Thông tin về những vụ buôn bán ma túy, những tội phạm ma túy vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 64)

7. Bố cục luận văn

2.2.3. Thông tin về những vụ buôn bán ma túy, những tội phạm ma túy vớ

túy với những thủ đoạn tinh vi để vận chuyển buôn bán ma túy

Cũng giống như báo chí, báo chí truyền hình có nhiệm vụ đem đến cho khán giả xem truyền hình về những diễn biến phức tạp về tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy. Trong đó, ấn tượng mạnh của công chúng xem truyền hình đó là những con số cảnh báo về hiểm họa ma túy, số vụ buôn bán ma túy và người buôn bán ma túy, số tội phạm liên tiếp bị bắt giữ, tình trạng lây lan sử dụng ma túy được cơ quan chức năng phát hiện, bóc gỡ... các thông tin được đăng tải cho thấy tình hình buồn bán diễn biến hết sức phức tạp.

Đây cũng là đề tài mà các cơ quan truyền hình các tình vùng Tây Bắc trong đó có 03 Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình trong thời gian từ tháng 6/2017-6/2018 đề cập đến ở mảng nội dung này với 71 tác phẩm (chiếm 36,1%) truyền hình.

Đài PT-TH Sơn La là đài có số lượng tác phẩm lớn nhất về thông tin những vụ buôn bán ma túy, những tội phạm ma túy với những thủ đoạn tinh vi để vận chuyển buôn bán ma túy với 54 tác phẩm (chiếm 27,4%). Trong đó, thể loại tin khá đầy đủ về tình hình tội phạm buôn bán ma túy trong địa bàn tỉnh Sơn La, điển hình như:: “Sơn La bắt 01 đối tượng thu 3 bánh heroin, hơn 900 viên ma túy tổng hợp” ngày 9/6/2018của nhóm tác giả Trung Hiếu –

Quốc Việt; “Trong tháng 5 toàn tỉnh phát hiện, bắt giữ 109 vụ, 142 đối tượng có liên quan đến ma túy” ngày 8/6/2018 của tác giả Phương Hồng; “Công an huyện Phù Yên bắt quả tang một vụ vận chuyển trái phép chất ma túy” ngày 8/6/2018của tác giả Bích Luyện; “Sơn La: Bắt 04 đối tượng thu 32.000 viên ma tuý tổng hợp” ngày 7/6/2018 của tác giả Trung Hiếu; “Bộ đội biên phòng sơn la bắt 2 đối tượng buôn bán ma túy tổng hợp” ngày 6/6/2018 của tác giả Đình Dương;... như vậy, trong tháng 6/2018 Đài PT-TH Sơn La có đến 8 tin liên tiếp công bố trên truyền hình cho công chúng được biết.

Trên sóng Đài PT-TH Điện Biên có các tác phẩm như: phóng sự “Tháng 10: Bắt giữ 12 bánh Heroin, hơn 36.000 viên ma túy tổng hợp” ngày 27/10/2017 của nhóm tác giả Hương Trà - Tuấn Trung; phóng sự “Điện Biên: Phát hiện, điều tra làm rõ 627 vụ phạm tội về ma túy” ngày 08/12/2017 của tác giả Thúy Hằng ; Phóng sự “Điện Biên bắt vụ ma túy lớn nhất từ trước đến nay” ngày 04/01/2018 của nhóm tác giả Lường Hương - Huy Tuấn. Trong đó bài viết chỉ ra số lượng heroin lực lượng chức năng bắt trong chuyên án này có tổng trọng lượng 171kg, tương đương 489 bánh, trị giá khoảng 70 tỷ đồng và bắt giữ 589 bánh Heroin trong tháng đầu năm 2018.

Đài PT-TH Hòa Bình “Công an Hòa Bình liên tiếp bắt hai vụ buôn bán, vận chuyển ma túy” ngày 1/10/2017 của tác giả Thủy Phượng; “Hòa Bình bắt giữ đối tượng vận chuyển 20 bánh hêroin từ Hòa Bình về Hà Nội” ngày 24/10/2017 của tác giả Mỹ Linh; “Hòa Bình bắt giữ hai đối tượng vận chuyển trái phép 35 bánh hêroin” ngày 20/2/2018 của tác giá Việt Dũng; “Hòa Bình bắt giữ đối tượng vận chuyển 1 kg ma túy và 1.400 viên hồng phiến” ngày 19/3/2018 của tác giả Trần Minh... Như vậy qua lượng thông tin phong phú này, người đọc hiểu biết thêm về diễn biễn tình hình ma túy trong nước, tạo một góc nhìn khách quan về những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh ngăn chặn hiểm họa này.

