Cảm quan văn hóa về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 41 - 50)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƣời

2.2.2. Cảm quan văn hóa về con người

Văn hào Nga M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”. Nghĩa là văn học lấy con người làm trung tâm, con người vừa là đối tượng phản ánh vừa là cái đích hướng tới của văn học. Bất luận nhà văn nào khi cầm bút sáng tác đều hướng đến con người của thời đại mình. Con người thời đại ấy được hình tượng hóa trong những tác phẩm văn học theo quan điểm thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác của nhà văn Thạch Lam luôn hướng đến con người, nhìn nhận phản ánh con người trên những trang văn của mình theo cách riêng không lẫn với ai. Ông đã cảm nhận và phát hiện cái đẹp của con người ngay trong cuộc sống bình dị khuất lấp, ngay trong con người tầm thường, cần được “trông nhìn”, cần được “thưởng thức”.Với suy nghĩ đó, ông đã tìm kiếm, chắt chiu cái đẹp về con người trên những trang văn thấm đẫm tình cảm về con người của ông. Nhìn từ góc độ văn hóa, ta thấy con người trong văn xuôi Thạch Lam đẹp, đẹp bình dị và chân chất, mang hồn cốt dân tộc.

2.2.2.1. Con người đẹp về hình thể

Con người thật đáng trân quý “Hoa của đất, ngọc của trời”. Con người đẹp, cái đẹp tự nó có, cái đẹp nguyên sơ, cái đẹp trời phú, trời ban cho con người. Đó là cái đẹp hình thể, cái đẹp bên ngoài của con người. Cái đẹp của dáng người, của dung nhan nét mặt, nụ cười, ánh mắt, giọng nói, cách ăn vận …Trên những trang văn xuôi của Thạch Lam ta thấy có hình ảnh của cụ già, em

nhỏ, trai thanh gái lịch, đủ các thành phần trong xã hội. Họ không phải “thả ra bóc trần ai cũng như ai” mà ở mỗi người đều tạc dáng đứng ,dáng hình riêng, đẹp và khó có thể quên đối với người đọc. Đặc biệt Thạch Lam còn cảm nhận và khắc tạo vẻ đẹp của người phụ nữ như những đóa hoa làm đẹp cho đời.

Nhân vật Bài trong Cô hàng xén lúc mười ba được tác giả khắc họa “Vẻ mặt xanh nõn nà trông xinh như một cô gái thật”, nay đã lớn đã là ông giáo nhưng vẫn đẹp: “Hình ảnh của một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe”. Thạch Lam không nhìn người già theo kiểu da nhăn nheo, lưng còng chống gậy, dò dẫm từng bước đi mà lại tạc dáng hình người bà sương tuyết nhuộm tóc, gậy trúc bên mình, thanh thản bước vào “bà chàng tóc bạc phơ chống gậy trúc ở bên ngoài vườn đi vào”. Bà đã đẹp, cô cháu gái Nga của bà lại hồn nhiên trong “ tiếng cười trong trẻo”, xinh và duyên “trong tà áo trắng”, trong “mái tóc đen lánh buông lơi trên cổ nhỏ” (Dưới bóng hoàng lan). Hay ta còn thấy hình ảnh cô Đào (Ra xem gặt) cũng đẹp không kém. “Hai má Đào hồng lên vì ánh nắng, hàm răng đen nhánh và miệng cười rất tươi”. Cô Lan trong Tình xưa lại có nét đẹp “Thân thể trẻ tươi và dẻo dai của nàng vươn cong dưới bóng cây, và tấm áo mỏng căng sát để phô hẳn những đường cong mềm mại”, “Nàng không đẹp, nhưng khuôn mặt dễ coi, và lúc này nàng có một vẻ xinh xắn đáng yêu, một cái duyên tươi thắm và kín đáo. Trước tôi nàng cúi mặt xuống, một nỗi e thẹn làm ửng hồng hai gò má. Khi nàng quay đi, tôi nhìn theo khen phục cái dáng điệu uyển chuyển của nàng”. Cô Trinh trong Ngày mới

cũng chẳng kém cô Lan trong Tình xưa: “ Trong bóng tối, Trinh đứng nép vào bóng cây dưới giàn hoa”, “Một tiếng nói quen thuộc khẽ gọi chàng, giọng dịu dàng và cảm động”, “Trong bóng tối, chàng thấy đôi mắt Trinh long lanh sáng và nghe thấy tiếng thở không đều của người thiếu nữ”…

Có thể nói, Thạch Lam đã cảm nhận vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp bên ngoài của con người theo lối cảm, lối nghĩ của riêng mình. Song đối với ông vẻ đẹp đó chỉ là khởi đầu, là cái duyên để ông đi sâu khám phá vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của con người ở thời đại ông.

