Thông tin về các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 77 - 92)

2.2. Đánh giá chất lượng định hướng dư luận xã hội của Đài Phát thanh,

2.2.2.4. Thông tin về các vấn đề xã hội

- Về cải cách hành chính:

Từ năm 2004, báo HNM và đài PT-TH HN đã thông tin về chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đẩy nhanh thực hiện quy chế “Một cửa” ở các cấp, các ngành trên địa bàn. Từ chủ trương trên, các báo đài trên đã nêu lên những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và chất lượng của cải cách hành chính. Có rất nhiều bài viết trên báo HNM và đài PT-TH HN biểu dương những nơi làm tốt, nơi làm chưa tốt trong cải cách hành chính, mà đặc biệt là tổ chức thực hiện cơ chế “Một cửa”. Bài “Đã gần dân và thuận tiện cho dân hơn” đăng trên báo HNM (19/7/2005) đã biểu dương một số quận làm tốt như Tây Hồ, Ba Đình… Các báo, đài trên còn phản ánh những bất cập, hạn chế trong thực hiện cơ chế “Một cửa” ở Hà Nội, như hệ thống văn bản pháp quy, pháp luật đảm bảo cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính chưa hoàn thiện, tính chất, quy trình “Một cửa” chưa thể hiện rõ, việc bố trí tiếp nhận hồ sơ chưa hợp lý;

thái độ tinh thần thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ giải quyết thủ tục hành chính xã, phường. Trên báo HNM (24/5/2004) có bài “Cải cách hành chính: Tiến độ đang rất chậm”. Báo HNM (4/5/2006) đăng bài “Thực hiện đề án của Thành ủy về cải cách hành chính, dân còn mong muốn nhiều hơn”, thông tin về việc UBND Thành phố xây dựng chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh 7 nhiệm vụ và 13 giải pháp, chọn cải cách hành chính làm khấu đột phá. Nhưng trong thực tế, người dân – đối tượng được hưởng lợi từ “cuộc cách mạng hành chính”, vẫn chưa thoát khỏi cảnh bị “hành là chính”. Báo HNM ngày 10/9/2004 có bài “Cải cách hành chính bắt đầu tư công sở”, phê phán thái độ thiếu văn hóa của một bộ phận cán bộ nơi công sở trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với dân; báo HNM ngày 10/4/2007 có bài “Kiên quyết lập lại kỷ cương”, phản ánh tâm tư của nhân dân về cải cách hành chính. Một phần lý do chưa làm nhân dân hài lòng là do việc xử lý cán bộ vi phạm trong thời gian gần đây chưa đủ sức răn đe.

Trong các chương trình thời sự của Đài PT-TH HN có nhiều phóng sự ngắn về vấn đề này, các phóng sự được thực hiện chủ yếu ở các cấp chính quyền xã, phường, sở ngành, những hạn chế, bất cập trong thực hiện công tác cải cách hành chính cũng được thẳng thắn nêu ra. Tháng 7/2007, đài PT-TH HN phát phóng sự ngắn trong chương trình thời sự, với chủ đề gặp chủ tịch phường người dân phải có đơn. Phóng sự này phản ánh thực tế ở UBND phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, với sự phê phán thẳng thắn, đúng thực trạng, được nhân dân hết sức hoan nghênh. Tháng 8/2006, đài PT-TH HN đề cập nhiều về vấn đề này, tiêu biểu với các phóng sự: “Tình trạng quá tải ở các phòng công chứng”; phóng sự “Công tác cải cách hành chính công nghệ thông tin còn yếu”. Báo HNM ngày 17/6/2008 có bài “Internet hóa giải quyết thủ tục hành chính: Dẫm chân tại chỗ đến bao giờ”, phản ánh vấn đề tin học

hóa, điện tử hóa nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính của người dân là mục tiêu trong cải cách hành chính của Hà Nội đã được triển khai, song cho đến nay hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi…

Bên cạnh đó, còn có những bài viết mang tính tổng kết, rút kinh nghiệm qua quá trình thực hiện, báo HNM (15/7/2004) có bài “Còn nhiều việc phải làm”, bài báo cho biết: Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội có 42 cơ quan hành chính phải thực hiện quy chế “Một cửa”, tính đến hết quý 2/2004, toàn Thành phố đã có 41/42 đơn vị thực hiện quy chế này. Tuy nhiên, trên thực tế thì kết quả và hiệu quả thực hiện có khoảng cách khá xa so với yêu cầu. Bài báo cũng đã nêu lên những hạn chế và giải pháp khắc phục. Báo HNM ngày 12/8/2004 có bài “Một cửa về xã”; có bài “Một cửa: Khâu quan trọng trong cả quá trình” đăng trên báo HNM ngày 7/4/2004; bài “Mong “một cửa” ngày càng hoàn thiện” đăng trên báo HNM ngày 8/9/2004. Báo HNM ngày 19/6/2007 có bài “Cần nâng cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì cơ chế Một cửa”…