Trên sóng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở các Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình bên cạnh việc đưa thông tin sự kiện còn triển khai thành những bài viết đi sâu vào khai thác kể lại sự việc của cơ quan chức năng truy bắt tội phạm và những hành vi chống trả quyết liệt của tội phạm, các vụ buôn bán ma túy bị phát hiện, bóc gỡ, những băng nhóm maphia thanh trừng nhau, chân dung những ông trùm, bà trùm; đồng thời đưa tin các vụ xét xử những kẻ buôn bán ma túy bị xa lưới, bị pháp luật trừng trị luôn thu hút sự quan tâm của công chúng. Qua việc phát phiếu điều tra khảo sát với 300 phiếu có 33,6% độc giả được hỏi quan tâm đến thông tin về những vụ buôn bán ma túy, những tội phạm ma túy với những thủ đoạn tinh vi để vận chuyển buôn bán ma túy (xem phụ lục 2).

Trong bài viết “Tòa án nhân dân Thành phố Sơn la xét xử lưu động 9 vụ án liên quan đến ma túy” của tác giả Hồng Thơm ngày 13/11/2017: “Áp dụng các điều, khoản của Bộ Luật hình sự tòa tuyên phạt bị cáo Vì Văn Ngời 18 tháng tù giam; Bị cáo Vũ Tuấn Anh và Quàng Quang Huy 22 tháng tù giam; các bị cáo Tòng Văn Lâm, Phan Ngọc Lai, Dương Văn Huy, Lò Văn Chơ 24 tháng tù giam; Bị cáo Nguyễn Trung Hải, Nguyễn Kim Cương 30 tháng tù giam và bị cáo Vương Mạnh Hồng 7 năm tù giam”. Bài “2 án tử, 6 án chung thân cho đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia” của tác giả Sa Hằng ngày 4/1/2018. Đào Thị Bình (SN 1977, tiểu khu Bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La) và 7 đồng phạm ra xét xử về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Trên Đài PT-TH Điện Biên có bài: “Điện Biên: 20 năm tù cho hai đối tượng mua bán hồng phiến” của tác giả Minh Trang

ngày21/6/2018; “3 án tử hình về tội mua bán 171kg Heroin” của nhóm tác giả Hoàng Út – Quang Hùng ngày 19/8/2018: “Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên vừa tuyên 3 án tử hình đối với 3 bị cáo: Vừ A Xìa (tên gọi khác Vừ Chù Sếnh), sinh năm 1974; Mùa Thị Đớ, sinh năm 1981, cùng trú tại bản Con

Cang, xã Na Ư, huyện Điện Biên và Lò Văn Tiến, sinh năm 1964, trú tại xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về tội danh mua bán trái phép chất ma túy”.... những thông tin này đưa ra lời cảnh tỉnh, răn đe với những đối tượng đang muốn làm giàu bằng con đường ma túy. Với những kẻ đã buôn bán ma túy thì kết cục chỉ có con đường vào vòng lao lý.

Báo chí vạch trần những thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm ma túy hòng qua mặt các cơ quan chức năng để buôn bán ma túy. Đài PT-TH Sơn La ngày 6/1/2018 tác giả Minh Đức có có bài “Cảnh báo thủ đoạn mới của các trùm ma túy”. Bài báo đã lột tả thủ đoạn của bọn tội phạm ma túy khi chúng dụ dỗ những nữ sinh dân tộc cấp 3, những thiếu nữ nỡ thì gặp bất hạnh trong chuyện tình cảm để đưa vào đường dây của chúng, chúng cho đàn em gây nghiện cho các cô gái trong bản độ tuổi từ 12-18, sau khi mắc nghiện chúng đã đưa lên núi phục vụ chúng như nô nệ tình dục và mang ma túy về xuôi giao cho các đối tượng trong đường dây của chúng... Báo chí cũng đã vạch trần những ngón nghề tinh vi “độc nhất vô nhị” của bọn tội phạm ma túy để quần chúng chủ động phòng ngừa đồng thời giúp cho lực lượng chức năng có biện pháp ứng phó với những tình huống không ngờ tới như: “Mang bầu 7 tháng vẫn điều hành đường dây ma túy “khủng” của nhóm tác giả Lường Hương - Huy Tuấn (Đài PT-TH Điện Biên ngày 22/6/2018); “Giấu 4kg cần sa trong bánh kẹo gửi từ nước ngoài về Việt Nam” của tác giả Diệp Xuân (Đài PT-TH Điện Biên ngày 30/6/2018)... Bài “17 năm tù cho cô giáo mầm non đi vận chuyển ma tuý” trên Đài PT-TH Hòa Bình ngày 19/7/2018 cho thấy sự lộng hành của ma túy đã len lỏi cả vào ngành giáo dục, là những thầy cô giáo đứng lên dạy người mà lại làm trái pháp luật.