2.2.2.2. Con người đẹp về nội tâm

Con người trong tác phẩm của Thạch Lam không chỉ đẹp về hình thể bề ngoài mà họ còn đẹp cả về thể chất về tâm hồn, tình cảm và nhân cách làm

người. Thạch Lam đã khắc họa vẻ đẹp phong phú về thế giới nội tâm, thế giới tâm hồn tình cảm của con người Việt Nam đương thời.

Trước hết, con người có mối quan hệ với thiên nhiên rất mật thiết.Con người hòa gắn với thiên nhiên, làm cho thiên nhiên tôn xứng vẻ đẹp. Con người lấy cảnh trí làm nền và nhuộm tâm hồn mình vào cảnh làm cho cảnh tình đều đẹp: “Chung quanh chàng yên lặng: Mặt trăng đã lên quá đỉnh đầu, sáng láng trên nền trời trong vắt. Sương xuống đã thấm vào người. Trường thong thả trở về buồng. Đến dưới giàn hoa chàng quay lại nhìn cảnh vườn, và qua dãy tre thưa lá, quãng rộng mà dòng sông đưa lên tiếng róc rách của nước chảy. Đột nhiên chàng giật mình. Trong bóng tối của giàn hoa, chàng thoáng thấy bóng người đứng nép vào khóm cây. Chàng bước lại gần một tiếng nói quen thuộc khẽ gọi tên chàng, giọng dịu dàng và cảm động. Trường đứng sát bên nàng … Quả tim chàng bỗng đập mạnh, và một tình cảm mến yêu dồn dập đến…”. “Đêm đã khuya: tiếng nước róc rách ngoài sông Tiền khẽ đi: sương mù đã xuống phủ đầy vườn, trắng xóa như một đám mây, chỉ còn chùm lá dày của cây lựu lấp lánh sáng. Hai người lắng nghe cái yên lặng của ban đêm” (Ngày mới).

Vẻ đẹp con người trong văn xuôi Thạch Lam là tình yêu quê hương đất nước đằm thắm, mộc mạc, sâu lắng làm nao lòng người đọc. Yêu quê hương đất nước là yêu những cái gì gần gũi nhất với con người. Một cây đa trùm tre bóng mát cho những người nông phu giữa trưa hè oi ả. Một dãy tre xanh tay níu tay chạy quanh bao bọc những mái nhà tranh lè tè lụp xụp để thành làng, thành xã tồn tại mấy nghìn năm. Một đêm trăng vằng vặc trải vàng ngõ xóm, trùm lên những hàng nhãn chạy dài, thoang thoảng hương nhãn làm ngây ngất lòng người. Những buổi gặt lúa, tiếng hái cắt lúa soàn soạt hòa với tiếng cười giòn tan trong không trung làm mê lòng người. Một đêm trăng đập lúa, tiếng đập thình thịch vang xa, gợi không khí một mùa thu hoạch. Tất cả đều thể hiện tình yêu làng xóm quê hương của con người. Họ có đi đâu cũng nhớ và trở về với nó (Về quê; Trở về). Liên, An, bác Sẩm, ngày nối ngày sống ở cái phố huyện ấy vẫn thấy bóng tối và ánh sáng, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái và tiếng còi tàu inh ỏi đi vào trong ký ức của mỗi người khó có thể quên (Hai đứa trẻ). Những người phu xe, cô hàng nước, cô hàng bán rong ở bên đường ngách phố cứ diễn đi diễn lại trên đô thị băm sáu phố phường này vẫn vui vẫn yêu vẫn sống như chưa hề được sống để nhớ để thương cái nơi này. Họ yêu quý nơi sinh ra, nơi

