Về hình thức thể hiện thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 42)

7. Bố cục luận văn

1.4.2. Về hình thức thể hiện thông tin

Thứ nhất yêu cầu về thể loại: Trong một chương trình truyền hình PCMT, sử dụng rất nhiều các thể loại khác nhau như: tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn... Mỗi thể loại lại có một thế mạnh riêng, có hình thức thể hiện riêng. Đòi hỏi người làm chương trình truyền hình phải sắp xếp sử dụng các loại thể này một cách hợp lý.

Thứ hai là yêu cầu về hình ảnh: Khi nói đến truyền hình, yếu tố quan trọng hàng đầu đó là hình ảnh, vì nó trực tiếp tác động đến thị giác của người xem. Hình ảnh là ký hiệu thông tin riêng biệt để phân biệt truyền hình với các loại hình báo chí khác. Hình ảnh trong chương trình truyền hình PCMT cũng phải tuân theo các nguyên tắc của nghệ thuật điện ảnh, để đáp ứng một cách cơ bản nhất nhu cầu nghe nhìn của công chúng. Đó là nguyên tắc về khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay….

truyền, hiệu quả thông tin. Bố cục hình ảnh, chất lượng hình ảnh tốt sẽ đỡ được rất nhiều cho lời bình, và tạo hiệu quả cao trong cung cấp thông tin. Hình ảnh trong các tin bài, phải ăn khớp, xâu chuỗi của sự kiện và có lôgic hợp lý theo đúng trình tự của sự kiện. Khuôn hình phải đảm bảo sự trang trọng, sắc nét, không rung và tránh lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho công chúng.

Thứ ba yêu cầu về âm thanh: Âm thanh trong chương trình truyền hình bao gồm: âm thanh hiện trường; tiếng động ở trường quay và tiếng động hình hiệu, nhạc cắt.

Về âm thanh hiện trường - đây cũng là yêu cầu đối với các thể loại trong một chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình PCMT các tỉnh vùng Tây Bắc. Tiếng động của âm thanh và chân thực, sống động càng tạo được hiệu quả cao đối với người tiếp nhận. Trong âm thanh hiện trường có hai loại, thứ nhất là tiếng động tại hiện trường diễn ra sự kiện, thứ hai là âm thanh của người trả lời phỏng vấn, của phóng viên thực hiện. Đối với loại âm thanh thứ nhất đòi hỏi âm thanh phải chân thực, đúng bối cảnh sự kiện. Trong thời sự, không được sử dụng tiếng động giả, trong những trường hợp hết sức cần thiết, việc sử dụng tiếng động giả phải phù hợp với sự kiện và đảm bảo liền mạch. Đối với loại tiếng động thứ hai, vì đây là tiếng động theo chú ý của người phóng viên, nên đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, trong đó âm thanh trước hết phải rõ ràng, ngôn ngữ phổ thông. Mỗi địa phương có một phương ngữ, âm riêng lên giọng phải phù hợp với địa phương đó. Một yêu cầu khác, đó là tiếng động của người dẫn, người trả lời phỏng vấn phải có tiết tấu nhanh, dứt khoát, và mạch lạc.

Về tiếng động ở trường quay: nếu như tiếng động ở hiện trường tạo sự chân thực, sinh động, tăng phần hấp dẫn cho sự kiện và cho thông tin thì tiếng động tại trường quay cũng khá quan trọng. Vì nó sẽ góp phần tạo ra những

sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng để truyền tải đến người xem. Trong tiếng động của trường quay cũng có hai loại tiếng động, đó là tiếng động của người dẫn chương trình và tiếng động của nhạc hiệu, nhạc cắt trong mỗi bản tin thời sự. Với những yêu cầu đặt ra như thế nào, âm thanh ở đây phải rõ ràng, rành mạch, đúng giọng phổ thông. Hiện nay trong chương trình truyền hình PCMT các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn cơ bản là người dẫn chương trình đọc tất cả các tin bài. Vì vậy dễ dẫn đến nhàm chán. Trong loại tiếng động này nên có nhiều giọng đọc, nhất là phóng viên, biên tập viên cần thể hiện các tác phẩm của mình. Giọng đọc cũng góp phần tạo nên ý đồ, hiệu quả của nội dung tin bài.

