Dự báo tình hình ma túy và yêu cầu phát huy vai trò của truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 99 - 104)

7. Bố cục luận văn

3.1. Dự báo tình hình ma túy và yêu cầu phát huy vai trò của truyền

truyền hình trong thời kỳ mới

3.1.1. Diễn biến phức tạp của tình hình ma túy và tội phạm ma túy

Tình hình ma túy và tội phạm ma túy trong khu vực

Theo đánh giá của Cơ quan PCMT và tội phạm của Liên Hợp quốc, tình hình tội phạm và ma túy ở nhiều nước trên thế giới nhất là khu vực Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính trong năm 2017 sản lượng thuốc phiện tăng 9.000 tấn. Theo báo cáo của UNODC, diện tích trồng cây thuốc phiện tại Afghanistan đã tăng 63%, từ mức 201.000 ha năm 2016 lên khoảng 328.000 ha năm 2017, đủ nguyên liệu cho việc sản xuất khoảng từ 550 đến 900 tấn heroin. Điều này cũng dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh tế phi pháp từ 4,1 đến 6,6 tỷ USD, tương đương khoảng 20 - 32% Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của Afghanistan năm 2017.

Bên cạnh đó tình hình sản xuất ma túy tổng hợp đang có những diễn biến phức tạp và ở mức nghiêm trọng. Chỉ tính riêng khu vực “Tam giác vàng” ước tính các quốc gia này cung cấp từ 731 đến 823 tấn thuốc phiện có thể được sử dụng để sản xuất từ 72,3 đến 73,1 tấn heroin. Đáng lo ngại, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” đang lan rộng ở Đông Nam Á làm gia tăng hoạt động trái phép các chất ma túy tổng hợp. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp từ Châu Phi, Trung Đông và một số nước Trung Á qua đường hàng không vào khu vực này.

Tình hình ma túy và tội phạm ma túy tại Việt Nam

nạn ma túy trong khu vực này, suy thoái kinh tế toàn cầu và một số nguyên nhân xã hội như thiếu việc làm nên một bộ phận thanh thiếu niên ăn chơi, sống hưởng thụ... đã dẫn đén tình hình tội phạm ma túy ở Việt Nam có xu hướng gia tăng về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng nhất là ở các tuyến, địa bàn trong điểm như Tây Bắc (Tây Bắc được xác định là tuyến trọng điểm phức tạp về tội phạm ma túy, trong đó phức tạp nhất là địa bàn xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), phía Bắc miền Trung và các tỉnh thành phố lớn hoạt động của tội phạm ma túy đang có xu hướng tăng. Theo thống kê của Bộ Công an, từ đầu năm 2017 đến hết tháng 3/2018 đã phát hiện, bắt giữ hơn 30.000 vụ, hơn 46.000 đối tượng liên quan đến tội phạm ma túy. Thu giữ 1,5 tấn heroin, 167 kg thuốc phiện, 1,5 tấn cần sa, hơn 1,1 tấn và 2 triệu viên ma túy tổng hợp. Riêng Công tan tỉnh Sơn La và tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 1.684 vụ, 2.624 đối tượng. Thu giữ 192 kg heroin, gần 94 kg thuốc phiện, 4,5 kg và hơn 500.000 viên ma túy tổng hợp, 10 khẩu súng, 83 viên đạn và nhiều tài sản liên quan; Lực lượng Bộ đội biên phòng đấu tranh 96 chuyên án, bắt giữ gần 1.400 vụ, 1.900 đối tượng; thu giữ 370kg heroin, 2.000 bánh + 600kg cần sa khô, hơn 1,3 triệu viên ma túy tổng hợp, 42 khẩu súng, 533 viên đạn và nhiều tang vật, tài sản khác có liên quan; Riêng Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La xác lập đấu tranh 13 chuyên án, bắt giữ 92 vụ, 137 đối tượng. Thu giữ 4,4 kg heroin; 5,5 kg thuốc phiện; 1,6 kg và hơn 385.000 viên ma túy tổng hợp.

