Đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 106 - 113)

7. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy

3.2.2. Đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện

3.2.2.1. Về nội dung

Như đã trình bày ở trên về thực trạng tuyên truyền PCMT trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng hiện nay đang còn tồn tại vướng mắc về nội dung đó là trong nhiều bài viết khả năng thuyết phục của thông tin chưa cao khó làm thay đổi được nhận thức, hành vi của công chúng về công tác PCMT. Nội dung thông tin còn đơn điệu, nghèo nàn, rập khuân. Số tác phẩm truyền hình viết theo hồ sơ sẵn của các vụ án chiếm phần lớn, trong khi đó những tác phẩm truyền hình mang tính phát hiện của phóng viên, biên tập viên lại chưa nhiều. Một số nguyên nhân khách quan đó là bài viết mang tính chất phổ biến, giáo dục những kiến thức về cai nghiện, hay pháp luật là những nội dung khô cứng, lặp đi lặp lại vì thế không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để ngồi xem. Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải có những bước cải tiến cho phù hợp với tiến trình chung. Theo tác giả luận văn, giải pháp đổi mới nội dung hiện nay trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và 3 đài truyền hình của 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng hiện nay cần phải được tiến hành với những yêu cầu sau:

Thứ nhất là cả 3 đài truyền hình của 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng và truyền hình Tây Bắc nói chung cần phải tiếp tục thực hiện

phương thức tuyên truyền PCMT. Mặc dù chúng ta đã có một hệ thống về pháp quy PCMT – được coi như là phương thức tuyên truyền PCMT đã hoàn thành nhiệm vụ, thế nhưng trên thực tế thì chưa phải tất cả mọi người đều đã thật sự hưởng ứng và tự giác tham gia vào các hoạt động PCMT.

Hiện nay có nhiều vấn đề XH có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực PCMT như các vấn đề về xóa đói giảm nghèo, việc làm, nâng cao trình độ dân trí... vẫn là những lĩnh vực tồn tại của XH. Nếu chúng ta bỏ qua không tuyên truyền đấu tranh PCMT như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu tuyên truyền.

Ngoài ra, cả 3 đài truyền hình của 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng và truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung cần phải:

Đổi mới và truyền tải một cách sâu sắc, sinh động, phù hợp các nội dung thông tin: Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các giải pháp, biện pháp; hoạt động của Ủy ban quốc gia, các Bộ ngành, địa phương.

Các kiến thức cơ bản; nguy cơ, tác hại, hậu quả lây nhiễm HIV/AIDS, sử dụng, nghiện ma túy và các chất hướng thần; dịch vụ chăm sóc, điều trị, cai nghiện, chữa trị và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, người bán dâm.

Các mô hình, điển hình trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, mại dâm và hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người bán dâm từ bỏ hành vi vi phạm pháp luật, tạo việc làm, phát triển KT, ổn định cuộc sống; giải pháp; kinh nghiệm, các tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước trên thế giới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Tác hại của ma túy tổng hợp, các loại ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy mới; phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm buôn bán ma túy.

Các biện pháp, kỹ năng phòng ngừa để không bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy, tổ chức mại dâm, mua bán người và kỹ năng ứng phó với người nghiện, người sử dụng ma túy; nâng cao nhận thức, giảm kì thị, phân biệt và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và người bán dâm; vận động người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

Thứ hai là cả 3 đài truyền hình của 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng và truyền hình Tây Bắc nói chung cần xây dựng và đẩy mạnh phương thức tuyên truyền trên các lĩnh vực nhằm làm thay đổi hành vi. Truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động có sức tác động, có mục đích, có kế hoạch nhằm đặt được sự thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp đỡ đối tượng chấp nhận các hành vi về lĩnh vực đấu tranh PCMT.

Mục đích của truyền thông là nhằm thay đổi hành vi, hướng tới giải quyết các yếu tố cản trở, ảnh hưởng đến tình trạng thay đổi hay không thay đổi hành vi của đối tượng. Các yếu tố đó có thể là môi trường chính trị, KT- XH và các nhân tố như: thói quen truyền thống về văn hóa không có lợi trong lĩnh vực PCMT, những ảnh hưởng và tác động của các dịch vụ XH, các yếu tố tâm lí, tình cảm, KT...

Vì vậy, thực chất của việc thay đổi từ phương thức tuyên truyền vận động dân số và phát triển sang phương thức truyền thông thay đổi hành vi có thể nói chủ yếu là thay đổi về mục đích tuyên truyền.

Thứ hai là cả 3 đài truyền hình của 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng và truyền hình Tây Bắc nói chung cần đa dạng hóa trong việc phản ánh hệ thống nội dung. PCMT là một lĩnh vực lớn, do đó cần phải có các kế hoạch tuyên truyền cụ thể hoàn chỉnh để xây dựng các tác phẩm báo chí thu hút sự chú ý của công chúng, chứ không thể chỉ trông chờ từ hồ sơ các vụ án của lực lượng công an. Phóng viên, biên tập viên phải đi cơ sở phát hiện

những vấn đề ang tính bản chất để đưa tin.