Tiếng động hình hiệu, nhạc cắt: một chương trình có thời lượng dài, các thông tin được kết nối với nhau bằng lời dẫn của người dẫn chương trình. Tuy nhiên, quy trình này lặp đi lặp lại cũng gây nhàm chán. Vì vậy, ngoài người dẫn chương trình cần có những đoạn nhạc cắt hoặc hình xem để chuyển thông tin, chuyển nội dung.

1.4.3. Về kết cấu chƣơng trình

Kết cấu chương trình đó chính là sự sắp xếp bố trí các tên bài một cách hợp lý, lôgic theo mảng đề tài, theo sự kiện. Có thể thấy việc xây dựng kết cấu của một chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình PCMT các tỉnh vùng Tây Bắc là hết sức quan trọng, không chỉ đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm của nhà báo, mà còn đòi hỏi cả về tư tưởng, lập trường chính trị. Kết cấu chương trình trường đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất, sắp xếp một cách khoa học, nhuần nhuyễn, hợp lý, người sắp xếp bản tin phải biết linh động trong trường hợp. Nên biết phải sử dụng mảng sự kiện nào được ưu tiên trước, sự kiện nào đưa sau, phải tuân thủ theo một trình tự nhất định. Tùy theo sự kiện, tính chất sự việc để sắp xếp chương trình. Việc sắp xếp lại cũng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

chúng có cái nhìn tổng quát, xâu chuỗi, so sánh và tiện theo dõi những lĩnh vực mà mình quan tâm.

Thứ ba, việc sắp xếp bản tin cũng phải đảm bảo cân đối được các thể loại, về nội dung, sự kiện, lĩnh vực. Việc sắp xếp này sẽ cho khán giả một cái nhìn toàn diện hơn về những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Như vậy, có thể thấy việc sắp xếp kết cấu một chương trình là rất cần thiết, so với nội dung chương trình thì việc sắp xếp, bố trí kết cấu cũng không kém phần quan trọng.

1.4.4. Ngƣời dẫn chƣơng trình

Người dẫn chương trình không nhất thiết phải có ngoại hình đẹp, nhưng nhất thiết phải gây được thiện cảm với khán giả. Người ấy không phụ thuộc vào hàng tri thức “cao đạo” nhưng lại có sự hiểu biết và lòng cảm thông. Người dẫn chương trình không tự khai thác thông tin, nhưng người ấy có bổn phận cung cấp thông tin một cách khéo léo và tinh tế. Người dẫn chương trình truyền hình cần sự tự tin. Người ấy đọc tin một cách đĩnh đạc, có ngữ điệu truyền cảm.

Cách nhìn nhận này đã được đúc kết toàn bộ những yêu cầu thiết thực của một người dẫn chương trình truyền hình. Hiện nay nhiều đài trong cả nước đang sử dụng phát thanh viên để dẫn chương trình mà thiếu vắng các biên tập viên, phóng viên dẫn, vì vậy chất lượng dẫn chương trình không cao. Yêu cầu đặt ra cho người dẫn chương trình hiện nay đó là:

Thứ nhất là có ngoại hình tốt, dễ nhìn, giọng đọc chuẩn, truyền cảm, biết làm chủ lời dẫn, của các tin tức, biết cách dẫn dắt và xâu chuỗi thông tin.

Thứ hai là có sự hiểu biết rộng về các vấn đề, nhất là có khả năng biên tập.

Thứ ba là có khả năng bình tĩnh để xử lý các vấn đề trong chương trình dẫn.

Người dẫn chương trình có vai trò hết sức đặc biệt, vì là người dẫn dắt câu chuyện. Như vậy người dân mới có thể tiếp nhận được thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.4.5. Về thời lƣợng và thời điểm phát sóng

Về thời lượng chương trình: thời lượng chương trình truyền hình PCMT ở các tỉnh vùng Tây Bắc cũng được quy định thường là 15 phút, hoặc 30 phút và chỉ được phép giao động trong khoảng thời gian rất ít. Tuy nhiên không khắt khe như chương trình Thời sự mà có những trường hợp cần ekip, chương trình có thể được kéo dài hoặc thu ngắn để phù hợp với các sự kiện hay trong chương trình và phù hợp với một khung chương trình.

