Người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 50 - 52)

Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC

3.1. Nghệ thuật trần thuật

3.1.1. Người kể chuyện

Người kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học. Bởi lẽ, người kể chuyện sẽ dẫn dắt ta đi vào câu chuyện, đồng thời đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Vậy người kể chuyện là ai? Có mối quan hệ gì với tác giả? Vai trò như thế nào?

Theo Tz. Todorop định nghĩa: Người kể chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật”. Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật, trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng tác giả, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh”. [36].

Người kể chuyện trước hết thể hiện ở những nét đặc sắc trong việc tổ chức điểm nhìn ở mỗi nhà văn. Điểm nhìn của người kể chuyện liên quan đến

chỗ đứng của nhà văn khi quan sát và phản ánh hiện thực. Vì thế, khi kiến tạo tác phẩm, nhà văn phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp để kể câu chuyện; tham gia trực tiếp vào sự kiện cốt truyện hay đứng ngoài sự kiện với thái độ khách quan lạnh lùng. Cách lựa chọn này vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp góp phần vào sự thành công hay thất bại của tác phẩm bởi nó sẽ tạo lập cho tác phẩm một hình thức và xác lập cho người kể một điểm nhìn trần thuật để từ đó câu chuyện được bắt đầu. Trong văn xuôi Thạch Lam, tác giả thể hiện ở cách lựa chọn điểm nhìn với số lượng khá lớn ở ngôi thứ ba. Đây là cách lựa chọn tạo nên ngôn ngữ trần thuật khá sắc sảo, giản dị mà sâu sắc bởi nhà văn có thể thâm nhập vào nhân vật, lấy điểm tựa là nhân vật nhưng lại kể lại với thái độ khách quan của một người ngoài nhìn vào.Hai đứa trẻ là câu chuyện kể về chuyện chị em Liên ngồi đợi một chuyến tàu đêm đi qua. Tác phẩm được kể dựa vào điểm nhìn của Liên - một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, trong sáng, nên cảnh phố huyện qua đôi mắt của Liên dẫu buồn mà vẫn đẹp. Bằng thứ ngôn ngữ giản dị của một tâm hồn trẻ thơ, con người dẫu chìm, dẫu lặng vẫn âm thầm quan tâm yêu thương tới nhau… Và cảnh chuyến tàu đêm đi qua mới sáng rực, vui vẻ và huyên náo, mới khơi dậy biết bao nhiêu mộng tưởng của một tâm hồn trẻ thơ khao khát một cuộc sống náo nhiệt, phồn hoa thay thế cuộc sống tẻ nhạt và ảm đạm.

Bên cạnh điểm nhìn ở ngôi thứ ba, Thạch Lam còn lựa chọn điểm nhìn ở ngôi thứ nhất. Với điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, ông đã kể lại bằng một lối kể bình thường, chân chất và hầu hết đều dưới điểm nhìn của nhân vật tôi – vừa là nhân vật, vừa là người trần thuật, vừa là tác giả. Do đó những ý kiến cho rằng văn chương của Tự Lực văn đoàn nói chung, của Thạch Lam nói riêng đều là tình thương theo kiểu ban ơn của những người giàu có, dư dật cúi xuống những mảnh đời nghèo khổ ngày nay đã tỏ ra thiếu cơ sở, vì gia đình của anh em nhà Nguyễn Tường đã từng nghèo khó sa sút. Thạch Lam và người chị thứ năm đã từng dọn quán hàng xén đợi chuyến tàu đêm ở phố huyện Cẩm Giàng. Với cái nhìn hiện thực sinh động, Thạch Lam đã tìm ra trong những chuyện thường ngày tưởng như không có chuyện ấy những điều cần kể, và khi đã kể thì lập tức thành chuyện. Chuyện một đêm mưa gió hai anh em nằm nghe tiếng chim kêu, thương con chim muốn mở cửa đưa vào nhưng ai cũng ngại rét, sáng ngủ dậy hóa ra không phải chim mà tiếng hai cây tre chạm nhau (Tiếng chim kêu). Chuyện một

cũng thuộc loại nghèo, tưởng ra “cái làng nhỏ ở sườn đồi, cái dãy nhà thờ cao lên trên dặng cây, cánh đồng cỏ, mấy con bò đủng đỉnh bên cái suối”( Người đầm). Chuyện đi tàu gặp một người đồng hành đang đọc chính cuốn sách mình viết (Cuốn sách bỏ quên). Chuyện đi đường gặp một người khốn khó từng đi lính sang Tây (Người lính cũ). Chuyện có lần định lấy cắp tiền của bạn (Sợi tóc). Có chuyện suốt từ đầu đến cuối là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật (Người bạn trẻ), trong câu chuyệncủa hai người bạn cũ vốn là đồng chí với nhau “trong một buổi mà nhiệt huyết còn sôi nổi” Trong truyện Người bạn cũ, ta lại thấy một lối trò chuyện có phần khách sáo của những con người đã lâu mới gặp lại. Trong khi Lệ Minh hồ hởi khi gặp lại người đồng chí cũ, trải lòng về cuộc sống riêng khó khăn và nhờ bạn giúp tìm cho công việc, thì trái lại nhân vật “tôi” lại chỉ lo lắng nghĩ đến cái giận dữ của vợ và sự xáo trộn cuộc sống riêng của mình. Nghệ thuật trần thuật của Thạch Lam là sử dụng mạch phát triển ngầm của tâm lý, dòng chảy tiềm thức, với những khoảnh khắc cô đơn trong thế giới mà đôi khi con người không có ngôn ngữ để diễn tả hết tâm trạng, phải dùng đến “ngôn ngữ” của cử chỉ, nét mặt, ánh nhìn, bước đi, dáng đứng... Không thể tìm thấy một cơ sở chắc chắn nào để phủ nhận cái nguyên lý coi văn học đôi khi là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ chiếm lĩnh thế giới tinh thần con người. Bởi lẽ, bản chất văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà còn đề ra những ý thức mới, những tư tưởng - nghệ thuật, mà trạng thái tinh thần, trạng thái tâm lý không phải bao giờ cũng ý thức một cách đầy đủ. Từ tầng ngầm của dòng chảy ý thức mới nhận thức được sự chi phối của hệ thông các quan niệm, sự hằn nổi hình tượng tác giả trong các hình tượng văn học, mối liên hệ mật thiết giữa hình tượng không gian và thời gian - các yếu tố của thi pháp cấu trúc ... đồng thời tạo nên một ngôn ngữ văn xuôi đầy sâu sắc với những diễn biến nội tâm được bộc lộ từ chính bên trong nhân vật. Cho dù lựa chọn điểm nhìn trần thuật ở ngôi nào, Thạch Lam cũng đã phát huy tối đa sự phong phú của tiếng Việt và ngôn ngữ của ông luôn hướng tới cái đẹp của sự bình dị khác hẳn với sự trau chuốt, bóng bẩy và tượng trưng của giai đoạn văn học trung đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)