Ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 57)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu

3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật

Nếu coi ngôn ngữ toàn dân có tính chất chung phổ biến thì ngôn ngữ nhà văn lại in đậm dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn ấy và trở thành một trong những vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo không lặp lại của văn chương. Ở Thạch Lam, nét riêng biệt, độc đáo ấy được cụ thể, chi tiết với một tầng bậc rất cao.

Thạch Lam được coi là một nhà văn có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật giản dị, tinh tế, gợi cảm. Với đặc điểm ngôn từ đó, những trang văn của Thạch Lam giàu chất thơ, có khả năng xâm nhập và lưu giữ trong tâm hồn người đọc. Đã hai phần ba thế kỉ trôi qua, những trang viết Hà Nội băm sáu phố phường vẫn tươi mới, hiện đại thu hút độc giả. Nguyễn Tuân - bậc thầy của ngôn từ tiếng Việt đã nhận xét về sáng tác của Thạch Lam như sau: “ Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra, và tươi đậm hơn. Thạch Lam còn đem sinh sắc vào tiếng ta”. Đó là một dấu son vừa ghi nhận nét riêng tài hoa về văn chương chữ nghĩa, vừa ghi nhận những đóng góp của Thạch Lam cho tiếng Việt.

Ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi của Thạch Lam luôn hướng tới vẻ đẹp của đời sống hàng ngày, nó tránh xa sự trau chuốt và bác học của ngôn ngữ văn chương trung đại, những từ Hán Việt không cần thiết. Ông tìm đến với lối văn giản dị, gọi đúng tên những sự vật, hiện tượng, không tránh né với những lời ăn tiếng nói của đời sống hàng ngày: “Khốn nạn cho Dung, từ bé đến nay không phải làm công việc nặng nhọc, bây giờ tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày”. “Con khỉ! Ăn trước à? Còn để cúng đã chứ” (Tối ba mươi). Cách xưng hô, nói chuyện của hai cô gái nhà săm mang đậm chất suồng sã, thân mật. Hay câu hỏi của nhân vật “tôi” với Lệ Minh mang tính khẩu ngữ rõ rệt "Hỏi thế này khí không phải, sao cô không đến chơi sớm hơn một chút?” (Người bạn cũ).

Hoặc những từ, cụm từ: đắt, rẻ, nồng, quánh, nắm con véo xôi, quệt miệng, ăn lãi, xoa xuýt, quái, hỏng toét, ngon mắt, mê bụng, buốt chết răng ( Nội băm sáu phố phường)… được nhà văn sử dụng rất đắc địa trong việc miêu tả tạo ra dư vị ấm áp, dung dị. Hơn nữa, ông cũng đã sử dụng tiếng lóng để chỉ những biểu hiện của nếp sống mới du nhập vào nước ta thời bấy giờ như sau; “người khách” - người Tàu (Trở về) “nhà bò” - lò mổ, “xe con lợn” - một loại xe tàng tàng ở ngoại ô, “bóp” - đồn cảnh sát (Một cơn giận)…. Sự xuất hiện của lớp từ vựng này trong truyện Thạch Lam càng cho thấy tính hiện đại của ngôn ngữ văn chương Thạch Lam.

Ngôn ngữ trần thuật của Thạch Lam còn là ngôn ngữ thể hiện cái sang trọng, mực thước, mang đậm cốt cách trí thức. Lời của Tâm khi nói chuyện với mẹ, thể hiện rõ lời của một cô gái hiền thục, nết na được giáo dục cẩn thận: “Thưa u, vâng ạ!”, "Thưa u, hôm nay con ngồi ở chợ Son ạ!”, “Thưa u, cũng khá ạ!” (Cô hàng xén)…Ngay cả lúc túng bấn ngặt nghèo, em giục giã xin tiền, Tâm cũng nhẹ nhàng phân bua; “Độ này buôn bán khó lắm, ngày cũng chỉ vài hào chỉ lãi, em bảo chị làm thế nào được”. Nhưng sợ phật lòng em, Tâm vội nói ; “ Thì đây chị có chục bạc này là tiền lấy họ cho anh ấy đây. Em cầm lấy rồi chị liệu vay sau cũng được”. Hay khi nhân vật Liên (Một đời người) bị mẹ chồng nhiếc móc thậm tệ , cô vẫn nói hết sức nhẹ nhàng;

Thưa mẹ, ai bảo thế?