kiếm tìm sự sống, nơi neo giữ cuộc đời mình một cách thầm lặng sâu lắng. Ở nơi ấy họ còn tìm thấy những phong tục, những vật quý, những tập quán có sức sống bền dai. Nó như nguồn nước mát lành tắm gội tâm hồn họ, làm cho họ lớn lên và thành người. Những đôi trai gái như Trường với Trinh (Ngày mới), Tâm với Bài (Cô hàng xén) … làm sao quên được cái ngày phu thê kết duyên Châu Trần khắc tạc nguyện ước trăm năm có bánh cốm, bánh su sê của những người thợ khéo tay hay mắt Hàng Than làm nên đặc sản có ý nghĩa đó. Tầng sâu của sản vật đó có cái hồn Việt Nam, cái hồn của giọt mồ hôi hai sương một nắng của người nông dân để có những bông lúa nếp uốn câu còn sữa trắng, cái hồn của người dân làng Vòng mải mê làm thành cốm, cái hồn của những bàn tay điêu luyện làm thành vật báu này, một vật báu sống mãi với thời gian. Đâu chỉ có cốm, mà còn biết bao sản vật đặc sắc từ hạt lúa hạt gạo mà ra. Đó là những món quà Hà Nội, họ yêu, họ quý, họ nâng niu những món quà ngon mắt, ngon miệng, ngon lòng đã sống với thời gian, làm đẹp con người Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.

Nhắc đến các loại phở, loại bún, loại quà ngọt là nhắc đến sản vật quý, hương vị khó quên, làm đẹp lòng mọi người tạo nên một bản săc văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam. Họ không chỉ yêu báu vật đó mà còn yêu những con người đã tạo ra nó, gắn bó với nó, tô điểm cho nó để nó được trường tồn. Những con người luôn trân trọng nhớ tới tổ tiên, quê hương, gia đình trong ngày Tết cổ truyền: Liên và Huệ trong Tối ba mươi sống trong nhà săm ô nhục vẫn nhớ đến sự sum họp đón giao thừa của gia đình, vẫn thành kính sắp lễ, thắp nén hương lòng cung kính tổ tiên, nhớ tới nguồn cội làm vơi đi nỗi buồn

Con người trong tác phẩm của Thạch Lam còn đẹp trong tình người. Họ đồng cảm, sẻ chia và giàu lòng vị tha, đáng được trân trọng. Ví như nhân vật bà Hai trong Người bạn trẻ đã sắc thuốc cho người ở trọ khi ốm. Uống thuốc vẫn chưa khỏi, bà lại nhờ một người đưa họ về chỗ bạn thân. Trước lúc xe quay đi bà “thấy lòng thắt lại”. Thật quý biết bao tình người của bà Hai đối với người không thân thích. Hay như nhân vật cậu Phúc trong Nhà mẹ Lê cho mẹ Lê gạo để mang về cho mười một đứa con ăn cho đỡ đói. Mẹ Lê không có việc làm, không lấy gì nuôi con đành phải liều vào nhà cụ Bá để xin ăn. Hành động của cậu Phúc là hành động đẹp, đẹp về tình thương và đẹp về sự cưu mang con người khi hoạn nạn. Không phải chỉ có cậu Phúc có tấm lòng đáng quý, đáng

trân trọng mà còn có nhiều người khác nữa. Trong truyện Gió đầu mùa, Sơn và chị thấy trời rét, Hiên không có áo ấm, về nhà lấy chiếc áo bông cho bạn, khi chưa được phép của mẹ - Mẹ của Hiên mang trả, mẹ Sơn thương Hiên không có áo rét liền lấy năm hào cho mẹ Hiên vay để mua áo cho con. Mẹ Sơn nói với con

“Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”. Lời mắng nhẹ nhàng của mẹ Sơn là để răn dạy song mẹ Sơn vẫn vừa lòng và mừng khi con làm điều tốt đó đối với bạn.

Vẻ đẹp của con người trong những trang văn của Thạch Lam còn được ông khắc họa là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách. Những con người ấy đẹp đẽ biết bao! Từ hành động, cử chỉ, việc làm …đều là những con người mang nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Khi viết về vẻ đẹp nhân cách của con người, nhà văn Thạch Lam đã đặc biệt quan tâm đến số phận bất hạnh, nghèo khổ của người phụ nữ nhưng họ vẫn luôn cam chịu, nhẫn nhịn, giàu đức hy sinh suốt đời tảo tần vì gia đình, vì chồng vì con. Mẹ Lê tuy nghèo khó, vẫn không nản lòng, vẫn muốn có người “mướn làm” để nuôi con. Để nuôi đủ các con mẹ Lê phải đi ăn xin, không sợ người ta thả chó ra cắn, miễn là tìm được cái sinh nhai cho các con. Nghĩ đến các con, trước khi trút hơi thở cuối cùng vẫn mong có việc làm lấy tiền nuôi con. Bà nâng niu yêu quí đứa con thứ chín, không chỉ vì nó ốm yếu xanh xao nhất mà còn vì "cả nhà chỉ có nó là giống thày như đúc". Sau mỗi lần khoe với hàng xóm, người mẹ ấy lại ôm con ngồi lặng đi như để nhớ đến người chồng. Hình ảnh mẹ Lê là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con, sẵn sàng hy sinh thân mình cho chồng cho con (Nhà mẹ Lê). Hay nhân vật cô Tâm trong truyện Cô hàng xén hết mực yêu cha, yêu các em, tần tảo để nuôi em ăn học. Lúc đi lấy chồng cũng vẫn tảo tần nuôi mẹ chồng và chồng, nhưng không bao giờ có một lời kêu ca về nỗi khổ sở, nhọc nhằn. Bởi hạnh phúc của cô là khi nhìn thấy sự vui vẻ của người thân “Những lúc này khiến cô quên hết cả những e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình. Không bao giờ Tâm có ý nghĩ cho riêng mình, cho cuộc đời riêng của cô”.Tâm “thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình”. Hình ảnh “cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp bước đi” đã trở lên quá quen thuộc với mọi người. Trong Ngày mới, Trinh là một cô thôn nữ bình thường, sống trong cảnh nghèo túng vẫn nhẫn