Nhìn chung ở mảng đề tài này truyền hình có thể khai thác được sự quan tâm của công chúng, cho nên kết quả khảo sát của chúng tôi nhận được là có đến trên 80% công chúng truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở 03 Đài

PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình quan tâm và thường xuyên theo dõi.

2.2.4. Nêu gƣơng ngƣời nghiện ma túy cai nghiện thành công trở thành ngƣời có ích cho xã hội

Thời gian qua, công tác phòng ngừa, tuyên truyền về PCMT trong nước đã thu được những thành tựu đáng kể. Trong đó, nhờ sự quan tâm của Nhà nước cũng như sự vào cuộc của cộng đồng và một phần không nhỏ của truyền thông báo chí nên công tác cai nghiện đã có những chuyển biến rất rõ rệt, đặc biệt là trong cuộc chiến cai nghiện ma túy đã xuất hiện những tâm gương cai nghiện thành công, họ đã làm lại cuộc đời và trở thành những người có ích cho XH. Những tấm gương đó đều đã phản ánh chân thực, sinh động hấp dẫn. Những người đã từng cai nghiện, từng trải qua những ngày tháng đen tối sẽ thấu hiểu rõ nhất những nỗi khổ, nỗi đau, nỗi tủi nhục bị kỳ thị vì vậy chỉ có con đường duy nhất để họ tự khẳng định được mình là quyết tâm cai nghiện. Những kinh nghiệm mà họ truyền đạt lại chính là những kinh nghiệm xương máu được đánh đổi bằng chính cuộc đời họ.

Qua khảo sát truyền hình các tỉnh vùng Tây Bắc ở các Đài PT-TH: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình thời gian từ tháng 6/2017-/2018 tác giả luận văn thu được kết quả có 6 tác phẩm (chiếm 3,1%) truyền hình nêu gương người nghiện ma túy cai nghiện thành công trở thành người có ích cho XH, mặc dù có rất ít nhưng cho thấy sự quyết tâm hướng thiện của con người sau những xa ngã của cuộc sống đời thường.

Trên Đài PT-TH Sơn La ngày 21/2/2018 có phóng sự “Thắng ma túy để làm lại cuộc đời” của nhóm tác giả Hoàng Liên - Bùi Tuấn. Phóng sự phản ánh sự quyết tâm của bản thân những con nghiện, sự chia sẻ của gia đình, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyên địa phương đã giúp người nghiện từ bỏ được ma túy vươn lên phát triển kinh tế, tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho XH với gương anh Tiệp: “Vì Mạnh Tiệp, quê ở xã Chiềng

Sơn, huyện Mộc Châu (Sơn La). Tiệp là con út trong một gia đình có 4 anh chị em. Bị bạn bè xấu lôi kéo, Tiệp dính vào con đường nghiện ngập lúc nào không hay. Vào cơ sở, Tiệp được chọn vào đội văn nghệ, rồi được sự quan tâm của các thầy, cô giáo, em tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên nên tâm lý rất thoải mái”, phóng sự “Hạnh phúc ngày trở về” của tác giả Bùi Tuấn ngày 25/6/2017, câu chuyện của hai vợ chồng anh Quàng Văn Sình bằng sự quyết tâm họ đã cai nghiện thành công và có việc làm ổn định, đời sống ấm lo, hạnh phúc .

Đài PT-TH Điện Biên có phóng sự “Trở thành trưởng thôn từ “vũng lầy” ma túy” của nhóm tác giả Kiều Mười - Hải Yến - Đức Thành ngày 06/6/2017. Bài viết giới thiệu cho người xem truyền hình về những nỗ lực từ bỏ vươn lên trong cuộc sống và trở thành người có ích cho XH của anh Nguyễn Trung Thành: “Năm 1989, Thành trở về quê nhà với hai bàn tay trắng. Không có nghề nghiệp ổn định, bản thân nghiện nặng, thiếu tiền mua thuốc, lại bị bạn bè xấu lôi kéo, anh dấn thân vào con đường buôn bán ma túy để kiếm lời. Năm 1990, trong một lần giao dịch ma túy, Thành đã bị Công an huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, bắt giữ và xử án treo 3 năm. Được sự động viên của gia đình và chính quyền địa phương, anh quyết tâm cai nghiện. Năm 2013, được sự tin tưởng của người dân, anh Thành được bầu giữ chức Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ tự quản. Chứng minh quyết tâm làm lại cuộc đời bằng hành động, anh tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự trong thôn, xóa điểm đen phức tạp, ngăn không cho kẻ xấu đến địa bàn. Khi làm trưởng thôn, anh vận động bà con đóng góp tiền tự lắp bóng đèn thắp sáng, nhờ vậy tình trạng trộm vặt, trộm chó tại đây giảm đáng kể. Từ con nghiện nặng giờ đã cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng, bù đắp cho những tháng ngày đen tối, anh Thành luôn phấn đấu làm những việc có ích. Nguyễn Trung Thành vinh dự nhận giấy khen của tỉnh Điện Biên về “Tấm gương Có thành