Mẹ nói oan cho con, chứ con đâu dám thế. Mẹ cứ đặt điều cho con mãi.

Bị nhà giàu thả chó ra cắn, mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) cũng chỉ trách bằng những lời từ tốn: "Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi, lại còn thả chó ra đuổi.” ...

Cốt cách trí thức ấy của Thạch Lam còn được thể hiện qua cách ông gọi tên nhân vật của mình bằng cái tên trực tiếp như: Liên, An, Tâm, Thanh, Loan, Trường, Lệ Minh,....hoặc gọi là chàng, nàng một cách rất trìu mến chứ không giống với cách gọi tên nhân vật của Nam Cao một cách lạnh lùng qua những đại từ ở ngôi thứ ba như: hắn, y, thị, mụ ... Rồi những từ nhân xưng nghe cũng thật

gần gũi giản dị mà thân thương: bà, bác, họ, cô vợ, cô hàng, bác bán, chú khách, bà cụ, anh phở Bê rê, anh phở Mũ dạ, cô Dần ... Ngay cả cái định ngữ “băm sáu phố phường” cũng thật gần gũi và ấm áp. Chỉ có một tâm hồn Việt với trái tim nồng ấm, dung dị cùng cái nhìn đầy thương yêu mới có cách gọi, cách xưng hô gần gụi đến vậy. Phẩm chất trong sáng và giản dị trong ngôn từ còn được thể hiện ở chỗ Thạch Lam khá kiệm lời, “câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn, và ôm sát cảnh ngộ hoặc tâm trạng cần phô diễn. Có lúc, sự diễn tả vượt ngoài câu - chữ, vì sức gợi mở và khả năng khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm, và cái sức biểu cảm này mới thực sự đòi hỏi bản lĩnh nghệ sĩ.” [59] Chẳng hạn đoạn văn “Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng để che ruồi muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng cẩn thận gọt bỏ

lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Cô muốn xơi với gì? Với chả mới nhé hay với giò lụa mịn màng? Các cô vừa làm ăn cả, một gánh nuôi chồng con, đóng góp thì nhiều. Âu cũng là cái phận chứ biết làm thế nào?” (Hà Nội băm sáu phố phường). Chỉ với bảy câu văn ngắn gọn, đơn giản mà nhà văn đã tả nhiều cảnh từ một cái mẹt đựng cơm đã cắt, thao tác của cô bán hàng, lời ướm hỏi về sở thích của người mua, gia cảnh chung và sự đồng cảnh ...

Thạch Lam rất hay dùng tính từ giàu khả năng biểu cảm: mỏng manh, ẩm ướt, hôi hổi, xuýt xoa, non tơ, khề khà ... và những cụm từ chỉ trạng thái không rõ ràng, không xác định: chả biết thật hay bịa, nghe đâu, tưởng là, có lẽ, chắc thế (Hà Nội băm sáu phố phường) ... Sự kết hợp của hai loại từ này trong văn cảnh cụ thể đã làm cho câu văn Thạch Lam đọng lại trong ta ấn tượng rõ nét về những cảm giác tinh tế và giàu có. Bên cạnh câu cảm thán, câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc trực tiếp, sự xúc động chân thành, tha thiết cũng đem lại cho bài kí một nét nên thơ, trạng thái của tình yêu tôn thờ, ngưỡng mộ, chẳng hạn như: “cũng rau ấy, bún ấy mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi”, “Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở của anh chàng phở áo cánh trắng, ghi lê đen và tóc rẽ mượt?”, “Các bạn ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?”, “Hỡi các bà mua hàng!” ... Hà Nội băm sáu phố phường đem đến giá trị biểu cảm cao vừa tự nhiên, dung dị, mà đằm thắm, tinh tế thấm đẫm chất thơ.

Ngôn ngữ trần thuật của Thạch Lam là lối ngôn ngữ dư ba, có sức đọng lớn:“Bà Cả hình như không nghe thấy gì nữa. Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi, bà đang nghĩ rằng không bao giờ bà biết được những nỗi lo sợ ấy, bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên tay, nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng. Không bao giờ… giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con...” Đứa con.

