Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 65)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.2.1. Không gian nghệ thuật

Không gian theo quan niệm của triết học, là phương thức tồn tại của vật chất. Không có một vật thể nào, kể cả con người, trong vũ trụ tồn tại ngoài không gian. Điều này cũng có nghĩa là không thể tìm hiểu con người trong sự tách rời không gian mà nó tồn tại. Với ý nghĩa là một hình thức để cho các hiện tượng vật chất tồn tại, không gian mang tính khách quan. Nó có những đặc tính riêng, không phụ thuộc và biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Không gian luôn là một trong những đối tượng mà con người khao khát chiếm lĩnh. Song sự rộng lớn đến vô cùng, vô tận của nó nhiều khi nằm ngoài tầm tay của con người.

Không gian nghệ thuật là sự phản ánh không gian khách quan vào tác phẩm nghệ thuật. Có thể xem đây như là khái niệm ngắn gọn và dễ hiểu nhất về không gian nghệ thuật. Tuy nhiên, cách hiểu nôm na này chưa nói hết chiều sâu của thuật ngữ. Trong văn học, không gian nghệ thuật là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”, là một phương diện quan trọng trong chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm. Nó khác không gian cuộc đời ở chỗ có tính chủ quan và ý nghĩa biểu trưng. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, thì cho rằng: “Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về lượng không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng”. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh cũng nhấn mạnh: Không gian nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật và đánh giá nhân vật về mặt đạo đức, thẩm mỹ. Bằng việc nhấn mạnh màu sắc, dấu ấn chủ quan của không gian nghệ thuật, các tác giả đã khẳng định được tính độc lập tương đối của nó trước không gian vật chất, địa lý.

Không gian nghệ thuật với tư cách là một nhân tố quan trọng cấu thành thế giới nghệ thuật của nhà văn, chứa đựng trong nó cách hiểu, cách cảm thụ cuộc đời của chủ thể sáng tạo. Nói một cách khác, không gian nghệ thuật cũng là một dạng mã hóa của tư tưởng nghệ thuật nhà văn. Việc tìm hiểu phương diện nghệ thuật này sẽ giúp ta thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn cũng như nét đẹp văn hóa trong không gian ấy.

3.2.1.1. Không gian tâm trạng.

Có thể xem không gian tâm trạng là một kiểu không gian mang tính đặc trưng của sáng tác Thạch Lam. In đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn là đặc điểm chung của mọi không gian nghệ thuật nhưng tạo nên trong tác phẩm những mô

hình không gian để khơi gợi và chứa đựng tâm trạng thì đó là con đường đi riêng của nhà văn Thạch Lam.

Không gian tâm trạng trong sáng tác của Thạch Lam là một biểu hiện, một hệ quả của quan niệm nghệ thuật về con người. Coi trọng đời sống bên trong, xem việc khám phá và thể hiện tâm hồn con người là sứ mạng nghệ thuật cao cả nhất của ngòi bút Thạch Lam, ông đã tìm đến với không gian tâm trạng như một tất yếu. Bằng cách ấy, ông thâm nhập được vào chiều sâu, vào những ngõ ngách tâm tư đầy bất ngờ và bí ẩn của nhân vật. Như vây, không gian tâm trạng là giải pháp tối ưu đối với Thạch Lam trên hành trình sáng tác. Nó tạo nên sự ăn ý tối đa với những yếu tố nghệ thuật khác trong chỉnh thể. Nó là một sự cộng hưởng hữu hiệu nhằm tạo nên khuôn mặt riêng của một nhà văn trên văn đàn những năm đầu thế kỷ XX.

Không gian tâm trạng của Thạch Lam biểu hiện ở hai dạng thức: không gian khơi gợi tâm trạng và không gian gắn liền với tâm trạng.

Trong một tác phẩm văn học, không gian là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”. Không gian nghệ thuật của Thạch Lam cũng đảm nhận sứ mệnh nghệ thuật ấy nhưng có thêm đặc trưng là một kiểu môi trường tâm lý. Nó đóng vai trò là những nguyên cớ khơi gợi, đánh thức những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Có thể gọi không gian nghệ thuật của Thạch Lam là những vườn ươm của cảm giác. Được vây bọc trong khu vườn ấy, nhân vật của ông thường thức trọn được với giác quan và sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình.