Hiện tất cả các đài truyền hình đều có một lịch phát sóng rất rõ ràng và chính xác. Vì vậy kéo dài, hoặc rút ngắn bản tin này sẽ bị ảnh hưởng đến các chương trình kế cận. Ngoài việc đảm bảo ổn định thời lượng thì độ dài thời lượng của các chương trình cũng rất quan trọng, vì nếu một chương trình Thời sự quá ngắn sẽ dẫn đến việc thông tin cung cấp cho khán giả ít hơn, nhiều vấn đề cần phân tích mổ xẻ sẽ rất khó thực hiện.

Về thời điểm phát sóng chương trình: việc sắp xếp thời điểm phát sóng chương trình truyền hình phòng chống ma túy ở các tỉnh vùng Tây Bắc phải được tính toán một cách chặt chẽ, phù hợp để có thể thu hút được nhiều đối tượng theo dõi. Hiện nay, hầu hết các chương trình truyền hình phòng chống ma túy ở các tỉnh vùng Tây Bắc đã được bố trí phát sóng vào khung giờ tương đối phù hợp trong ngày.

Như vậy để thực hiện một chương trình truyền hình PCMT trên sóng truyền hình vùng Tây Bắc có rất nhiều vấn đề được đặt ra, từ yêu cầu về nội dung, hình thức thể hiện đến các vấn đề về thời gian, thời lượng phát sóng. Mỗi yêu cầu đều có một vai trò, vị trí quan trọng, nếu đáp ứng các tiêu chí yêu cầu này chương trình trước mắt sẽ phù hợp hơn, hấp dẫn hơn với công

Tiểu kết chƣơng 1:

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ các khái niệm liên quan đến vấn đề phòng chống ma tuý như: ma túy, PCMT, tuyên truyền vận động; tìm hiểu các quan điểm của ủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống ma túy, với các văn bản pháp luật mà Nhà nước và các bộ, ngành ban hành.

Bên cạnh đó, là những đặc điểm của truyền hình địa phương vùng Tây Bắc và một số tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình về phòng

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÕNG, CHỐNG MA TÖY TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH VÙNG TÂY BẮC (KHẢO SÁT CÁC ĐÀI TRUYỀN

HÌNH: SƠN LA, ĐIỆN BIÊN, HÕA BÌNH)

2.1. Tần suất các tác phẩm truyền hình về phòng, chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc

Tác giả luận văn đã thu thập thông tin các tác phẩm trên sóng truyền hình vùng Tây Bắc khảo sát ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình trong khoảng thời gian từ tháng 06/2017 - 06/2018 và thu được 197 tác phẩm (xem bảng 2.1):

Bảng 2.1. Số lƣợng tác phẩm truyền hình về phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài: Sơn La, Điện Biên,

Hòa Bình từ tháng 06/2017 - 06/2018

Đơn vị Số lượng Tỉ lệ (%)

Đài PT-TH Sơn La 130 66,0

Đài PT-TH Điện Biên 41 20,8

Đài PT-TH Hòa Bình 26 13,2

Tổng: 197 100

Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả luận văn tháng 07/2018

Nhìn vào biểu đồ 2.1. trên có thể thấy rằng vấn đề ma túy rất được các cơ quan báo chí truyền hình vùng Tây Bắc quan tâm. Theo biểu đồ trên có thể thấy sự chênh lệch lớn giữa những Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc đưa tin những bài viết liên quan đến người buôn bán và sử dụng ma túy. Cụ thể ở Đài PT-TH Sơn La có số lượng tác phẩm phát sóng trên truyền hình nhiều nhất với 130 tác phẩm (chiếm 66,0%), tiếp đến là Đài PT-TH Điện Biên có 41 tác phẩm (chiếm 20,8%) và Đài PT-TH Hòa Bình là 26 tác phẩm (chiếm 13,2%). Với số liệu trên có thể thấy Đài PT-TH Sơn La là đài có số