Có thể nói, Thạch Lam đã biết đặt câu, dùng từ đúng vị trí của nó nên đã gợi lên một cách rõ rang những hình tượng, những trạng thái cảm xúc của tâm hồn. Ông đã "đem sinh sắc vào cho tiếng ta”, mang đậm nét văn hóa của người dân chốn thị thành. Do vậy, thời gian trôi qua, ngôn ngữ trần thuật của Thạch Lam vẫn cứ như là ngôn ngữ của ngày hôm nay, luôn được độc giả ghi nhận và yêu mến.

3.1.2. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu trần thuật là yếu tố cơ bản thuộc phong cách nghệ thuật, giọng điệu văn chương vừa cho phép người đọc nhận ra vẻ riêng nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiểu chí xác định tài năng nhà văn. Đây là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Trong lý luận văn học, giọng điệu được hiểu như là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được mô tả. Ở tác phẩm, giọng điệu thường được bộc lộ trong cách xưng hô, gọi tên sự vật, cách dùng từ, cách cảm thụ thế giói và thái độ đánh giá chúng. Một điều thú vị là giọng điệu trong tác phẩm thường gắn với chất giọng “Trời phú" của mỗi tác giả. Nhưng ngoài ra giọng điệu còn mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng được thể hiện. Ở Thạch Lam, người đọc dễ dàng nhận ra giọng điệu nhẹ nhàng, tinh tế và trữ tình. Vì vậy mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái. Cách kể chuyện nhẹ nhàng thường được bắt đầu ở ngay những dòng đầu tiên với những chữ, những dòng tự nhiên, bình dị. Ngay cả nhịp sống thực của tự nhiên của con người dường như cũng chuyển động chậm hơn quy luật vốn có của nó: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào" (Hai

đứa trẻ). “Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ chống gậy trúc ở ngoài đường vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần” (Dƣới bóng hoàng lan). Những câu văn trên rõ ràng đã làm cho nhịp độ của đối tượng được miêu tả chậm lại. Nếu như tác giả chỉ viết: chiều rồi hay đã chiều rồi thì tất cả sẽ bình thường. Nhưng sự lặp lại hai lần từ chiều đã làm cho người ta có cảm giác chiều đến thật chậm chạp, thật thong thả cũng như trong Dƣới bóng hoàng lan Thạch Lam chỉ viết có tiếng người đi rồi bà chàng chống gậy trúc ở ngoài vườn vào sẽ chẳng để lại dư ba cho câu văn. Việc thêm một ngữ tính từ mái tóc bạc phơ vào giữa câu văn làm cho mọi cái trở nên nhẹ nhàng hơn, chậm rãi hơn. Chính niềm yêu thương, trân trọng đối với con người của ông đã tạo cho giọng văn ông một hơi thở ấm áp. Ngay cả khi kể về sự oan trái cay nghiệt của cuộc đời, Thạch Lam cũng luôn giữ con người đứng bên này của bờ vực yêu thương cam chịu (Đói, Trong bóng tối buổi chiều, Tối ba mươi); hoặc khi nhân vật bị đẩy vào vực thẳm của nỗi đắng cay chua xót, ngòi bút ông dừng lại, lửng lơ, mở ra những tuyến, những đường cho người đọc hình

dung, chứ không chỉ ra hết mọi điều, mọi lẽ (Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Người bạn cũ, Hai lần chết). Còn gì buồn hơn cho thân phận con người, khi vì cái đói của đàn con mà người mẹ phải đánh liều đi vay, bị nhà giàu xua chó cắn, về nhà lên cơn mê sảng rồi chết. Nhưng còn đàn con kia chắc chắn cũng sẽ chết, không vì chó cắn mà vì cái đói đang còn đeo đuổi mãi.

