3.3. Phương hướng, giải pháp định hướng DLXH Trên hệ thống truyền
3.3.2.1. Về nội dung định hướng
a. Đảm bảo nội dung định hướng, mang tính nguyên tắc:
Tổ chức tuyên truyền kịp thời và sâu rộng các sự kiện lớn của Thủ đô và đất nước, như các hội nghị Trung ương, của Đảng bộ Thành phố, kỳ họp Quốc hội, họp Hội đồng nhân dân Thành phố.
Tuyên truyền về những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Bác Hồ, đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao tình cảm cách mạng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc; củng cố ý chí xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, góp
phần đưa đất nước và Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, nhất là sau khi địa giới hành chính Thủ đô được mở rộng.
Tiếp tục phát hiện, cổ vũ, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng và cho đất nước”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Phát huy sáng kiến, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế”… Tuyên truyền đậm nét phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô và đất nước. Cổ vũ mạnh mẽ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, kiên trì phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Thủ đô.
Tăng cường giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; giá trị truyền thống văn hóa của đất nước và Thủ đô ngàn năm văn hiến. Qua đó, giáo dục truyền thống cho nhân dân Thủ đô, nhằm khơi dậy và phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Phản ánh, cổ vũ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước. Kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Chủ động đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của kẻ địch trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về nhiệm vụ xây dựng kinh tế và chủ quyền quốc gia đối với vùng biển đảo.
Tăng cường thông tin đối ngoại, truyền bá những thông tin, hình ảnh Thủ đô và đất nước với đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè nhân dân thế giới. Qua đó, giúp cho họ hiểu rõ hơn về những quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước ta; những thành tựu to lớn của Thủ đô và đất nước; những đóng góp xứng đáng của cách mạng Việt Nam đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, góp sức thúc đẩy cuộc đấu tranh vì hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội trên thế giới; tạo sự đồng tình và tích cực ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ và nhân dân các nước đối với đất nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ động đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình":
- Thông tin kịp thời, phong phú cho xã hội về các sự kiện, hiện tượng và vấn đề nảy sinh trong nước cũng như trên thế giới, đáp ứng một cách tích cực nhất nhu cầu nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm của công chúng. Phương hướng này nhằm nâng cao trình độ văn hóa và hiểu biết cho nhân dân. Bởi ai chủ động cung cấp thông tin, người đó cũng nắm quyền chủ động chi phối quy mô, tính chất thông tin và điều đó cũng có nghĩa là chủ động chi phối các hiệu ứng xã hội của thông tin.
- Tăng cường thông tin mang tính giáo dục một cách có hệ thống và liên tục, nhằm hình thành những nền tảng ý thức, tư tưởng, tình cảm tốt đẹp và vững chắc trong nhân dân. Yêu cầu đặt ra là sự giáo dục phải đảm bảo cho nhân dân có thái độ, ý thức hướng về những giá trị tích cực trong xã hội, biết cảnh giác và chọn lọc, loại thải những thông tin tiêu cực hoặc nhằm mục đích phá hoại.
- Tố cáo, vạch trần những âm mưu thủ đoạn đen tối, những luận điệu, hành động, biểu hiện phá hoại của các thế lực phản động, nhằm đưa ra ánh sáng bản chất xấu xa, vô nhân đạo. Qua đó, giúp nhân dân nhận thức đúng đắn, kịp thời các vấn đề, các sự kiện, giúp họ có thái độ, hành vi đúng đắn và cách ứng xử hợp lý.
Xuất phát từ thực tế hiệu quả tuyên truyền của truyền thông Thủ đô cũng như cầu thực tế của công chúng trong điều kiện cơ chế thị trường hệ thống báo chí Hà Nội cần chú ý những nội dung thông tin sau:
Thông tin tình hình thời sự của Thủ đô, của cả nước và quốc tế: Đây là thông tin được công chúng quan tâm nhất. Trong đó, chú trọng những thông tin mang tính đại chúng, có tác động, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, xã hội, được quan tâm. Hạn chế những thông tin hội nghị đơn thuần, những hội nghị nhỏ, ít mang tính đại chúng.
Đối với truyền hình, cần giảm bớt thông tin hội nghị giản đơn, cách đưa tin cần sinh động, phối hợp với băng tư liệu, tạo sự sinh động, đỡ nhàm chán, phản cảm đối với người xem. Cần có sự cân đối về tỷ lệ hội nghị trong một chương trình thời sự.
Báo HNM và đài PT-TH HN, cần tăng cường những thông tin về ngoại thành, nông thôn Hà Nội, đặc biệt là là địa phận Hà Tây cũ, Huyện Mê Linh và 4 xã của Hòa Bình mới hợp nhất về Hà Nội, tránh sự thông tin lệch như hiện nay.
