Đảm bảo thời điểm phát sóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 115 - 116)

7. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy

3.2.4. Đảm bảo thời điểm phát sóng

Một trong những đặc điểm của báo chí đó chính là tính định kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế do khó khăn về mặt địa lí, trang thiết bị truyền dẫn chưa được đầu tư đúng mức, công tác vận chuyển bằng tư liệu chưa được chú trọng nên có lúc ở các ở các Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng vẫn chưa duy trì được tính định kỳ phát sóng đối với các chương trình. Vì vậy, việc khắc phục tồn tại này cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt.

Về lâu dài phải triển khai xây dựng đường truyền cáp quang đến các Đài địa phương, đài huyện việc làm này sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực và chi phí trong sản xuất chương trình, cũng như việc phát sóng các chương trình. Mặt khác sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng chương trình, đảm bảo tính nhanh nhạy, kịp thời và tính định kỳ của thông tin đối với các chương trình của các Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng. Hiện nay, đây là một vấn đề đã được lãnh đạo các Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng tính đến và đang xây dựng đề án triển khai.

Về trước mắt các Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng cần quan tâm đến công tác biên tập chương trình phát sóng ở các khu vực

vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Việc biên tập các chương trình này cần phải được quan tâm đến câu chữ, các chương trình đã phát rồi, nếu đưa vào phát sóng ở khu vực miền núi thì phải chú trọng đến việc loại bỏ các từ như: “sáng nay”, “chiều qua”, “hôm nay”, “hôm qua”.... Bên cạnh đó, nội dung chương trình quá nhiều, biên tập viên không thể biên tập được hết toàn bộ các chương trình đã phát để gửi về đài huyện, vì vậy cần phải lựa chọn các nội dung mang tính thiết thực đối với người dân khu vực này, nhất là đối với vấn đề PCMT. Ví dụ như việc đưa thêm các nội dung về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đưa vào. Vì thế chúng sẽ tác động đến người dân có các biện pháp xóa bỏ tập tục trồng cây thuốc phiện. Công tác biên tập phải tôn trọng thời gia quy định để kịp gửi các Đài PT-TH huyện. Các Đài PT-TH các huyện – nơi nhận các chương trình để phát của các Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diên khảo sát nói riêng thì cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kiểm tra chất lượng hình ảnh, âm thanh để xử lí sự cố kịp thời trước khi phát sóng. Phần khác luôn phải có kế hoạch chuẩn bị chương trình thay thế để khắc phục sự cố chương trình chậm hơn chẳng hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 115 - 116)