1.2. Truyền thông và mối liên hệ với dư luận xã hội
1.2.1.4. Quá trình truyền thông
Nghiên cứu về quá trình truyền thông, có thể chia thành hai giai đoạn như sau: Quá trình A - Nguồn (source) có thể là một người, một tổ chức, một cơ quan chuyển một thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những thông tin mã hoá (encode) là tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào đó diễn đạt nội dung thông điệp. Thông điệp (message) là những thông tin thực sự được chuyển theo một mạch truyền (chanel) này hay kênh khác đến đối tượng.
Quá trình B: Giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến. Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũng tuỳ thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp.
Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải mã thông điệp, có quá trình và sự tích luỹ của người tiếp nhận.
Phản hồi (feeback) là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấo thông tin có những thông tin thích hợp với hiện tại. Phản hỏi là khoá cạnh quan trọng nhất
của quá trình truyền thông, là công cụ cho phép nối hau đường truyền thông lại với nhau. Nó không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu quá hoặc với sự chống lại của bộ phận tiếp nhận. Một hạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng không phản hồi.
Yếu tố “phản hồi” là sự tác động ngược trở lại từ nơi tiếp nhận, cụ thể khi công chúng khi tiếp nhận thông tin trong quá trình truyền thông. Đây chính là vấn đề mà đề tài đang tập trung nghiên cứu, bởi dư luận xã hội chính là phản hồi của công chúng trong quá trình truyền thông. Muốn định hướng được dư luận xã hội thì phải nghiên cứu những phản hồi của công chúng, từ đó nắm bắt, phân tích và mới đưa ra được những giải pháp định hướng đúng đắn, phù hợp và thực tế. Hiểu biết được đối tượng truyền thông là một yếu tố hết sức quan trọng để tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông. Đối tượng của truyền thông chính là con người. Mỗi người có thể trả lời, đáp ứng thông điệp của người khởi xướng tuỳ theo xu hướng, thái độ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ. Vì vậy, biết đối tượng không phải là đơn giản. Nó đòi hỏi người truyền thông phải đi sâu vào bản chất, nhu cầu, nghiên cứu kỹ đối tượng dùng chính ngay ngôn ngữ của đối tượng để làm giảm bớt những “rào cản” đến mức thấp nhất.
Quá trình truyền thông là quá trình trao đổi thông tin hai chiều, đây là một chu trình khép kín. Quá trình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường xã hội, xác định rõ giữa những người khởi xướng và người tiếp nhận. Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởi xướng và người tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành. Thông điệp muốn truyền thông phải qua các bước mã hoá, truyền đi tiếp nhận và giải mã. Mỗi thông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người tiếp nhận thường giảm độ chính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng thêm sức mạnh cho thông
điệp. Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức mạnh, hiệu quả của nó khi người tiếp nhận có thông tin phản hồi.