Đối với Đài PT-TH HN chương trình thời sự cần thay đổi giờ, đáp ứng được cả nhu cầu của công chúng ngoại thành. Giờ phát sóng thời sự hiện nay là 18h30, nay có thể thay đổi thời gian phát sóng chương trình thời sự sau chương trình tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Tăng cường những thông tin mang tính đấu tranh, chống các tệ nạn xã hội, tham nhũng, quan liêu, chống các thế lực thù địch:
Đây là những thông tin mà các báo, đài Hà Nội thường né tránh, ngại đụng chạm, hoặc chưa nhanh nhạy, sắc sảo trong chủ động khai thác. Trong khi đó, cng chúng rất quan tâm tới vấn đề này, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, phồn vinh của Thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung. Thực tế đã cho thấy ở nhiều vụ vi phạm, tham nhũng, hay những vụ tệ nạn
lớn, ảnh hưởng tới lợi ích của cả cộng đồng, thường được thông tin đa dạng, nhiều chiều trên các phương tiện thông tịn đại chúng, do vậy, báo chí và những cơ quan quản lý, định hướng báo chí cần có những thông tin định hướng rõ ràng, nhất quán, tránh mỗi báo thông tin một kiểu, từ đó mới có thể thống nhất định hướng cho dư luận nhân dân về những vụ việc cụ thể.
Những thông tin về lĩnh vực kinh tế: Bên cạnh việc phát hiện biểu dương những cá nhâ, tập thể làm ăn kinh doanh tốt, phê phán những cá nhân, tập thể làm ăn phi pháp; hoặc phản ánh những sự kiện kinh tế của Thủ đô và đất nước… Những bài viết về lĩnh vực tài chính, kinh tế cần có sự phân tích sâu, có bình luận và đưa ra những giải pháp, nhận định, giúp cho công chúng có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng kinh tế, hiểu, nắm rõ và có những quyết định đầu tư hiệu quả.
Tăng cường thông tin mang tính giáo dục truyền thống, giáo dục thẩm mỹ, văn hóa, xã hội: Do thực tế tác động tư tưởng từ nhiều luồng, hơn bất cứ công cụ tuyên truyền nào, báo chí có ưu việt hẳn về hiệu quả tuyên truyền. Bài viết mang tính giáo dục truyền thống cần được tăng cường thường xuyên, liên tục, có thể là những bài tư liệu lịch sử, lời kể của nhân chứng… song phải gắn với cuộc sống hiện tại, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho công chúng trong thời đại nay.
Hạn chế hoặc thông tin có chọn lọc về những nền văn hóa phương Tây, nhất là thời điểm hội nhập; Tăng cường những bài viết về nét văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và của Hà Nội nói riêng, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống ấy trong thời đại mở cửa, hội nhập toàn cầu.
Nội dung chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”: Cần ưu tiên chuyển tải những nội dung thông tin cơ bản nhất nhằm vạch trần thực chất, nguồn gốc, mục đích, đặc trưng, quá trình thực hiện của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của địch. Qua kênh phát thanh – truyền hình, cần ưu tiên chuyển tải
những nội dung thông tin chống “Diễn biến hòa bình” đa dạng, mới mẻ, mang tính thời sự, với hình thức và phương thức sinh động, cụ thể…
Để một tác phẩm báo chí có tác dụng chống “Diễn biến hòa bình”, cần phải đạt được hai khía cạnh: Đề cập tới chính các vấn đề mà phía kẻ thù dùng để tuyên truyền hòng gây “Diễn biến hòa bình”. Cụ thể: Phải phản bác các luận điểm, thái độ của kẻ địch hay vạch ra thực chất âm mưu trên các phương tiện thông tin đại chúng của chúng. Tác phẩm phải có tác dụng khách quan, nhằm xây dựng và củng cố tư tưởng của nhân dân, chẳng hạn như đánh giá về bản chất của xã hội tư sản, về lý tưởng cộng sản, sự kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, tương lai đất nước.
Các bài báo có thể không trực tiếp đề cập với một tinh thần chiến đấu rõ rệt đến các luận điệu của kẻ địch, song có được tác dụng tuyên truyền chính diện quan điểm, đường lối của Đảng, đề cao sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta và thành tựu của đất nước trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả các lĩnh vực thường bị kẻ địch xuyên tạc…
Cần tập trung vào các nhóm vấn đề sau: Thứ nhất, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta. Đây là những vấn đề chủ yếu trên bình diện lý luận và lịch sử. Thứ hai, tuyên truyền về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và vấn đề tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vì luận điệu thường xuyên, quen thuộc của các thế lực thù địch là vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam trong các vấn đề dân chủ và tự do, rằng ở Việt Nam không có dân chủ vì chỉ duy nhất có một đảng cầm quyền. Thứ ba, bác bỏ những xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch nhằm vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta trong những năm đổi mới và đường lối chính sách của Đảng. Thứ tư, Thẳng thắn vạch trần thủ đoạn âm mưu “Diễn biến hòa bình” của kẻ địch đối với Việt Nam cũng như những ý đồ xấu xa của chủ nghĩa đế quốc với các nước
khác. Thứ năm, phê phán tự do, dân chủ, nhân quyền tư sản. Vấn đề này, không thụ động chờ khi kẻ địch tấn công rồi mới phản bác tự bảo vệ, mà báo chí cần chủ động tấn công, vạch ra những khuyết điểm cơ bản của chính xã hội tư bản, những mặt trái đằng sau những huênh hoang về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Mỹ và phương Tây.
Tránh thông tin quảng cáo tràn lan vì lợi nhuận, những thông tin quảng cáo cần có chọn lọc và có đảm bảo về chất lượng hoặc tính chính xác trong thông tin. Đối với phát thanh, truyền hình, quảng cáo không nên quá dài và không nên lặp đi lặp lại cùng một nội dung quảng cáo trong cùng một chương trình. Điều đó không chỉ gây nhàm chán, còn gây phản cảm đối với khán, thính giả phát thanh, truyền hình.