HIỆU QUẢ NHẤT VÀ CÓ TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ TỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.3.1. Mối quan hệ biện chứng giữa TTĐC và DLXH
Mác từng nói: sản phẩm của TTĐC là DLXH. Thực tế hoạt động của TTĐC, cho thấy các phương tiện TTĐC hướng đến việc hình thành DLXH, đồng thời hệ thống này cũng là kênh thể hiện DLXH. TTĐC và DLXH có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, nhằm hướng tới một sự công bằng, dân chủ, công khai minh bạch.
Các phương tiện TTĐC là nơi phát đi các nguồn thông tin tới công chúng (nhóm xã hội lớn), là căn cứ của việc hình thành nên DLXH. Nhưng, các phương tiện TTĐC không chỉ tạo nên DLXH, mà những thông tin phản hồi từ DLXH có tác động ngược trở lại tới hoạt động TTĐC. Phản hồi là những “dòng chảy” của thông tin ngược lại từ nơi tiếp nhận (là nhóm công chúng). Thông tin phản hồi chỉ hình thành khi người nhận giải mã được thông tin từ nguồn. Phản hồi là yếu tố quan trọng của quá trình truyền thông, tạo nên sự khép kín của quá trình truyền thông.
Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong việc hình thành và thể hiện DLXH mang tính chất biện chứng. Một mặt các phương tiện TTĐC nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này. DLXH được tạo ra dưới tác động của các phương tiện TTĐC qua các kênh. Thông qua các kênh đó, bằng con đường giao tiếp, bằng hoạt động thảo luận về nội dung và các thông tin mà công chúng tiếp nhận được để hình thành DLXH.
Với tác động của hệ thống TTĐC, DLXH diễn ra tuần tự: Công chúng tiếp nhận những vấn đề được báo chí gợi ý hoặc đề xuất; Bằng cách đăng bài của các chuyên gia am hiểu về một chủ đề nào đó, nhằm kích thích lợi ích xã
hội về chủ đề đó. Việc trình bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận đánh giá để tạo nên cơ sở cho tranh luận; Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng, tạo thành DLXH.
1.3.2. Báo chí là kênh thông tin quan trọng trong quá trình truyền thông
Như đã phân tích ở trên, để có thể thực hiện được quá trình truyền thông, phải thông qua các phương tiện, gọi là phương tiện TTĐC. Các phương tiện TTĐC bao gồm: sách, báo, phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, báo điện tử internet… đó là kênh quan trọng nhất của quá trình truyền thông. Quá trình truyền thông thông qua các loại hình báo chí, cho thấy báo chí trở thành phương tiện của toàn dân, nhờ đó, mỗi liên hệ giữa cá nhân và xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên chặt chẽ và phức tạp hơn. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, báo chí có khả năng và vai trò rất lớn trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội. Báo chí là phương tiện tạo dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội có hiệu quả nhất bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện hiện tượng tới đông đảo công chúng.
Báo chí không chỉ truyền đạt thông tin về mọi lĩnh vực, mà còn là diễn đàn của nhân dân, có khả năng thu hút, tập hợp quần chúng nhân dân. Nhân dân có thể phát biểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình về các vấn đề trong xã hội. Bởi báo chí có chức năng thông tin 2 chiều, nhiều chiều, do đó vai trò hình thành và định hướng dư luận trong quá trình truyền thông là hết sức to lớn.
1.3.3. Mối quan hệ biện chứng giữa báo chí và DLXH
Mối quan hệ giữa báo chí và DLXH là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, như hình với bóng. Cơ sở của mối quan hệ này chính là sự quan tâm của công chúng trong mỗi thông điệp, mỗi bài báo, mỗi ấn phẩm báo chí nói chung.
Thứ nhất: Báo chí có vai trò khơi nguồn cho DLXH. Trước hết, báo chí có tác động mạnh mẽ vào ý thức quần chúng, tác động vào DLXH bằng những thông tin, bài báo sản phẩm cụ thể.