Để thực hiện chức năng khơi nguồn tâm trạng cho nhân vật, không gian nghệ thuật của Thạch Lam thường có đặc tính hẹpkhép kín. Nếu như cuộc đời rộng lớn với những không gian mở, có tính toàn cảnh là môi trường tuyệt vời cho những nhân vật tính cách của Vũ Trọng Phụng thì đó lại không phải là mảnh đất phù hợp với nhân vật của Thạch Lam. Sự nhỏ hẹp và tính chất đóng khép của không gian mới là điều mà ông chủ tâm thể hiện và khai thác. Đó là môi trường để mỗi người sống với cái tôi của riêng mình. Mất chiều rộng, nhân vật sẽ đi tìm chiều sâu ở tâm giới. Những khoảng không khi ấy đã tạo nên cho nhân vật cơ hội nhìn sâu vào đáy tâm hồn mình. Thạch Lam thường vây bọc nhân vật của mình trong kiểu không gian như thế. Thế giới nội tâm đầy phức tạp, pha trộn giữa lòng thương xót và nỗi e ngại, giữa những tiếc nhớ và niềm trăn trở của nhân vật tôi trong Người bạn cũ được khơi gợi từ không gian ngôi

nhà. Đêm khuya ở một tỉnh nhỏ vố đã buồn bã lại càng tĩnh mịch và bức bối hơn trong ngôi nhà của nhân vật. Trong vòng vây của bốn bức tường chật hẹp, con người này đã phải đối chứng với chính mình và vì thế mà sống đến tận cùng những cảm xúc những cung bậc tâm trạng. Không gian nghệ thuật đã góp phần quan trọng vào việc khơi gợi dòng thác tâm tư bên trong nhân vật. Nhân vật Liên trong Một đời người có những dự cảm rất tinh khi đứng trước không gian này: “Bước chân vào nhà, tự nhiên Liên thấy lo sợ”. Nỗi lo này không chỉ do sự hiện hiện của bà mẹ chồng và người chồng độc ác, nghiệt ngã gây ra mà còn có một nguyên cớ sâu xa khác. Đó là nơi Liên phải đối mặt với những nỗi đau và những bế tắc của thân phận mình. Ngôi nhà ấy không có chỗ nào cho nhân vật trú ngụ những nỗi niềm về thế cứ mặc sức tuôn trào. Tâm trạng của Diên Trong bóng tối buổi chiều cũng được khơi gợi từ một căn phòngnhư thế: “Căn phong chật hẹp tối tăm làm chàng khó thở”. Nó thắp lên trong lòng chàng bao nhiêu cảm xúc suy tư “Diên nhớ lại quang cảnh u ám buổi trưa. Diên lại nghĩ đến cảnh đồng ruộng ở quê hương đến những rặng cây mà ánh sáng buổi ban mai làm rung động đến cái hình ảnh đáng yêu của Mai khi đến bên chàng”. Chồng chất những nỗi niềm đã trào tuôn khi không gian nghệ thuật dồn nhân vật đến tận cùng của sự bức bối. Không gian căn phòng với đặc tính nhỏ hẹp và khép kín cũng trở thành phương tiện thắp lửu tâm linh cho các nhân vật trong Tối ba mươi. Ngay sau khi Liên mở cửa vào, “vẻ lạnh lẽo của căn phòng đến ngay bao bọc lấy Liên, khiến cái vui trong lòng nàng mong manh sắp tắt. Ở đây, sự chuyển đổi không gian đã bộc lộ rõ khả năng phô diễn nội tam nhân vật của kiểu không gian hẹp. Cảnh nhộn nhịp của phố xá trong một đêm cuối năm có thể giúp Liên tạm quên lãng và nguôi ngoai nỗi đau trong lòng. Nhưng trong căn phòng chật chội với những vật dụng nhơ nhuốc, cũ kỹ, hai kẻ đáng thương này đã không còn nơi ẩn nấp. Cảm giác đau đớn, nỗi nhục nhã ê chề của thân phận ùa về như một dòng chảy không gì ngăn cản nổi. Kiểu không gian ngôi nhà, căn buồng này còn xuất hiện trong sáng tác của nhà văn Thanh Lam như một cái cớ gợi nguồn (Nhà mẹ Lê, Hai lần chết) , và gợi nhớ (Người lính cũ).

