Đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 118 - 121)

7. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy

3.2.6. Đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất

Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hiện nay hệ thống cơ sở vật chất của Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc đã từng bước được hiện đại hóa, trang bị nhiều phương tiện làm việc hiện đại. Tuy nhiên, nếu so với cơ sở vật chất của các cơ quan báo chí ở một số cơ quan báo chí nước ta,

29.3 21 35 14.7 Rất hấp dẫn Hấp dẫn Bình thường Không hấp dẫn

hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị của Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc mới chỉ thuộc dạng trung bình. Nếu đem so sánh với cơ sở với cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ quan báo chí các nước phát triển thì thuộc dạng kém. Do vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông mạnh mẽ như hiện nay, Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc cần được quan tâm nhiều hơn nữa vào việc phát triển cơ sở vật chất và tăng cường các trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp theo hướng ngày càng hiện đại và đồng bộ, để phục vụ tốt hơn nhiệm vụ cung cấp thông tin chiến lực phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cũng như các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan báo chí và công chúng trong cả nước.

Miền Bắc nước ta có 7 tỉnh giáp biên giới Trung Quốc và Lào trong đó Sơn La có 250km đường biên giới với nước Lào, Điện Biên có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 360 km, nơi trình độ dân trí còn thấp, tệ nạn ma túy có nhiều diễn biến phức tạp và sóng truyền hình lại chưa đến được với người dân. Hầu hết các huyện, xã của các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng đều phải thông qua ghi băng và phát lại ở Đài PT-TH huyện. Vì thế mà nhiều chương trình truyền hình đã mất đi tính thời sự. Nhiều sự kiện đã diễn ra hôm nay, nhưng phải tới 2 đến 3 ngày sau công chúng truyền hình mới tiếp nhận được. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tuyên truyền. Vì thế việc đầu tư trang thiết bị phát và tiếp sóng cho khu vực miền núi là hết sức cần thiết.

Đầu tư trang thiết bị phát sóng không chỉ có vai trò to lớn để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về đấu tranh PCMT, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi.

Hiện nay, các Đài truyền hình huyện ở các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng ngoài nhiệm vụ tiếp và phát sóng còn tổ chức sản xuất các tác phẩm báo

chí gửi về Đài PT-TH tỉnh để phát sóng, vì thế cần phải có sự tính toán kỹ để xây dựng đường truyền cáp quang từ Đài PT-TH tỉnh đến các huyện miền núi và ngược lại thuộc vùng Tây Bắc. Xây dựng đường truyền cáp quang tốt sẽ giúp cho công chúng ở khu vực miền núi Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc Tây Bắc nói riêng tiếp nhận thông tin cùng thời điểm với công chúng ở khu vực Thành phố và Thị xã. Tuy nhiên, việc sử dụng đường truyền cáp quang này đòi hỏi các Đài phải có một khoan kinh phí rất lớn do đó cần phải có sự tính toán, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả cao.

Để thực hóa chiến lược phát triển truyền thông, nâng cao cả về lượng và chất thông tin sản phẩm truyền thông về vấn đề PCMT các Đài truyền hình ở các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cần phải khai thác hiệu quả các trang thiết bị đã có, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư nâng cấp kịp thời những trang thiết bị kỹ thuật, hạ tầng, công cụ chức năng hiện đang thiếu hụt để tăng cường nội lực mới cho công tác truyền thông. Tuy nhiên, trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền PCMT của các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng đã gặp không ít khó khăn do điều kiện các trang thiết bị kỹ thuật được đầu tư qua các dự án của, Bộ ngành và trung ương từ nhiều năm trước hiện đã xuống cấp và không phù hợp với điều kiện các trang thiết bị kỹ thuật trong việc sản xuất chương trình. Trường quay của các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng được đầu từ thập kỷ 90 của thế kỉ trước đến nay đã xuống cấp. Các studio phục vụ cho việc ghi hình, thu lời thiếu đã ảnh hưởng tới chất lượng cũng như số lượng các chương trình phát sóng về vấn đề PCMT trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện

Biên, Yên Bái nói riêng. Việc đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng, đầu tư đồng bộ, bổ sung, hiện đại hóa các thiết bị sản xuất chương trình như thiết bị dựng hình, camera kỹ thuật số, thiết bị ghi thu hình lưu động, thiết bị phim trường... là hết sức cần thiết và cấp bách đối với các đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng hiện nay. Việc quan tâm hỗ trợ đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tác nghiệp báo chí ở trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin và năng lực sản xuất chương trình, tăng thời lượng phát sóng cho tất các chuyên đề nói chung và chuyên đề PCMT trên trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh thuộc diện diện khảo sát: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng tự sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 118 - 121)