Về nâng cao chất lƣợng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 121 - 155)

7. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy

3.2.7. Về nâng cao chất lƣợng nhân lực

3.2.7.1. Rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng

Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh đội ngũ báo chí, xuất bản cần nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm, trình độ văn hóa và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức: “Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản đã góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống. Báo chí, xuất bản,....làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uấn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Tuy nhiên,

vẫn cần khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm, trình độ văn hóa và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).

Qua đó ta thấy, mỗi một phóng viên, biên tập viên đều cần phải được đào tạo để nhận thức được rằng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của họ. Có hiểu và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới có thể tuyên truyền phòng chống ma túy với tiêu chí nhanh, đúng, trúng và hay.

3.2.7.2. Trau dồi vốn kiến thức về phòng chống ma túy và kiến thức báo chí chung

Nâng cao năng lực cho phóng viên, biên tập viên: Mỗi năm ít nhất 01 lần, ba cơ quan thường trực tổ chức tập huấn, phổ biến cho phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục, chuyên đề về HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của ba cơ quan truyền thông về quan điểm, định hướng và kiến thức mới trong lĩnh vực này.

Nhà báo phải là những người có kiến thức PCMT. Trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông tác động mạnh mẽ đến báo chí nước ta như hiện nay, mỗi công dân nói chung và mỗi một nhà báo nói riêng, luôn đứng trước một đại dương thông tin. Do vậy, nhà báo phải chịu khó đọc, đi, xem, nghe và viết để không ngừng mở rộng kiến thức xã hội. Những phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình, những người làm thông tin PCMT cần phải không ngừng học tập, tích lũy và bổ sung kiến thức chuyên ngành. Ngoài công tác đào tạo, Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cần thực hiện tốt công tác luân chuyển phóng viên, biên tập viên từ phòng này sang phòng kia để nâng

cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của mình.

Tóm lại, Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển; đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn để trở thành các chuyên gia về lĩnh vực PCMT; đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo phóng viên, biên tập viên, chuẩn bị đội ngũ phóng viên, biên tập viên có tay nghề cao. Ngoài ra, Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cũng cần thường xuyên đào tạo lại, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên của ngành nói chung và các phóng viên, biên tập viên của chuyên đề PCMT nói riêng.

3.2.7.3. Nâng cao trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp của phóng viên, biên tập viên làm công tác thông tin về phòng chống ma túy

Ngoài sự lãnh đạo sát sao của Ban biên tập, vạch ra các định hướng, kế hoạch sản xuất chương trình thì vấn đề nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, những người trực tiếp tham gia sản xuất tác phẩm báo chí là hết sức quan trọng. Vai trò của phóng viên, biên tập viên đó là phải bám sát cơ sở, phát hiện những vấn đề mới, sản xuất những tác phẩm truyền hình thu hút sự qua tâm của công chúng. Những công việc này không ai có thể làm thay họ, đòi hỏi ý thức trách nhiệm năng lực và sự đam mê nghề nghiệp của mỗi phóng viên, biên tập viên. Muốn vậy cần phải nâng cao năng lực cho phóng viên, biên tập viên: Mỗi năm ít nhất một lần, ba cơ quan thường trực tổ chức tập huấn, phổ biến cho phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục, chuyên đề về HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của ba cơ quan truyền thông về quan điểm, định hướng và kiến thức mới trong lĩnh vực này. Vì PCMT là lĩnh vực rộng lớn, vì vậy đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập

viên của Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng không chỉ có kiến thức chung mà cần phải có kiến thức sâu về lĩnh vực này thì mới có thể làm chủ được nội dung cũng như cách thức thể hiện các tác phẩm báo chí truyền hình của mình. Nói cách khác họ phải biến những kiến thức chuyên ngành thành các kiến thức dành cho đông đảo công chúng làm sao để ai xem cũng có thế hiểu được và nhất là không hiểu ai nội dung chuyên môn. Ví dụ như khi xây dựng các tác phẩm truyền hình phổ biến kiến thức về cai nghiện tại cộng đồng thì người phóng viên phải nắm chắc các kiến thức sinh học, y học về cách cai nghiện, đồng thời bên cạnh đó phải biết chuyển tải các nội dung khoa học chuyên sâu thành kiến thức phổ cập để tất cả mọi người thu nhận được kiến thức. Việc giải thích các thuật ngữ chuyên môn phải đảm bảo dễ hiểu nhất nhưng phải đảm bảo tính chất xác, khoa học.