Trong lĩnh vực cải cách hành chính, báo HNM và đài PT-TH HN còn thông tin về chủ trương của Thành ủy về việc thực hiện cải cách hành chính một cách toàn diện, không chỉ có thực hiện cơ chế “Một cửa” mà còn phải thực hiện cải cách ở các thủ tục hành chính, cán bộ thực hiện, công tác kiểm tra thực hiện ở các cấp, các ngành. Đặc biệt, trong những năm qua, việc cải cách hành chính chủ yếu liên quan đến vấn đề nhà đất, “sổ đỏ”, vấn đề thủ tục trong đầu tư, kinh doanh, đó là những vấn đề dư luận hết sức quan tâm. Trong đó, tiến độ cấp “sổ đỏ” được cho là trì trệ nhất trong cải cách hành chính. Sự thẳng thắn của báo, đài khi phản ánh vấn đề này, được dư luận rất hoan nghênh. Tháng 3/2006, đài PT-TH HN phát phóng sự “Cần sớm tháo gỡ các vướng mắc trong xét duyệt sổ đỏ”, phóng sự đã nêu lên những bất cập trong quá trình thực hiện cấp “sổ đỏ”, nói lên những phiền toái, phức tạp mà người dân đang phải chịu;

đồng thời đề ra những giải pháp cùng tháo gỡ. Đài PT-TH HN tháng 8/2005 có bài “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ ở quận Ba Đình”, đã phản ánh những tiêu cực, dẫn đến chậm trễ tiến độ cấp “sổ đỏ” trên địa bàn quận Ba Đình; bài “Vẫn còn tồn đọng hàng nghìn sổ đỏ” (đài PT-TH HN tháng 9/2007).

- Vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm:

Vấn đề vệ sinh môi trường có rất nhiều bài viết, phản ánh về sự ô nhiễm của môi trường sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe của nhân dân. Báo HNM và đài PT-TH HN đã có nhiều phóng sự, bài viết về tình trạng ô nhiễm, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp khắc phục. Báo HNM (22/5/2004) có bài “Ô nhiễm công nghiệp đeo đẳng môi trường thành phố”…

Đài PT-TH HN tháng 9/2006 có bài “Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội” đã phản ánh thực trạng sự ô nhiễm của môi trường sống ở Hà Nội. Đặc biệt là phản ánh về sự ô nhiễm bụi do các công trình xây dựng, ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều sông, hồ trên địa bàn Hà Nội. Việc tuyên truyền đó không chỉ nâng cao nhận thức từ phía lãnh đạo Thành phố, các cơ quan chức năng, mà còn góp phần nhắc nhở ý thức cho người dân, cho các chủ đầu tư các công trình xây dựng về việc giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

Báo HNM ngày 12/9/2004 có bài “Quy hoạch hai bên sông Tô Lịch thiếu đồng bộ, khuyến khích xả rác tràn lan”, phản ánh việc thực hiện gói thầu xây kè bờ sông Tô Lịch không đồng bộ, chỉ kè 2 bên sông, không lát vỉa hè, trở thành địa điểm cho những người thiếu ý thức xả rác. Bài “Xử lý hiện tượng ô nhiễm nước tại ba hồ nội thành” báo HNM ngày 7/9/2004. Báo HNM ngày 4/5/2007, đăng bài “Sản xuất sạch – giải pháp tốt khắc phục ô nhiễm môi trường”, đã đưa ra giải pháp, với những cách thức thực hiện, nhằm góp phần bảo vệ môi trường từ những cơ sở sản xuất kinh doanh. Chuyên mục

“Mỗi ngày một chuyện” và “Đường dây nóng” của báo HNM thường xuyên thông tin, phản ánh lĩnh vực này.

Đài PT-TH HN có nhiều phóng sự về ô nhiễm bụi, sông hồ, nạn đổ trộm phế thải ra đường, có ý cảnh báo các cơ quan chức năng và góp phần nâng cao nhận thức nhân dân trong việc giữ gìn môi trường chung. Đài PT- TH HN tháng 9/2004 có bài “Xử lý các vi phạm đổ đất, rác thải ra đường”. Đài PT-TH HN tháng 5/2007, có bài “Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các ngõ xóm và khu dân cư lao động”, phản ánh thực trạng ô nhiễm do sinh hoạt của chính những người dân. Những thông tin đó góp phần nhắc nhở người dân hãy tự bảo vệ môi trường sống xung quanh mình… Báo HNM ngày 3/5/2005 có bài “Để môi trường Thủ đô không ô nhiễm”; bài “Nước thải – một hiểm họa môi trường ở Hà Nội” (báo HNM ngày 7/5/2005) cho biết Hà Nội có khoảng 500 nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố, song chỉ có 40 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Trên báo HNM phản ánh tình trạng ô nhiễm tại nhiều khu dân cư: Bài “Tra tấn bởi rác” (HNM ngày 10/6/2008); bài “Ô nhiễm môi trường tại một khu dân cư” (HNM ngày 20/6/2008)

