Phương hướng định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông Thủ đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 108 - 110)

3.3. Phương hướng, giải pháp định hướng DLXH Trên hệ thống truyền

3.3.1. Phương hướng định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông Thủ đô

THỐNG TRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

3.3.1. Phương hướng định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông Thủ đô thông Thủ đô

- Chủ động nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (chủ yếu là hệ thống báo chí). Báo chí phải được coi như “nhiệt kế” chỉ “độ nóng” của dư luận xã hội về một hay nhiều vấn đề (hoặc hiện tượng, quá trình xã hội) được nhiều người quan tâm trong một thời điểm nhất định. Việc nắm bắt dư luận xã hội thông qua báo chí góp phần vào việc dự báo “trạng thái” của dư luận xã hội. Nghiên cứu dư luận xã hội nhằm

xác định nhu cầu, sở thích của công chúng nói chung và của từng đối tượng công chúng cụ thể về những hiện tượng xã hội, để có các biện pháp định hướng dư luận xã hội được kịp thời.

- Đối với báo chí: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, lấy đường lối, quan điểm của Đảng làm cơ sở sáng tạo các tác phẩm báo chí, thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, nhất là hoạt động báo chí trong cơ chế thị trường hiện nay, các nhà báo càng phải nêu cao “trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo”, thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng dư luận cho công chúng. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) và các văn bản chỉ đạo, quản lý báo chí của Trung ương, và của Thành phố.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống truyền thông, chú trọng hệ thống báo chí, xuất bản – kênh truyền thông hiệu quả nhất. Cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giữ gìn bản sắc báo chí Thủ đô; hiện đại hoá cơ sở vật chất.

- Tiếp tục quan tâm xây dựng hệ thống báo chí Hà Nội, nhằm tạo điều kiện cho báo chí hoạt động đúng với tôn chỉ mục đích của mình trong điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi, với cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động nghiệp vụ ngày càng hiện đại, từng bước vững chắc tiến kịp với báo chí các nước trong khu vực.

- Nâng cao chất lượng thông tin trên hệ thống truyền thông đại chúng, mà trực tiếp là hệ thống báo chí của Thủ đô. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, định hướng tư tưởng, dư luận đúng đắn, vùa góp phần vào sự nghiệp phát triển của Thủ đô và đất nước, vừa đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ Thủ đô và bảo vệ đất nước.

- Tăng cường quản lý, chỉ đạo, quy hoạch lại hệ thống truyền thông nói chung và báo chí nói riêng, kiên quyết chống các khuynh hướng và biểu hiện

tiêu cực ở các cơ quan báo chí của Hà Nội. Mở rộng thông tin đi liền với kỷ cương, giữ nghiêm định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chủ quản theo Thông báo của Thường trực Ban Bí thư. Chỉ đạo, định hướng kịp thời đối với những thông tin, các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội mang tính nhạy cảm.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là tổng biên tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên, biên tập viên; sớm hình thành đội ngũ phóng viên giỏi, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động thông tin từ cơ sở đến Thành phố, trọng tâm là hệ thống truyền hình, phát thanh, nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng. Mở rộng và nâng cao chất lượng xuất bản; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường sách, báo, thông tin quảng cáo, các sản phẩm văn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)