Các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy do các bộ, ngành ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 30)

7. Bố cục luận văn

1.2.3. Các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy do các bộ, ngành ban

ngành ban hành

Ngày 20/12/1999, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế có Thông tư liên tịch số 05/2001/TTLT-BTC-BCA về hướng dẫn thực hiện

Quyết định số 31/2000/QĐ-TTg ngày 02/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập quỹ PCMT.

Ngày 20/12/1999, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế có Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT về hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy.

Ngày 16/01/2001, Bộ Tài chính và Bộ Công an có Thông tư liên tịch số 05/2001/TTLT-BCA về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 31/2000/QĐ/TTg ngày 02/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập quỹ PCMT.

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm số 01/QĐ-UBQG61 ngày 10 tháng 10 năm 2000 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

Ngày 18/12/2003, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc có Thông tư liên tịch số 27/2003/TTLT-BLĐTBXH-UBTUMTQVN hướng dẫn về tổ chức hoạt động của đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã.

Ngày 17/04/2003, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

Ngày 11/08/2004, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Quyết định số 1160/QĐ-BLĐTBXH quy định chế độ báo cáo thống kê định kỳ và chế độ ghi chép ban đầu về công tác cai nghiện, phục hồi.

1.3. Đặc điểm của truyền hình địa phƣơng vùng Tây Bắc

1.3.1. Đặc điểm chung

Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh các cơ quan báo, đài của Trung ương Đảng còn có hệ thống báo chí địa phương. Báo chí

địa phương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên Báo chí cách mạng Việt Nam.

Ở các địa phương, cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh do Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, quản lý, còn các đài truyền hình do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Ngoài ra, ở các địa phương còn có các văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí Trung ương và một số nơi còn có báo cấp cơ sở, ngành của tỉnh. Là bộ phận quan trọng của Báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí địa phương không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách mà còn định hướng chính trị, tư tưởng cho nhân dân trước các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nước cũng như quốc tế.

So với các cơ quan báo chí ở Trung ương và của ngành, báo chí địa phương có lợi thế là lắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phương, đi sâu vào từng đối tượng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tư tưởng, tình cảm của người dân địa phương một cách trực tiếp.

Mỗi địa phương đều có những truyền thống và đặc điểm riêng biệt về đời sống kinh tế - xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý của công chúng báo chí. Công chúng địa phương thích đọc báo, nghe đài, xem truyền hình địa phương trước hết vì họ luôn muốn biết được những thông tin của địa phương mình, những thông tin đang diễn ra xung quanh mình. Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí này.

Riêng với Đài truyền hình cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và đài quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực, thông tin đại chúng, xây dựng, quản lý và phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình trên phạm vi toàn tỉnh.

diễn đàn của nhân dân, là tờ báo hình phát hàng ngày trên sóng truyền hình đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hoạt động theo Luật báo chí quy định. Chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp báo chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Thông tin và Truyền thông và quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương.

Như vậy, có thể thấy các đài truyền hình địa phương có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương. Đồng thời, cùng với các Đài quốc gia, Đài khu vực, Đài địa phương cũng đang làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa các nghị quyết, chính xác vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa đời sống cơ sở, thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

1.3.2. Đối tƣợng tiếp nhận thông tin của đài truyền hình địa phƣơng

Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ra đời chậm so với các hình thái ý thức XH khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Cũng như các hình thái ý thức XH khác, báo chí luôn lấy hiện thực khách quan nằm đối tượng phản ánh. “Thông tin báo chí là một quá trình liên tục, suy trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống - nhà báo - tác phẩm - công chúng”. Thông tin báo chí khi chưa được công chúng tiếp nhận mới chỉ là không tin khả năng; công chúng không tiếp nhận

các văn bản thông báo, không mua và đọc báo, không nghe phát thanh, không xem truyền hình, không tiếp nhận thông tin trên mạng internet sẽ phá vỡ mối quan hệ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng; khi đó, thành quả lao động báo chí của toàn thể cơ quan báo chí nói chung và từng phóng viên, nhà báo nói riêng chưa được đón nhận và thưởng thức. Như thế, báo chí mới thực hiện được một nửa chức năng của mình. Việc đánh giá các tác phẩm báo chí đúng hay sai, có ý nghĩa hay chưa có ý nghĩa…. cũng là một điều không thể thiếu. Do đó, công chúng cũng chính là người tham gia vào việc góp ý, đồng tình hay không đồng tình, biểu dương hay phê bình khi họ đã thẩm định được những giá trị đích thực của thông tin báo chí.

Thước đo kết quả của báo chí không phải là ở số lượng tin bài đăng trên báo; số lượng phát hành báo chí mà cốt yếu ở chỗ bạn đọc, bạn xem, bạn nghe tiếp nhận và làm theo như thế nào. Bản thân công chúng là người hiểu rõ hơn ai hết nội dung mà báo chí đã đáp ứng đầy đủ hay chưa đầy đủ, kịp thời hay chưa kịp thời, những yêu cầu thiết thực của mình; đồng thời mới khẳng định được những vấn đề báo chí nêu ra có phù hợp với chân lý hay không, chính họ mới đánh giá được cách diễn đạt của báo chí có sát với trình độ của công chúng hay không. Thông tin trong báo chí vừa có tính XH cao vừa có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt. Song, cũng như các hình thái ý thức XH khác, báo chí có những đặc trưng riêng. Chính vì những đặc trưng ấy đã quy định tính chất, mức độ và chức năng phản ánh hiện thực đó. Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đây lượng thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp XH với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài bảo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài. Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có ý nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên biết.