tích xuất sắc trong công tác toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2017”. Đài PT-TH Hòa Bình có phóng sự “Chuyện về những người có HIV/AIDS ở Mai Hịch”, tác giả bài viết đã truyền tải đến người xem những hình ảnh của những con nghiện trong đó có chàng trai tên Khánh bị nghiện ma túy từ cấp III và bị lây nhiễm HIV/AIDS vượt qua sự mặc cảm và kì thị của hàng xóm, sự đổ vỡ của hạnh phúc gia đình Khánh đã cai nghiện thành công và được bà con tin tưởng bầu vào Hội đồng Nhân dân xã. Hiện tai, Khánh là người làm ăn kinh tế giỏi nhất nhì xã Mai Hịch với việc cung cấp rau sạch cho thị trấn Mai Châu và khu du lịch Bản Lác.

Có thể khẳng định, việc thông tin tuyên truyền giới thiệu gương người tốt, việc tốt là mảng đề tài mà các cơ quan báo chí nói chung và truyền hình nói riêng nên khai thác đều đặn. Bởi lẽ việc làm này sẽ đem lại hiệu quả tác động XH rất lớn. Những tấm gương được báo chí phản ánh đều là những người thật việc thật. Đây là bằng chứng sinh động nhất về về những người đã bị hủy hoại tương lai, hạnh phúc, cuộc sống gia đình vì ma túy. Nhưng họ đã nỗ lực vươn lên cai nghiện ma túy và đã có kết quả đáng ghi nhận. Điều đó sẽ rất dễ thuyết phục những người nghiện khác đang lầm lỗi qua những này mà noi theo đứng lên làm lại cuộc đời. Đó là một trong những lí thuyết học tập XH đã được rút ra.

2.2.5. Biểu dƣơng những cá nhân, tập thể có thành tích trong cuộc chiến phòng chống tệ nạn, tội phạm ma túy

Để những tấm gương cai nghiện ma túy thành công ngoài nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của gia đình, những người nghiện ma túy cũng cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía cộng đồng. Đó chính là những tấm gương điển hình đã gắn bó với những người nghiện, họ ở bên cạnh giúp đỡ họ vượt qua những hoàn cảnh khó khăn nhất. Đó là những con người bình dị mà cao cả - họ là những người tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, là những hội thanh niên,

hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, là một ông lão hoặc một bà lão.... Qua khảo sát trên 03 Đài các tình vùng Tây Bắc: Đài PT-TH Sơn La, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Hòa Bình thời gian từ tháng 6/2017-6/2018 tác giả luận văn thu được kết quả có 27 tác phẩm (chiếm 13,7%) truyền hình phản ánh vấn đề biểu dương những cá nhân, tập thể có thành tích trong cuộc chiến phòng chống tệ nạn, tội phạm ma túy.

Trên Đài PT-TH Sơn La trong chuyên mục “PCMT”, một số tác phẩm truyền hình biểu dương những cá nhân, tập thể có thành tích trong cuộc chiến phòng chống tệ nạn, tội phạm ma túy như: “Biểu dương, trao thưởng cho lực lượng phá thành công chuyến án ma túy của tác giả Sa Hằng ngày 11/5/2018, cụ thể: “Chiều ngày 9/5, UBND huyện Sốp Cộp đã biểu dương và trao thưởng nóng 10 triệu đồng cho tập thể lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ Công an huyện, Đồn Biên phòng Nậm Lạnh đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phá thành công chuyên án ma túy”. Cũng trong chuyên mục PCMT, Đài PT-TH Sơn La ngày 12/6/2018 có bài: “Phụ nữ Mường La chung tay phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phòng chống ma túy trên sóng truyền hình các tỉnh vùng tây bắc (Trang 64)