nhịn hy sinh bản thân không một lời ca thán. “Vợ chàng trong những ngày rét buốt, vẫn mặc phong phanh cái áo lương cũ mỏng manh”. Một sự hi sinh lặng thầm nhưng rất đỗi thiêng liêng của các nhân vật: Cô hàng xén Tâm, mẹ Lê, cô Trinh là hình ảnh tiêu biểu cho nghị lực và đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam. Liên, An, chị Tý, bác Xẩm cùng “trong bóng tối ấy” vẫn đón chờ ánh sáng của con tàu, ánh sáng của cuộc sống đổi thay. Còn nhiều cảnh ngộ nghèo khó song họ vẫn sống vẫn gắng sức, vẫn nuôi hy vọng. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, sống lạc quan.

Thạch Lam còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người qua sự thức tỉnh lỗi lầm của mình để trở về với con người có nhân cách. Nhân vật Tân trong

Đứa con đầu lòng bỏ cái cảm giác khó chịu, cáu với đứa bé, với vợ. Anh thấy vô lý và thấy “sự hiện hữu của đứa con gái đầu lòng”, “là cái thiêng liêng sâu xa của sự sống” rồi anh ẵm đứa con một cách âu yếm. Hình ảnh đứa bé đã đánh thức lương tâm tình cảm của bà Cả giàu có, kiệt ác, không có con. Nhìn chị Sen quấn quýt với đứa con thì trong sâu thẳm lòng bà dội lên nỗi đau đớn, sự thiệt thòi và bất hạnh của mình. Bà nghĩ giá bà đánh đổi tất cả để có được đứa bé như chị thì bà sẽ làm nhưng “không bao giờ bà được bồng bế đứa con trong tay, được nâng niu ấp ủ một mầm sống trong lòng”. Bà “ rung động, một tiếng thở dài thoát ra…đôi mắt ráo của bà bỗng mờ đi như ướt lệ”. Chỉ có cái nhìn vị tha, tinh tế nhà văn mới phát hiện vẻ đẹp muôn đời của người phụ nữ đó là tình mẫu tử (Đứa con). Thanh trong Một cơn giận chỉ là cơn giận vô cớ đã ám ảnh anh suốt đời. Thanh đi xe tay của anh Dư, Thanh giận vô cớ nên đã làm cho anh Dư phải nộp phạt năm đồng. Tiền không có nộp, anh bị giữ xe và bỏ nhà ra đi, trong lúc con ốm cần uống thuốc nếu không có sẽ khó qua khỏi. Thanh hối hận tìm đến nhà, thấy rõ cảnh cùng cực bi đát của gia đình anh Dư, Thanh gửi bà cụ năm đồng và trở về. Thanh nghĩ “Cái kỉ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như cái việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách rất dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, tôi lại thấy đau đớn trong lòng như một vết thương chưa khỏi”. Trường không lấy vợ nhà giàu, chấp nhận lấy Trinh, một cô thôn nữ nghèo. Gia đình nghèo khó, Trường cáu bẳn với vợ con và mong làm giàu. Một hôm gặp người bạn cũ là Quang, Quang vốn là học sinh nghèo khó, nay giàu có khoe khoang, giả dối, hợm hĩnh. Trường biết Quang trước kia nghèo, thày giáo thương cho giấy bút sách vở để học, nay thấy

Quang giàu có, thày giáo thiếu hỏi vay Quang tiền, Quang không cho vay,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)