhiên ở vùng quê hiện lên trong văn của ông rất thực, đẹp một cách thuần khiết làm lay động lòng người. Đó "lũy tre xanh đen", "đêm trăng sáng", "con đường đầy rác rưởi", "tiếng trống thu không", "đêm tối chỉ có tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái và côn trùng kêu", "những đêm đập lúa dưới trăng, vang lên âm thanh thình thịch, hạt lúa rơi rào rào", "có những ngày, đông người cắt lúa nghe soàn soạt trên biển vàng lúa chín đang vào vụ, có giàn hoa thiên lý ngan ngát đưa hương" ... Ta chọn một vài đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên để cảm nhận cái tài của nhà văn: "Cái vòng đen của rặng tre làng Băng bỗng vút lên hiện trước mắt, tối tăm và dày đặc" (Cô hàng xén). Hay "Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm, rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá", "Thanh dắt nàng đi thăm vườn, cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người" (Dưới bóng hoàng lan).

Đó là lời của tác giả nói về lời tả của mình đối với cảnh với người trong những trang văn giầu tình cảm yêu thương, chăm chút cái đẹp và nâng niu nó. Lời tả bình dị, muôn sắc màu, lột tả được thần của bức tranh thiên nhiên và con người đương thời. Người đọc cứ nao lòng, say đắm đến nhớ nhung nhớ khắc ghi những lời văn đẹp đẽ như vật quý của mình vậy.

3.1.2.4. Lời bình

Ngoài lời tả như đã trình bày ở trên, ta thấy Thạch Lam còn sử dụng lời bình. Lời bình để cô lại những gì đã diễn ra đối với từng nhân vật trong từng cảnh ngộ khác nhau. Lời bình để nhận xét để đánh giá những suy tư tâm trạng của nhân vật. Lời bình để kết lại cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của nhân vật trong những cảnh ngộ để làm rõ nó, để người đọc nắm bắt được mà có cái nhìn đúng đắn về tính cách tâm hồn của nhân vật. Lời bình giúp cho nhà văn kiệm được lời, sáng về ý tình và có hiệu quả cao. Lời bình có thể là của tác giả, có thể là tự nhân vật nói ra, hoặc nhân vật khác nhận xét về nhân vật có mối quan hệ với mình. Lời bình của Thạch Lam muôn hình vạn trạng, sát hợp với từng tâm trạng, từng cảnh ngộ từng nhân vật một cách tài tình. Sự tài tình đó là cái tâm cái tình của nhà văn nặng lòng yêu thương con người mà có. Hầu như truyện nào cũng có lời bình, nhân vật nào cũng có lời bình của tác giả. Trong Bóng người xưa,

tác giả buông lời nhận xét: "Anh chồng ấy mới thật mơ mộng và đá cả một chút lẩn thẩn". Trong Tối ba mươi, Liên định lấy cái cốc bẩn căm hương, Huệ gạt đi, tác giả nhẹ nhàng bình "Cái cốc bẩn ở góc tường, mà cả đến những khách chơi cũng không thèm dùng đến". Trong truyện Người đầm, tác giả có ba lời bình để mô tả nhân vật khác lạ trong mắt người đọc "Tôi mơ màng ao ước người Pháp nào cũng tốt như bà", "Có lẽ bà ta đã đi tỉnh khác rồi chăng?", "Bây giờ chắc bà ta đã có công việc rồi". Những lời bình như còn nghi vấn, còn là ước mong chưa phải là khẳng định để người đọc suy nghĩ, tạo sự lôi cuốn theo dõi truyện.

Có thể nói, mỗi nhân vật, trong mỗi truyện khi diễn biến tâm trạng, cảm xúc đều được kết lại bằng một lời bình ngắn gọn. Người viết không nhiều lời song tình ý đều sáng rõ. Người đọc dễ nắm bắt, dễ nhớ và khắc sâu từng nhân vật. Lời bình lại phong phú đa dạng hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)