lượng tác phẩm về PCMT lớn nhất trong 3 đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc. Theo tác giả luận văn sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng tác phẩm truyền hình đưa tin về PCMT là do ở Đài PT-TH Sơn La có hẳn một chuyên mục phát sóng về “Phòng chống ma túy” phát vào 22h10 phút tuần 2 và thứ 4 hàng tháng (tháng 2 chuyên mục). Với các Phóng sự 10 và 5 phút thì phát vào các chuyên mục khác như: Pháp luật và cuộc sống; An ninh Sơn La; và một số chuyện mục, chuyên đề khác phối hợp với các ngành. Với các tin và phóng sự ngăn từ 3 - 5 phút trở xuống thì được phát trong các Chuyên mục và Chương trình thời sự hàng ngày. Ngoài ra, tỉnh Sơn La được các chuyên gia nhận định là một trong 4 điểm nóng về tình trạng buôn bán và sử dụng ma túy lớn nhất cả nước, hơn nữa thời gian qua có rất nhiều các vụ buôn bán ma túy lớn bị bắt tại nơi đây. Còn Đài PT-TH Điện Biên và Đài PT-TH Hòa Bình các tin và phóng sự về ma túy được phát trong các chương trình thời sự và các chuyên mục chuyên đề không có chuyên mục “PCMT” riêng.

Cũng giống như sức thu hút của tiêu đề của bài báo gây sự tò mò hay không đối với bạn đọc tên tác phẩm truyền hình về PCMT cũng vậy, khi nhìn vào tác phẩm truyền hình người xem họ cũng thường dựa vào tên tiêu đề để mà cân nhắc, xem xét có nên tiếp tục theo dõi chương trình đó hay không. Qua khảo sát dựa vào nhan đề và nội dung tác phẩm, tác giả luận văn đã phân loại các chủ đề phản ánh PCMT trên sóng truyền hình vùng trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc khảo sát ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình có những nội dung chính ở bảng 2.2 (xem bảng 2.2):

Bảng 2.2. Nội dung báo chí truyền hình phản ánh về phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài: Sơn La,

Điện Biên, Hòa Bình từ tháng 06/2017 - 06/2018

Nội dung thể hiện Đơn vị Tổng

Đài PT-TH Sơn La Đài PT-TH Điện Biên Đài PT-TH Hòa Bình Tuyên truyền, phổ biến VBPL của Đảng,

Nhà nước về PCTNMT và HTQT về PCMT

29 8 8 45

Đưa ra những cảnh báo và hậu quả của MT đối với con người và XH

20 7 5 32

Thông tin về những vụ BBMT, những TPMT với những thủ đoạn tinh vi để vận chuyển buôn bán MT

54 10 7 71

Nêu gương người nghiện MT cai nghiện thành công trở thành người có ích cho XH

2 2 2 6

Biểu dương những cá nhân, tập thể có thành tích trong cuộc chiến PCTNMT

17 8 2 27

Phổ biến những mô hình, sáng kiến PCMT mang lại hiệu quả cao cho cộng đồng XH

8 6 2 16

Tổng: 130 41 26 197

Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả luận văn tháng 07/2018

2.2.Nội dung tuyên truyền phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở các Đài truyền hình: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình

2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng và hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh

phòng, chống tệ nạn ma túy

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung của các Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng đó là thường xuyên thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về tệ nạn ma túy tới đông đảo quần chúng nhân dân địa phương các tỉnh. Đây là dạng tin bài chiếm số lượng các tác phẩm truyền hình lớn nhất với 45 tác phẩm (chiếm 22,8%) viết về PCMT trên sóng truyền hình truyền hình vùng Tây Bắc nói chung của các Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thuộc diện khảo sát nói riêng.

Trên Đài PT-TH Sơn La thông tin về việc ban hành các văn bản liên quan đến công tác PCMT. Trong chuyên mục “PCMT” phát sóng ngày 07/6/2017 có tác phẩm: “Phòng, chống ma túy: Tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm”, trong đó chương trình có đề cập về việc tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới theo Chỉ thị số 25 của Chính Phủ. Cũng trong chuyên mục “PCMT” ngày 28/6/2017 phóng sự: “Đảng bộ Sơn La lãnh đạo đấu tranh phòng chống thẩm lậu ma túy qua biên giới”, có đề cập đến việc thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh PCMT, trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 42)