Với các đài truyền hình địa phương, đối tượng tiếp nhận thông tin báo chí nói chung và tiếp nhận thông tin trên sóng truyền hình nói riêng tương đối phong phú, đa dạng. Khán giả thuộc mọi thành phần cư dân trong XH. Do vị trí XH, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết, mỗi người có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau. Xuất phát từ tâm lý lợi ích, có những nhóm công chúng cùng quan tâm những thông tin chung mang biến; đồng thời xuất phát từ những lợi ích riêng, có thể người quan tâm thông tin này, người quan tâm thông tin kia. Những cái riêng đó, đều có ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận cùng một thông tin. Người làm truyền hình phải xác định biết mình đang viết cho đối tượng nào xem. Bởi lẽ, công chúng chỉ quan tâm đến những tin bài hữu ích đối với. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng báo chí có quyền lựa chọn kênh thông tin mà mình yêu thích, đài truyền hình không thể áp đặt việc tiếp nhận thông tin nếu như bạn đọc nhận thấy thông tin đó không bổ ích, không thiết thực.

Mỗi cơ quan báo chí đều có mục đích của mình và khán giả cũng có nhu cầu của riêng họ. Đáp ứng được nhu cầu ấy là báo chí đã gặp khán giả. Báo chí được coi là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, còn khán giả là người tiêu thụ đặc biệt các sản phẩm báo chí, là “đầu ra” của hoạt động báo chí. Không có khán giả thì chương trình truyền hình sẽ không tồn tại. Người làm báo, người cộng tác viết bài cho báo chí phải luôn hiểu rõ ai là người đăng tiêu thụ sản phẩm của mình, bám sát thực tế để nắm bắt được nhu cầu và những vấn đề khán giả quan tâm để có những tin bài đáp ứng nhu cầu thông tin của họ.

Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó các đài truyền hình địa phương vẫn có những đối tượng tiếp nhận thông tin riêng, công chúng riêng. Trừ những thành phố lớn trực thuộc trung ương, thì phần lớn đối tượng tiếp nhận thông tin của các đài truyền hình địa phương ở các tỉnh là công nhân, nông dân và chỉ có số ít thuộc viên chức nhà nước. Do vậy, việc tiếp cận thông tin của mỗi đối tượng cũng có nhiều cách khác nhau, ở nhiều trình độ khác nhau. Đặc biệt là đối với những tỉnh vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc, thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp… Những nơi này việc tuyên truyền trên sóng truyền hình địa phương càng cần phải chi tiết, cụ thể, thậm chí phải tiến hành tuyên truyền bằng ngôn ngữ của riêng họ mới mang lại hiệu quả.

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra rằng, muốn hoạt động báo chí có hiệu quả thì nhất thiết người làm báo và đội ngũ cộng tác viên tham gia viết bài phải biết đến công chúng của mình, coi họ như đối tượng phục vụ đặc biệt, đồng thời qua họ để biết những nhu cầu thông tin mà họ cần, từ đó có những biện pháp đáp ứng mối quan tâm đó. Như vậy, người làm báo ở các đài truyền hình địa phương cũng phải có cách nhìn nhận và cách viết phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin thì mới truyền đạt được hết nội dung, tư tưởng của tác phẩm báo chí.

1.3.3. Giới thiệu sơ lƣợc về 03 Đài truyền hình vùng Tây Bắc đƣợc lựa chọn nghiên cứu

Đài PT-TH Sơn La

Ngày 26/9/1977, Đài PT-THSơn La chính thức được thành lập trên cơ sở một phần cán bộ kỹ thuật của Đài PT-THkhu Tây Bắc. Những năm đầu mới thành lập với khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, song với nhiệm vụ được giao, Đài PT-THSơn La đã vượt qua những khó khăn ban đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngay từ ngày đầu tiên phát sóng chương trình phát thanh (tiếng phổ thông, tiếng Mông và văn nghệ dân

tộc) các chương trình của Đài PT-THSơn La luôn là nhu cầu không thể thiếu, là nguồn thông tin kịp thời nhất đến với nhân dân các dân tộc các bản vùng sâu, vùng xa.

Đài PT-THSơn La là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh; chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Sở Thông tin và Truyền thông; sự chỉ đạo định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đài thực hiện chức năng báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh; thông tin, tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo Luật Báo chí; có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, nội dung thông tin trên trang điện tử bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc theo quy định của pháp luật, tiếp sóng các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; phản ánh tình hình chính trị, kinh tế, XH, an ninh quốc phòng đến với đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

Đài PT-THSơn La có trụ sở chính tại tổ 01, phường quyết Thắng, thành phố Sơn La tỉnh Sơn La, với cơ cấu tổ chức Giám đốc Đài phụ trách chung công tác của toàn ngành, một phó giám đốc phụ trách nội dung, một phó giám đốc phụ trách tiếng dân tộc và một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, các phòng ban chuyên môn gồm có 09 phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch -Tài vụ; Phòng Thời sự; Phòng Chuyên đề; Phòng Biên tập; Phòng Biên tập tiếng dân tộc; Phòng Văn nghệ và Giải trí; Phòng Kỹ thuật và Công nghệ và Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.

Hiện nay, Đài PT-THSơn La có 87 biên chế. Trong đó, trình độ chuyên môn: 05 công chức, viên chức có trình độ thạc sỹ; 70 viên chức có trình độ đại học; 07 viên chức có trình độ cao đẳng; 05 viên chức có trình độ trung

cấp; 10 sơ cấp và tương đương. Trình độ lý luận chính trị: 12 công chức, viên chức có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị, 29 viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 06 viên chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Với trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như trên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từng bước góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Đài PT-THSơn La trong công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Trong năm 2015 đã mở mới các chuyên mục: Sơn La miền đất con người, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Khuyến học, mục tiêu điểm, bản tin Văn hóa, bản tin Thể thao, Bảo vệ và phát triển rừng, bản tin trong nước, tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)