Ngôi nhà, căn buồng là những không gian đời thường quen thuộc nhưng với khả năng xử lí chất liệu tuyệt vời của mình, Thạch Lam đã biến chúng thành những duyên cớ khơi gợi thế giới nội tâm chìm khuất của con người trong tác phẩm. Cũng có thể xem đây như là một đèn chiếu. Nó có khả năng thay đổi cường độ và góc độ, có khả năng lách sâu vào những ngõ ngách và góc khuất để

giúp nhà văn “soi thấu được cái tâm lý bên trong” mỗi con người. Ở đây, Thạch Lam lại một lần nữa có sự gặp gỡ với Nam Cao. Trong truyện của nhà văn Nam Cao cũng có sự trở đi trở lại của không gian ngôi nhà, căn buồng với ý nghĩ là không gian suy tưởng. Nét khác biệt giữa hai ông là khả năng khơi gợi, đánh thức những miền tâm lý khác nhau của cùng một kiểu không gian. Trong cái chật hẹp tù túng của những ngôi nhà, nhân vật của Thạch Lam thường sống sâu sắc với những nỗi niềm buồn vui, nhớ tiếc hay khắc khoải đợi chờ, còn nhân vật của Nam Cao lại thường suy ngẫm và triết lý. Mặc dù khả năng khơi gợi của kiểu không gian này trong sáng tác của Nam Cao lớn hơn nhưng với tư cách là người đi trước, Thạch Lam có công sáng tạo ra thứ không gian đời tư giàu tính khơi gợi này.

Đảm nhận vai trò là môi trường tâm trạng cho nhân vật, sáng tác Thạch Lam còn có kiểu không gian thiên nhiên. Nó giảm nhẹ chức năng tô điểm cho tác phẩm và hỗ trợ việc thể hiện tính cách cho nhân vật, thiên nhiên của Thạch Lam được gia tăng ở tư cách là: “vườn ươm của cảm giác, là môi trường nuôi dưỡng cái đẹp”. Những trang văn thấm đẫm hơi thở thiên nhiên của ông không hướng chủ yếu vào mục tiêu tạo nên môi trường sống và hoạt động cho nhân vật mà một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu đối với nhà văn trên con đường hướng vào nội tâm, tìm trong cảm giác. Với sứ mệnh thiêng liêng ấy, không gian thiên nhiên của ông thường mang những đặc tính riêng. Đó là một thế giới đầy hương sắc với những biến thái nhẹ nhàng, tinh tế, thấm vào trong từng câu chữ của nhà văn là một vẻ đẹp trữ tình, man mác. Đọc văn Thạch Lam, chúng ta hầu như không gặp một lần nào hình ảnh thiên nhiên với những nét dữ dằn khốc liệt, vây bọc xung quanh con người luôn là một xứ sở mát rượi, êm ả và ngát hương. Đó là thứ không gian nghệ thuật của thơ nhiều hơn là không gian truyện với chất văn xuôi phàm tục. Được đặt trong không gian ấy, chất thơ trong tâm hồn con người mới tìm thấy cơ hội tuyệt vời để thức dậy và tỏa sáng. Thiên nhiên của ông thường không hiện ra ở cảnh sắc mà ở thần sắc. Điều này phải giải thích tại sao không gian nghệ thuật của Thạch Lam thường là thế giới của những hương vị. Đó là “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc” của phố huyện lúc ngày tàn được cảm nhận bởi tâm hồn tinh tế của hai đứa trẻ. Đó còn là “mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt” đã trở lên rất đỗi thân thuộc với cô hàng xén Tâm. Đó cũng là “mùi thơm nhẹ và sắc của hoa lan” trong một “thời khắc rất êm dịu và thú vị” của một đêm trăng trong

truyện Tình xưa. Đó là mùi hương thoang thoảng và dịu ngọt của không gian trong Dưới bóng hoàng lan. Tất cả đều gần gũi, bình dị và thân thuộc. Tất cả đều có chung một thần thái. Đó thực sự là một tấm phông nền gợi thức những rung động thơ trong tâm hồn nhân vật.

Thiên nhiên trong tác phẩm của Thạch Lam dù luôn hiện ra với vẻ đẹp êm đềm, dịu nhẹ, bằng bạc một chất thơ như thế nhưng luôn là những cảnh sắc động. Đằng sau vẻ ngoài êm ả kia, tạo vật không ngừng thay đổi một cách linh động và khẽ khàng. Nó lặng lẽ chìm dần vào bóng tối trong các truyện Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, hay chuyển mình xao xác trong những cơn Gió đầu mùa. Những biến đổi không nhìn rõ dấu hiệu ấy của không gian thực sự là một thử thách đối với sự nhạy bén của tâm hồn con người. Nó một lần nữa khẳng định sự phong phú trong thế giới nội tâm con người. Thiên nhiên với thế mạnh không lời của mình không ngừng khuấy động lên trong tâm hồn nhạy cảm và đa cảm của nhân vật Thạch Lam thành những con sóng rung động.

