Thách thức và yêu cầu đối với báo chí và những người làm báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 105 - 108)

báo

Làm báo trong cơ chế thị trường rất dễ đi chệch hướng nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, hoặc động cơ thông tin trong sáng, sẽ dễ dàng sa đà, chạy theo thoả mãn những thị hiếu tầm thường của một bộ phận bạn đọc, thông tin giật gân câu khách, thậm chí vu khống, bịa đặt thông tin... “Xu hướng thương mại hoá” báo chí theo hướng tiêu cực.

Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện quyền tự do, bình đẳng trong ngôn luận, song trong một bộ phận cán bộ đảng viên, bạn đọc Thủ đô tâm trạng tư tưởng đang có những diễn biến phức tạp; giá trị đạo đức truyền thống, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội đang bị phai nhạt; một bộ phận khá bất mãn, tiêu cực. Khi thực hiện thông tin về các đối tượng này người làm báo phải tỉnh táo, nếu không dễ dàng thành kẻ tiếp tay cho những luận điểm, hành vi chống đối luật pháp, cũng như đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong cơ chế thị trường, mối quan hệ lợi ích cá nhân trở nên phức tạp dẫn đến sự tranh chấp, mâu thuẫn, có những vụ việc kéo dài rất khó khăn trong giải quyết. Nhà báo khi bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân phải trung thực, khách quan, thận trọng. Nếu không, khi thông tin sẽ làm phức tạp hoá thêm cho quá trình giải quyết của các cơ quan pháp luật.

Hiện tượng bưng bít, mua bán thông tin là một thử thách lớn đối với phẩm chất đạo đức của phóng viên. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với quy luật vốn có là cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã làm nảy sinh hiện tượng giữ bí mật trong thông tin, thậm chí bưng bít thông tin...

Hiện tượng này trực tiếp gây khó khăn cho phóng viên khi chủ động thâm nhập vào doanh nghiệp để khai thác tư liệu. Không ít trường hợp doanh nghiệp ngăn cản phóng viên hoạt động bằng cách từ chối khéo với lý do khá hợp lý, đó là để “bí mật thông tin kinh tế" trong cạnh tranh; đồng thời, với hiện tượng trên đã xuất hiện không ít trường hợp “trao đổi”, thoả thuận ngầm hoặc mua bán giữa phóng viên và tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đang tranh chấp về lợi ích hoặc vi phạm pháp luật. Các hiện tượng này đang là thử thách lớn đối với bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của phóng viên.

Chiến lược diễn biến hoà bình và nguy cơ xâm lược chính trị: “Diễn biến hòa bình” là một hiện tượng thực tế - được tổ chức thực hiện có bài bản trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của Mỹ và các thế lực phản động quốc tế khác. Nó là sự tiếp nối logic, hữu cơ với chiến lược, sách lược của họ trong thời kỳ chiến tranh lạnh và trước đó. "Diễn biến hòa bình" là việc sử dụng các giải pháp, các hình thức để tạo ra sự diễn biến từ từ, diễn biến bên trong, diễn biến nội bộ… ở các nước xã hội chủ nghĩa theo hướng có lợi và phù hợp với mục tiêu của các thế lực đế quốc phản động. Người ta đã sử dụng nhiều hình thức đa dạng, như: ngoại giao nhân dân, du lịch, giao lưu văn hóa, đầu tư kinh tế, hợp tác giáo dục đào tạo… Trong các hình thức trên, truyền thông đại chúng giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là công cụ đầu tư đỡ tốn kém nhất, tác động nhanh chóng và rộng khắp nhất, dễ được chấp nhận, đồng thời dễ tránh được những rào cản hữu hình như hải quan, hàng rào biên giới, các định chế luật pháp… Chính vì thế, người Mỹ đổ tiền vào để phát triển hệ thống truyền thông. Trong vòng 2 thập kỷ 70 – 80, kinh phí dành cho tuyên truyền của Mỹ tăng 15 lần.

"Diễn biến hòa bình" là một âm mưu, thủ đoạn đấu tranh chính trị vô cùng nguy hiểm và thâm độc. Sự phá hoại không bao giờ xuất hiện dưới bộ mặt thật, rõ ràng mà bao giờ cũng xuất hiện dưới diện mạo khách quan, hữu nghị, văn hóa và từ thiện. Càng phức tạp hơn nữa khi sự phá hoại và xây dựng hầu như không thể phân biệt được từ cùng một hành vi cụ thể. Những tác hại sâu xa của từng hành vi diễn biến hòa bình lại khuất lấp dưới nhiều tầng nấc chồng chéo các mối quan hệ và trải qua một thời gian lâu dài mới có thể lộ diện.

Nhu cầu thông tin và được thông tin ngày càng lớn và đa dạng. Quốc gia càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao. Dân trí càng mở mang đòi hỏi thông tin càng nhiều mặt. Như vậy, hoạt động cung cấp thông tin rộng rãi

về các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu đồng thời cũng là phương tiện của sự phát triển.

Những thách thức đó đã đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách trong việc định hướng dư luận cho quần chúng nhân dân Thủ đô. Yêu cầu đòi hỏi một mặt phải kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, yếu kém để phát triển, mặt khác phải bảo đảm tính hợp lý và cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý; giữa số lượng và chất lượng; giữa đa dạng và thống nhất; giữa mở cửa hội nhập quốc tế và giữ vững định hướng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Để làm được như vậy, là phải nắm lấy công cụ truyền thông, dùng báo chí để định hướng tư tưởng, định hướng dư luận một cách đúng đắn, kịp thời.

Báo chí là công cụ đắc lực của truyền thông, thông qua báo chí, không chỉ truyền tải những thông tin nhanh nhạy, kịp thời tới công chúng mà còn là diễn đàn để nhân dân phản ánh tâm tư, nguyện vọng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, đồng thời kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đấu tranh chống tiêu cực... Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác nghiên cứu thông tin dư luận xã hội phản ánh qua báo chí, để phân tích, xử lý thông tin nhằm có giải pháp định hướng đúng đắn và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)