Về tội phạm ma túy hiện nay sử dụng phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, đối tượng cầm đầu ít khi lộ diện, chúng thường chỉ đạo “chân rết” tìm nguồn hàng, cung cấp về tài chính và thuê người vận chuyển. Chúng dựa vào các quan hệ sẵn có giữa các dòng họ, anh em thân tộc để thuê vận chuyển ma túy. Nguy hiểm hơn, các đối tượng tìm cách lôi kéo, mua

chuộc một số cán bộ cơ sở thoái hóa, biến chất và một số người dân ở các xã, bản tham gia đường dây, bảo kê để hoạt động phạm tội, xây tường rào quanh nhà, đào hầm cất giấu ma túy, trang bị vũ khí cho một số thanh niên trong bản để cảnh giới hoặc cản trở, thậm chí chống lại lực lượng chức năng khi tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, bắt giữ đối tượng, khám xét, thu giữ tang vật trên địa bàn.

Tình hình sản suất ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy dạng đá có quy mô lớn. Các đối tượng phạm tội là người Việt Nam đã từng sống, lao động trực tiếp ở nước ngoài hoặc móc lối với tội phạm là người nước ngoài để tổ chức sản xuất ở nhiều địa phương như: Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh...

Về tình hình người nghiện ma túy cũng không ngừng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Công an, đến tháng 12/2017 cả nước có trên 222.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng gần 12.000 người so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, trên 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội; 13,5% người trong cơ sở cai nghiện, 19% người đang trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) tiếp tục gia tăng ở các địa phương. Ước tính tỷ lệ sử dụng ATS chiếm khoảng 60-70% trong số người nghiện. Ở các tỉnh miển Trung và miền Nam tỷ lệ sử dụng ATS lên đến 70-85% trong tổng số người nghiện. Nghiên cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho thấy 40% người nghiện heroin có sử dụng ma túy tổng hợp và số này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9,7 lần số không sử dụng ma túy tổng hợp.

3.1.2. Yêu cầu phát huy vai trò của truyền hình tham gia phòng chống ma túy chống ma túy

Với chức năng của mình trong những năm qua các cơ quan báo chí đã phản ánh nhiều diện tích, thời lượng đăng, phát nhiều tin, bài phản ánh về

công tác PCMT. Báo chí truyền hình đã chuyển đến người xem hoạt động tích cực trong công tác PCMT, tệ nạn của các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương. Các cơ quan báo chí truyền hình đã mở thêm các chuyên mục, các chương trình đăng tải các biện pháp, kinh nghiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm tuyên truyền rộng khắp tới các tầng lớp nhân dân trong xã hội về tác hại của ma túy, đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp đấu tranh ngăn ngừa và giảm thiểu các tác hại đó. Đối với các cơ quan báo chí nói chung và Đài truyền hình địa phương nói riêng cũng đã phát huy vai trò của mình trong việc chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền về PCMT. Theo đó, nội dung tuyên truyền về PCMT ngày càng được mở rộng và có tính bao quát như: truyền thông nâng cao nhận thức của toàn XH về tác hại và những nguy cơ đe dọa của ma túy nói riêng, và tệ nạn HIV/AIDS, mại dâm nói chung đối với vận mệnh tương lai của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Truyền thông về Luật phòng chống ma túy, quy định về tội phạm ma túy trong Luật hình sự... Truyền thông để vạch rõ những thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm buôn bán cung cấp ma túy, lôi kéo người tham gia vào đường dây mua bán hoặc sử dụng chất ma túy. Đồng thời, cung cấp những kiến thức nhận biết dấu hiệu người mắc nghiện ma túy để kịp thời can thiệp xử lí. Không những thế, truyền thông còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người nghiện ma túy hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng bằng cách giúp thay đổi nhận thức, tạo ra sự cảm thông của gi đình, cộng đồng xã hội đối với người mắc nghiện ma túy, tránh sự kì thị... Truyền thông cũng biểu dương cổ vũ những nhân tố điển hình trong lực lượng vũ trang cũng như biểu dương các tầng lớp nhân dân có thành tích trong đấu tranh phòng ngừa ma túy; những tấm gương đã cai nghiện thành công và giúp người có cùng cảnh ngộ thoát nghiện. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn nhiều thách thức, trước tình hình tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy diễn biến ngày càng tinh vi,

phức tạp đòi hỏi báo chí truyền hình phải có phương hướng mới trong truyền thông chống ma túy ở giai đoạn như hiện nay.