Trong những trang văn xuôi của Thạch Lam có sự trở đi trở lại của những khu vườn. Đây chính là kiểu không gian điển hình cho chức năng “vườn ươm cảm giác” của thiên nhiên. Khu vườn thơ ấy hiện lên với rất nhiều dáng vẻ khác nhau. Ở truyện ngắn Nắng trong vườn, đó là một mảnh vườn ngập tràn và lung linh nắng. Khu vườn Dưới bóng hoang lan lại dịu mát, bình yên và đầy bóng râm. Huyền ảo dưới ánh trăng đó là không gian khu vườn của Tình xưaMột đêm trăng sáng. Dù hiện ra dưới sắc độ nào thì những khu vườn trong sáng tác Thạch Lam cũng trở thành mảnh đất ươm trồng và nuôi dưỡng những tâm trạng. Nó có thể khơi gợi lên trong con người những nỗi niềm cổ tích và một ký ức thần tiên( Dưới bóng hoàng lan) hay gợi nhắc về một mối tình đầu dại khờ, trong trắng (Tình xưa).

Để khơi dậy những nỗi niềm, Thạch Lam đã đặt nhân vật của mình trong sự chiếu sáng của những không gian. Nếu cái chật hẹp, khép kín của không gian ngôi nhà, căn buồng làm sống dậy những buồn lo thì vẻ đẹp huyền ảo, nên thơ của thiên nhiên và những khu vườn lại khơi nguồn cho những rung động mơ hồ, dịu ngọt. Không gian nghệ thuật của Thanh Lam đúng là những môi trường tâm trạng cho nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm chìm khuất mà có chiều sâu của mình. Không gian nghệ thuật của Thạch Lam bên cạnh ý nghĩa là môi trường tâm trạng, là duyên cớ khơi dậy những nỗi niềm còn được cảm nhận theo các

trạng thái và cung bậc tâm hồn của nhân vật. Trong truyện ngắn của ông, không gian có sự biến đổi về biên độ rộng và hẹp, về mức độ sáng và tối. Sự đa dạng, phong phú của những mảng màu khác nhau trên bức tranh ngoại cảnh ấy chính là dấu ấn của những miền tâm trạng. Nhà văn đã tạo nên trong sáng tác của mình những kiểu không gian có khả năng co dãn, tăng giảm cường độ và màu sắc một cách linh hoạt tùy theo diễn biến nội tâm của nhân vật. Như vậy, khi vào đến tác phẩm của Thạnh Lam, không gian nghệ thuật đã không chỉ tồn tại với ý nghĩa là môi trường của những tính cách nữa mà còn trở thành môi trường của những tâm trạng. Nó chịu sự chi phối của thế giới nội cảm bên trong con người chứ không phải được quy định từ những yếu tố khách quan.

Thực tế sáng tác của Thạch Lam đã chứng minh không gian nghệ thuật của ông là thứ không gian thấm đẫm màu sắc của tâm trạng. Gần với niềm vui của con người thường là những không gian đẹp, rộng mở và nhiều ành sáng. Trong niềm vui bình dị của cuộc đời cô hàng xén Tâm nhận thấy không gian của một ngày mới thật tươi sáng “ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên cái mặt kính ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn Tâm” (Cô hàng xén). Những ngày no đủ và niềm hạnh phúc hiếm hoi của gia đình

Nhà mẹ Lê luôn được miêu tả trong sự gắn liền với không gian nắng ấm của những buổi chiều mùa hạ. Ở các truyện Nắng trong vườn, Những ngày mới,

Buổi sáng… khi nhân vật hân hoan với niềm vui, với sự lạc quan phơi phới thì bao bọc xung quanh họ là một không gian tươi sáng, rực rỡ của những buổi chiều vàng, những gam màu sáng, nhẹ, những cảnh tượng vui mắt. Đặc biệt, khi nhân vật sống trong những cảm xúc êm dịu, ngọt ngào của những rung động đầu đời, không gian cũng như một thứ hào quang đặc biệt. Đây là khung cảnh một đêm trăng trong truyện Tình xưa: “Trăng rằm vằng vặc, tường vôi sáng trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)