Bên cạnh đó, để làm chủ được nội dung cũng như cách thể hiện của tác phẩm chương trình truyền hình của phóng viên, biên tập viên phải nắm vững các tiêu chí về mục đích và đối tượng mình đang được giao nhiệm vụ phản ánh. Ví dụ như với việc phổ biến kiến thức về cách cai nghiện tại cộng đồng thì mục đích của chương trình là phải phổ biến kiến thức sinh lí và bệnh lí của những người nghiện ma túy nhằm giúp họ cũng như những người xung quanh có những hiểu biết cần thiết về chăm sóc sức khỏe cho người nghiện, nhằm giúp họ cắt được cơn nghiện, có việc làm và hòa nhập được với cộng đồng. Đối tượng chính của chương trình, của những tác phẩm báo chí đó là những người nghiện và những người thân xung quanh họ, còn đối tượng khác là phụ. Để nâng cao nghiệp vụ cho phóng viên thì ngoài bản thân chính sự nỗ lực phấn đấu của chính họ thì đòi hỏi phải có sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà Đài. Nhà Đài nên phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đến truyền thông về PCMT để tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình

độ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

3.2.7.3. Cải tổ mô hình tổ chức và kỷ luật lao động

Mô hình hoạt động của Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng hiện nay có một số điểm không còn phù hợp với thời đại thông tin kỹ thuật số, báo mạng, truyền hình phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt. Do vậy, Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cần tìm cách thay đổi mô hình hoạt động hiện tại, thực hiện đa dạng hóa và tránh trùng lặp các sản phẩm thông tin trước những xu hướng phát triển của loại hình truyền thông điện tử mới. Sản phẩm làm ra phải phục vụ trúng nhu cầu của khách hàng. Mỗi khách hàng có những đòi hỏi và nhu cầu riêng về thông tin, nên chăng tạo ra những sản phẩm riêng biệt, có những tiêu chí riêng.

Cùng với việc tổ chức lại mô hình và cơ chế làm việc của bộ máy, cần siết chặt kỷ luật lao động. Yêu cầu các phóng viên, biên tập viên, hiệu đính Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng chấp hành nghiêm túc kỷ luật thông tin, có chế độ thưởng phạt rõ ràng, phân minh. Những cá nhân, tập thể làm tốt, sáng tạo và có đóng góp nhiều trong công việc cần phải được hưởng các chế độ và mức thưởng cao hơn hẳn những người làm việc bình thường, tránh tình trạng đánh đồng tất cả. Làm như vậy mới tạo được động lực để các phóng viên, biên tập viên, hiệu đính hăng say thi đua lao động, đóng góp tích cực hơn trong công việc. Nếu để xảy ra tình trạng đánh đồng thành tích, đãi ngộ trong công việc, sẽ dễ tạo tâm lí chán nản cho các phóng viên, biên tập viên, hiệu đính, không khuyến khích được họ đóng góp hết mình cho công việc.

Cần có chế độ khen thưởng kịp thời và khen thưởng cao đối với những chương trình đạt chất lượng tốt, có lượng truy cập cao. Chế độ định mức đối

với những chương trình phòng chống ma túy của Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng nhìn chung có sự phân chia giữa người làm việc có hiệu quả và người làm việc ít hiệu quả, nhưng nhìn chung mức chênh lệch điểm định mức còn thấp, chưa thực sự khuyến khích được phóng viên, biên tập viên. Do vậy, muốn có những chương trình chất lượng và khuyến khích phóng viên, biên tập viên làm việc, Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cần phải tăng cường lấy sự khen thưởng chất lượng công việc làm đòn bẩy để động lực các phóng viên, biên tập viên cùng thi đua phấn đấu, đóng góp tốt hơn cho công việc. Mức khen thưởng phải thích đáng, bởi nó thể hiện sự đánh giá đúng công sức và trình độ của từng phóng viên, biên tập viên.