Trong khi triển khai xây dựng tác phẩm báo chí truyền hình cần phải khắc phục những hạn chế sau:

Không nên lạm dụng vào việc miêu tả quá chi tiết hành vi phạm tội của các đối tượng, đi sâu vào khai thác các chi tiết ly kỳ, gây phản cảm, gợi sự tò mò cho công chúng. Không nên đi quá sâu vào đời tư, dùng những lòi nói miệt thi và vẽ lên những bức tranh vô cùng đen tối về nhân thân và bản chất của đối tượng mà không xét hỏi tới hoàn cảnh phạm tội của họ. Như thế tính giáo dục sẽ không cao, gây mất niềm tin đối với công chúng.

Không nên để bài viết khô cứng, khuân mẫu, thiếu sức sáng tạo, nội dung đơn điệu, khen chê một chiều dễ tạo ra sự nhàm chán cho công chúng, làm giảm hiệu quả tuyên truyền. Có thể nhận thấy điểm này rõ nhất trong các tác phẩm truyền hình phản ánh phong trào PCMT ở cơ sở, thiếu những tác phẩm truyền hình mang tính chất chính luận tầm cỡ về đề tài này và rất ít tác phẩm gây tiếng vang, gây ấn tượng mạnh đến công chúng.

Cần khắc phục sớm tình trạng thiếu vắng những tác phẩm truyền hình viết về giáo dục lối sống đẹp, nêu gương người tốt, việc tốt. Để báo chí truyền hình thực là người đồng hành, tin cậy của công chúng.

Không để nội dung thông tin trong nhiều tác phẩm truyền hình mang tính mùa vụ, thiếu tính hệ thống và định hướng vĩ mô.

3.2.2.2. Về hình thức

Thứ nhất, về ngôn ngữ. Thông tin của báo chí truyền hình bao giờ cũng cần phải mới đó là yêu cầu bắt buộc. Mỗi ngày khi xem các chương trình truyền hình công chúng truyền hình bao giờ cũng mong muốn nhận được những thông tin mới trong ngày hôm ấy. Không có thông tin mới sẽ không có người xem Tivi nữa. Bởi vậy, khi sản xuất tác phẩm truyền hình đòi hỏi ngôn ngữ thể hiện phải đảm bảo những yêu cầu như:

Ngôn ngữ phải thể hiện tính mới và cụ thể. Đây là yếu tố căn bản tạo ra tính thời sự. Đồng thời giúp phóng viên, biên tập viên tránh lặp lại, tránh khuân sáo và tạo ra động lực tìm cách diễn đạt sáng tạo.

Ngôn ngữ phải tạo ra tính khách quan. Sự kiện là cái vốn tồn tại khách quan. Chính sự kiện mới nói lên chân lí, bộc lộ ý nghĩa, bộc lộ thái độ với hiện thực chứ không phải do nhà báo nói ra.

Ngôn ngữ phải đảm bảo độ chính xác. Đây được coi là nguyên tắc bất di bất dịch khi thông tin. Muốn vậy việc sử dụng từ ngữ phải chuẩn về mặt ngữ pháp, gọi đúng tên sự vật, hiện tượng.... tránh những câu từ vô vị. Hạn chế việc sử dụng thuật ngữ khoa học có tính chuyên sâu. Bình dân hóa ngôn ngữ để đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có thể hiểu được.

Có một thực tế đang tồn tại hiện nay ở các Đài PT-TH là nhiều phóng viên, biên tập viên chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng ngôn ngữ để đặt tên tiêu đề cho các tác phẩm báo chí truyền hình. Đã có rất nhiều bài viết chưa thể hiện được nội dung bài viết, tiêu đề tác phẩm truyền hình còn có khoảng cách với nội dung, hoặc có tiêu đề tác phẩm mang tính chung chung. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo chúng tôi là do sự cẩu thả trong biên tập chương trình, người biên tập, phóng viên khi làm chương trình vẫn còn xem nhẹ vấn đề đặt tên cho tác phẩm báo chí truyền hình. Việc làm này đã ảnh hưởng đến một phần không nhỏ chất lượng của chương trình, nhất là chương trình chuyên đề về PCMT – một chuyên đề cực kỳ nhạy cảm hiện nay của các đài PT-TH các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. Như đã trình bày ở phần nội dung phần 2.1 chỉ cần nghe nhan đề gới thiệu chương trình phát sóng khán giả xem truyền hình có thể hình dung được nội dung của chương trình phát sóng từ đó họ nhanh chóng đưa ra quyết định có nên tiếp tục theo dõi và xem chương trình đó hay dừng lại không xem, chuyển kênh. Đây là một vấn đề mà đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần phải có sự