Thứ hai: Báo chí có vai trò phản ánh DLXH. Báo chí không chỉ hình thành DLXH, đồng thời đây cũng là kênh thể hiện DLXH rất hiệu quả. Để thực hiện được vai trò đó, hệ thống truyền thông đại chúng nói chung và hệ thống báo chí nói riêng có các nhiệm vụ: Làm tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. Tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý xã hội; Thông tin cho nhân dân về tình trạng xã hội, về các vấn đề bức xúc xã hội, nhất là những vấn đề mang tính cấp bách; Tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất phương án hành động; Hình thành DLXH về một vấn đề nào đó, nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó; Xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng; Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.
Phản ánh DLXH trực tiếp, bằng cách in các bức thư của người đọc, người nghe, người xem, hoặc lời phát biểu của đại diện các tầng lớp công chúng trên các trang báo hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình. Cho in trên báo, hoặc phát trên sóng phát thanh và truyền hình các bài phát biểu của đại diện các tầng lớp nhân dân, hoặc các tổ chức, đoàn thể xã hội về một chủ đề nào đó, có kèm theo lời bình của cộng tác viên hoặc của Ban biên tập… Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề nào đó, các nhà báo viết bài và cho in, hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình…
Sự phản ánh DLXH của báo chí càng kịp thời, sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Tuy nhiên, phản ánh DLXH đòi hỏi nhà báo vừa phải nhạy cảm, vừa phải tỉnh táo, có phương thức cụ thể để tránh khỏi rơi vào đơn điệu khô cứng, áp đặt hoặc tự nhiên chủ nghĩa.
Thứ ba: Báo chí và TTĐC có vai trò định hướng và điều hoà DLXH, điều hoà tâm lý, tâm trạng xã hội. Đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động cảu báo chí. Dù khơi nguồn, phản ánh như thế nào, cuối cùng báo chí cũng thực hiện chức năng định hướng DLXH, tức là định hướng nhận thức, hướng dẫn nhận thức và định hướng tư tưởng cho nhân dân.
Định hướng không chỉ là yêu cầu của nhà báo, nhà truyền thông, mà còn là yêu cầu khách quan của công chúng cần thống nhất nhận thức, thái độ và hành vi của quần chúng nhân dân trong đời sống xã hội.
Sự tác động, định hướng của báo chí đối với DLXH là rất toàn diện, hệ thống này không chỉ tỏ rõ vai trong các đợt vận động chính trị, tuyên truyền những chủ trương chính sách lớn, mà còn đi sâu vào những hiện tượng thường ngày, nhất là các hiện tượng mang tính cấp bách, đột xuất. Điều đó, được biểu hiện cụ thể ở những vấn đề như: Tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, vạch trần những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; Việc nghiên cứu báo chí trong việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận trong điều kiện cơ chế thị trường, hội nhập toàn cầu là hết sức quan trọng.
Thứ tư: Cùng với DLXH và bằng DLXH, báo chí thực hiện chức năng giám sát xã hội. Báo chí vừa là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của Đảng và Nhà nuớc, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân và là công cụ của nhân dân giám sát các hoạt động kinh tế – xã hội.
Thứ năm: DLXH được coi là đối tác của báo chí. Báo chí không chỉ tạo ra DLXH mà DLXH cũng tác động trở lại tới hoạt động này, thông qua những thông tin phản hồi trong quá trình truyền thông. Một mặt, DLXH là đối tượng tác động, đối tượng phản ánh, đối tượng điều chỉnh của báo chí; mặt khác, DLXH là nguồn dữ liệu phong phú vô tận của báo chí. Càng gắn chặt với DLXH, phản ánh đầy đủ diện mạo DLXH thì báo chí càng sinh động, hấp
dẫn. Do đó, việc nghiên cứu, nắm bắt DLXH, phát huy vai trò thực tế của