Thứ nhất, các cơ quan báo chí truyền hình cần phải xác định công tác tuyên truyền về PCMT là một nhiệm vụ vừa cấp và vừa lâu dài, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng sự kết hợp các biện pháp khác nhau. Cần xác định được mục tiêu trong công tác tuyên truyền trong giai đoạn mới là tập trung vào truyền thông tại cơ sở, địa bàn dân cư và gia đình. Chú trọng các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng tránh đặc biệt là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở những địa bàn xa xôi hẻo lánh... Những nội dung phổ biến về pháp luật cần hướng đến nội dung thông tin pháp luật bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng công chúng.

Thứ hai, nước ta do có vị trí địa lí gần với khu vực “tam giác vàng” – một trong bốn trung tâm sản xuất ma túy lớn nhất thế giới (“Lưỡi liềm vàng” một phần Afghanistan và các nước láng giềng Iran, Pakistan, Tajikistan và “Tam giác bạc” ở Mỹ Latinh và “Thung lũng Beqaa” ở Lebanon). “Tam Giác Vàng” là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, có diện tích khoảng hơn 200.000km2. Phần lớn diện tích Tam Giác Vàng nằm trong vùng núi có độ cao 1.000m, có rất ít tuyến đường giao thông lại ở vào một vị trí đặc biệt nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cả ba nước. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho việc trồng cây anh túc mà một số nơi chiếm tới 80% diện tích đất trồng. Trong thập niên 60-80 của thế kỷ trước, Tam Giác Vàng nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới với trên 70% lượng ma túy trên toàn cầu mà chủ yếu được tinh chế dưới dạng heroine. Cùng với đó là quy định pháp luật xử lí về tội phạm ma túy ở mỗi nước khác nhau nên sự phối hợp đấu tranh xóa bỏ các tụ điểm ma túy dọc biên giới cũng gặp khó khăn, cản trở. Vì vậy, các cơ quan truyền thông, các đài truyền hình địa phương cần đăng tải nhiều hơn nữa thông tin về những

khó khăn, thách thức trong việc ngăn chặn tình trạng ma túy thẩm lậu qua biên giới. Từ đó, thúc đẩy việc hoạch định và xây dựng chính sách hợp tác, thỏa thuận cũng như kí kết những văn bản để cùng thực hiện phòng chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia.

Thứ ba, các đài truyền hình địa phương các tỉnh vùng Tây Bắc cần phải chủ động hơn nữa trong việc thông tin về giảm cầu, đặc biệt là công tác cai nghiện ma túy. Đây được coi là khâu khó khăn nhất. Bởi vì sau nhiều năm tổ chức với nhiều hình thức cai nghiện nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra được giải pháp căn cơ triệt để, có hiệu quả thực sự, điển hình là tỉ lệ tái nghiên vẫn ở mức cao từ khi thực hiện “Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện vào năm 2003 đến nay”, tỷ lệ người tái nghiện sau khi cai nghiện bắt buộc đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 70-80% (theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội năm 2017). Bên cạnh đó, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp lại có xu hướng lan rộng, việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy tổng hợp chưa được chuẩn bị sẵn sàng về cách thức và các văn bản chỉ đạo. Do đó, truyền thông trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng cũng phải đi trước một bước trong việc định hướng để giúp các cơ quan chức năng chuẩn bị sẵn các giải pháp cho việc phát hiện và tổ chức cai nghiện cho nhóm người này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)