Thưởng phát phải nghiêm minh. Do vậy, có khen thưởng cao thì cũng phải có hình thức xử lí nghiêm những vi phạm về ý thức tổ chức kỉ luật, về kỷ luật thông tin cũng như chất lượng các tin tức trong các chương trình truyền hình. Từ trước đến nay, các hình thức kỷ luật ở Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng nhìn chung rất ít, chủ yếu theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, khiển trách nhẹ nhàng. Mặt tốt của điều này là không gây áp lực quá lớn cho các phóng viên, biên tập viên, nhưng mặt trái của nó là không thể thực hiện được kỷ luật nghiêm minh trong công việc và các phóng viên, biên tập viên khác không ý thức được hết trách nhiệm của mình, từ đó buông lỏng kỷ luật lao động cũng như kỳ luật thông tin, gây nên tình trạng trì trệ, cho ra những sản phẩm thông tin chất lượng thấp hoặc không đạt yêu cầu. Do vậy, cần phải đặt ra những hình thức xử lí có tình, có lí nghiêm khắc đối với những phóng viên, biên tập viên có sản phẩm thông tin không đạt chất lượng, không đạt yêu cầu.

Tiểu kết chƣơng 3:

Ở chương 3 luận văn, tác giả luận văn đã đưa ra những dự báo về tình hình ma túy và yêu cầu phát huy vai trò của truyền hình trong thời kỳ mới đồng thời có đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh PCMT trên sóng truyền hình vùng Tây Bắc.

Trong đó, về diễn biến phức tạp của tình hình ma túy và tội phạm ma túy có thể thấy hiện nay tình trạng buôn bán và sử dụng ma túy trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng tập chung ở 4 nơi được coi là trung tâm sản xuất và tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới là: Tam Giác Vàng, Lưỡi liềm vàng, Tam giác bạc ở Mỹ Latinh và Thung lũng Beqaa ở Lebanon. Về tình hình ma túy và tội phạm ở Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng. Điều đó đòi hỏi báo chí truyền hình phải có phương hướng mới trong truyền thông chống ma túy ở giai đoạn như hiện nay.

Luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh PCMT trên sóng truyền hình vùng Tây Bắc như: Tăng cường sự lãnh đạo của nhà Đài đối với công tác tuyên truyền PCMT; Đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm; Xây dựng chuyên mục; Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ phóng viên....

KẾT LUẬN

Hiện nay tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - XH và an ninh trật tự của đất nước. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Việt Nam hiện có 3 vùng trọng điểm về ma túy là Tây Bắc, Bắc Miền Trung (Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh) và tuyến Tây Nam Bộ. Trong đó, tuyến Tây Bắc chiếm tới 40% đối tượng tội phạm ma túy của cả nước. Tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy ở đây diễn ra khá nghiêm trọng. Vì vậy, đấu tranh PCMT luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 03 Đài: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh PCMT đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, trong đó có báo chí nói chung và Đài truyền hình 3 tỉnh địa phương: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền PCMT.

Nghiên cứu về vấn đề PCMT trên sóng truyền hình vùng Tây Bắc tác giả luận văn xin đưa ra một vài kết luận như sau:

Thứ nhất, trong chương 1 của luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trên sóng truyền hình vùng Tây Bắc như: đưa ra các khái niệm về ma túy ma túy, PCMT, tuyên truyền vận động. Đứng trước tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp Đảng, Nhà nước và chính quyền các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình đã không ngừng đẩy mạnh đưa ra các văn bản pháp luật mà Nhà nước và các bộ,

nghành ban hành nhằm ngăn chặn, dẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội.

Đấu tranh PCMT là nhiệm vụ nặng nề, lâu dài, vì vậy công tác tuyên truyền trên báo chí chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đài PT-TH vùng Tây Bắc ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng với vai trò và nhiệm vụ của một cơ quan báo chí trên địa bàn đã không ngừng đổi mới về nội dung và hình thông tin tác động tới công chúng, từ đó tạo ra bước chuyển biến quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 121 - 155)