Còn trong Hà Nội băm sáu phố phường, ngòi bút hướng nội phù hợp với giọng văn nhỏ nhẹ, khoan hòa chứ không kể cả bề trên. Hãy nghe ông góp ý phê bình cho người mình về “cách tiếp cận thị trường” để làm sao đáp ứng được thị hiếu của khách hàng Hà Nội, ăn nên làm ra “cái chí của người Việt ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ, và nhiều, thích để xiêu lòng khách, còn cái phẩm có tốt hay không, không cần quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của người mình có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt … Ấy thế tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải. Thế mà không … Về thức quà này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện nhiều ý nghĩa và có thể là một bài học hay cho người mình.” Những cụm từ “người Việt ta”, “người mình”, sao mà tha thiết, chan chứa tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau đến vậy? Ngay cách xưng hô cũng thân tình ruột thịt. Gọi bác bán phở, chú mì vằn thắn, cô cơm vắt, bà cụ bánh cuốn, bà phở nhà thương, tưởng như họ có quan hệ gần gũi, ruột thịt. Khái Hưng đã từng ca ngợi Thạch Lam là người yêu Hà Thành một cách “thấm thía”, “âm thầm” và chỉ ra chất giọng "thủ thỉ”, "bao giờ cũng … thủ thỉ” của Thạch Lam. Nhỏ nhẹ, tình cảm, Thạch Lam không lỡ làm một khách ăn phải buồn lòng vì phải bỏ qua bún bung, không để một cô hàng phải ngậm ngùi vì món ăn của cô không có trong danh mục món ngon Hà Nội: “Tôi hiểu đồng tình và vội vàng bổ vào chỗ khuyết điểm ấy, để khỏi phụ lòng những bà sành ăn bún nóng đi rao khắp phố phường.” Yêu thương, trân trọng những món ăn bình dân, thân thiết với thực khách bình dân xuất phát từ sự gần gũi của người trần thuật với đối tượng, với Hà Nội. Giọng điệu thủ thỉ, nhỏ nhẹ, khoan thai đó còn được thể hiện ngay cả trong bố cục sắp xếp, đặt tên cho các bài trong tập kí Hà Nội băm sáu phố phường rất nhẩn nha, đủng đỉnh, chậm rãi rất thú vị. "Quà Hà Nội, Vẫn quà Hà Nội, Còn quà Hà Nội … tức là người, Phụ thêm vào phở, Bổ khuyết, Những thứ chuyên môn, Vài thứ chuyên môn nữa ..."Lối kể chuyện độc đáo của Thạch Lam còn được bộc lộ rõ qua nhân vật người kể chuyện. Có thể nói, phần lớn nhân vật người kể chuyện trong sáng tác của nhà văn đều xưng tôi... vì vậy, đọc truyện Thạch Lam nhiều khi ta có cảm

tưởng mình đang được đối mặt, sẻ chia với nỗi niềm tâm sự của nhân vật đó. Điều này, có vai trò quan trọng tạo nên mối dây liên hệ giữa độc giả và tác phẩm. Cũng do lẽ đó mà truyện Thạch Lam là những lời thủ thỉ tâm tình và là một thứ văn chương có sức biểu cảm cao. Giọng văn trầm lắng của Thạch Lam không chỉ thể hiện qua lối kể chuyện mà nó còn bộc lộ trực tiếp qua hành động, tính cách của nhân vật. Nhân vật truyện ngắn Thạch Lam là những con người trầm lặng. Đó là những người sống thiên về nội tâm, cảm giác. Họ là những con người tâm hồn mà không phải là con người tính cách. Có phải chăng vì vậy mà tất cả những suy nghĩ của họ đều đi vào nội cảm, những hành động của họ đều thong thả theo nhịp điệu của suy nghĩ. Nếu để ý kỹ một chút, khi tiếp xúc với tác phẩm của Thạch Lam người ta sẽ nhận thấy rằng: Thạch Lam rất hay sử dụng từ “thong thả” để thể hiện hành động của nhân vật: “Tôi thong thả trở về nhà trong óc miên man nghĩ ngợi” (Người bạn trẻ); “Liên một mình thong thả bước đi (Một đời người); “Thành đi lại trên sân ga thong thả và lơ đãng” (Cuốn sách bỏ quên); “Chị Sen thong thả một lát rồi mới trả lời” (Đứa con); “Chiếc cặp cắp ở nách tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi”, ”chúng tôi ngồi thong thả nói dăm ba câu chuyện rời rạc, không có cảm tình gì” (Nắng trong vườn); “thong thả và se sẽ, họ bắt đầu kể những chuyện về thân thế về người thổi sáo” (Tiếng sáo). Hành động nhân vật của Thạch Lam không vội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)