nhận thức đúng đắn và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thứ hai, về thể loại. như chúng ta đã phân tích ở phần 2.2.2, hiện nay vấn đề tuyên truyền về PCMT trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng đang sử dụng 5 thể loại là: tin, phóng sự, ghi nhanh, tọa đàm và phổ biến kiến thức. Tuy nhiên, hình thức thể hiện chính vẫn là tin, phóng sự còn ghi nhanh, tọa đàm lại rất ít. Vì vậy, theo tác giả luận văn các Đài truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình nói riêng cần phải đa dạng hóa các hình thức, thể loại truyền thông để nâng cao chất lượng tin, bài, phóng sự vào việc tuyên truyền đấu trah PCMT.

PCMT là một lĩnh vực phong phú, đa dạng, do vậy khi cung cấp thông tin đòi hỏi những người phóng viên, biên tập viên không thể sử dụng mãi một thể loại, điều đó dễ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu cho khán giả mà phải căn cứ vào sự kiện, vấn đề để có sự lựa chọn thể loại hợp lí. Có những sự kiện, vấn đề chỉ phù hợp với loại tin, nhưng nó lại không phù hợp với phóng sự và ghi nhanh. Ngược lại, lại có những thể loại chỉ phù hợp với phóng sự nhưng lại không phù hợp với tin... Ví dụ như để phản ánh sự việc là một cuộc tập huấn với quy mô nhỏ thì chỉ cần thể loại tin là đủ, còn ví như tác phẩm là một vụ án được xét xử, một tác phẩm phản ánh về trách nhiệm của gai đình và xã hội trong PCMT thì nhất định sẽ sử dụng thể loại phóng sự...

Có thể thấy rằng ở mỗi thể loại báo chí sẽ có một lợi thế riêng trong việc chuyển tải nội dung thông tin do đó người phóng viên, biên tập viên cần phải có sự lựa chọn thể loại cho phù hợp để chuyển tải thông tin đến với công chúng nhanh và hiệu quả hơn. Có như vậy mới tạo ra được sự phong phú cũng như hiệu quả trong công tác tuyên truyền PCMT.

Thứ ba là về chương trình. Qua khảo sát thực tế về nội dung tuyên truyền PCMT trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài PT-TH:

Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình tác giả luận văn nhận thấy phần lớn nội dung về tuyên truyền PCMT tập trung ở các chương trình Thời sự truyền hình, ngoài ra chỉ có Đài PT-TH Sơn La là có chuyên mục “PCMT”. Đây quả thực là một lợi thế, cần phải được duy trì vì chương trình Thời sự luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Là chương trình đề cập nhanh nhạy các vấn đề kinh tế, xã hội của tỉnh địa phương đồng thời chương trình Thời sự còn cung cấp những thông tin cập nhập về PCMT cho công chúng xem truyền hình.

Trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình các chương trình khác như: Chuyên đề, Phổ biến kiến thức pháp luật, Thầy thuốc của bạn... nội dung đề cập đến PCMT với thời lượng lớn hơn vào các chương trình khác như: Chuyên đề, Hộp thư bạn xem truyền hình.... các phóng viên, biên tập viên cần phải biết phát huy lợi thế của chương trình, nếu như chương trình Thời sự là cập nhập, sự nhanh nhạy về thông tin đối với công chúng, thì chương trình truyền chuyên đề là chuyên sâu. Nội dung đấu tranh PCMT qua các chương trình truyền hình chuyên đề hay hộp thư bạn xem truyền hình sẽ cho công chúng có cái nhìn sâu sắc hơn về tệ nạn ma túy.

Để PCMT có hiệu quả thì ý thức tự giác của bạn xem truyền hình đối với chương trình nà có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định rất lớn đến hiệu quả của công tác PCMT. Do vậy, muốn có sự tác động để nâng cao ý thức của người dân về PCMT thì cần phải có các chuyên đề, chương trình truyền hình sâu mới có thể tác động mạnh đến công chúng. Tuy nhiên, theo tác giả luận văn khi tăng cường các chuyên đề, các chương trình chuyên sâu về PCMT thì phải lưu ý đó là nội dung và hình thức tuyên truyền cần được chú trọng. Nội dung và hình thức phải tránh sự rập khuân, máy móc gây ra sự nhàm chán đối với công chúng tiếp nhận. Ví dụ nội dung nên thay đổi thường

xuyên, nếu chuyên đề hôm nay bàn đến những hậu quả của ma túy thì chuyên đề sau bàn đến các biện pháp phòng, chống ma túy như tạo việc làm...

Một nội dung về PCMT sẽ phát huy được hiệu quả hơn nếu có sự bổ trợ nhau giữa các chương trình Thời sự và các chương trình khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 106 - 113)