Hà Nội hiện đang xảy ra ô nhiễm bụi trầm trọng. Báo HNM và đài PT- TH HN đã có rất nhiều bài viết phản ánh về thực trạng này, nêu lên được những nỗi khổ của nhân dân khi phải sống trong những môi trường bị ô nhiễm. Báo HNM, đài PT-TH HN cũng đã có những bài viết, chương trình phóng sự ngắn về tình trạng ô nhiễm bụi ở Hà Nội, tuyên truyền về việc thực hiện “Đề án giảm bụi của Thành phố”, ví như bài “6 tháng chống bụi chỉ là khởi động” (đăng trên báo HNM ngày 13/7/2005); bài “Ô nhiễm bụi, nỗi khổ đâu của riêng ai” đăng trên báo HNM ngày 6/2/2006; Trên báo HNM (ngày 11/6/2007) có bài “Người dân bức xúc vì khí ô tô, xe máy”;…

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng, bởi ngày càng có nhiều người nhập viện và có nhiều trường hợp tử vong có nguyên nhân từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. Báo HNM ngày 22/3/2006 có bài “Phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm – giải pháp từ gốc”; bài “Hàng nghìn hecta rau ở Thanh Trì - Hoàng Mai ô nhiễm: chưa đủ điều kiện về rau an toàn”; báo HNM ngày 4/10/2007 có bài “Rau sạch… ơi là sạch”; bài “Chợ rau an toàn bán rau thập cẩm: Nỗi buồn không chỉ một vùng rau” (HNM 13/6/2008), phản ánh vùng rau an toàn Vân Nội đang dần bị mất thương hiệu và uy tín bởi tại chợ rau không có sự tách bạch giữa rau an toàn và không an toàn… Báo HNM và đài PT-TH HN phản ánh liên tục về an toàn vệ sinh thực phẩm, khi ngày càng xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn Thành phố. Báo HNM (ngày 22/8/2006), có bài “Đá bẩn – hiểm họa lơ lửng”. Ngày 2/6/2008, báo HNM lại có bài “Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất nước đóng chai, nước đá: Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến”…

- Quản lý trật tự xây dựng và quản lý sử dụng đất đai:

Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương của Thành phố về quản lý trật tự xây dựng và quản lý đô thị, báo HNM và đài PT-TH HN thường xuyên phản ánh biểu dương những nơi thực hiện tốt và những nơi thực hiện chưa tốt chủ trương trên của Thành phố. Việc đưa ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những biện pháp khắc phục, giúp cho công tác quản lý trật tự xây dựng và quản lý đô thị của Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Chủ đề tuyên truyền của báo, đài từng năm được gắn liền với nhiệm vụ công tác trọng tâm của Thành phố, trong đó có vấn đề quản lý trật tự xây dựng, quản lý trật tự đô thị được các báo, đài rất chú trọng tuyên truyền. Nổi bật trong năm 2006, 2007, với chủ trương xiết chặt quản lý trật tự xây dựng, các báo, đài đã thường xuyên phát hiện và phê phán quyết liệt về những công trình sai phép và không phép trên địa bàn Hà Nội, nhiều công trình bị xử lý nghiêm, tiêu

biểu như các vụ: 121-123 Bạch Mai của công ty Hương Lúa; số 6 Đào Duy Anh; công trình nhà số 7 đường Thanh Niên; vụ xây dựng trái phép ở số 8 Đặng Dung, số 91 Lò Đúc… cùng các vụ vi phạm lớn nhỏ khác. Hầu hết các công trình trên đều xây dựng sai phép, vượt quá số tầng so với giấy phép quy định hoặc không có giấy phép xây dựng. Qua việc tuyên truyền mạnh mẽ về vấn đề trên, giúp cho ý thức, nhận thức về chấp hành nghiêm các thủ tục quy định của người dân được nâng lên, biểu hiện ở việc cấp giấy phép xây dựng tăng lên từng năm, việc xử phạt, cưỡng chế đối với vi phạm giảm dần. Bài “Thiếu quy hoạch, một nguyên nhân của các công trình sai phép, không phép” đăng trên báo HNM ngày 5/4/2007 đã nêu lên một trong những nguyên nhân của tình trạng xây dựng trái phép ở Hà Nội. Cũng trên số báo này có đăng bài “Phương hướng khắc phục các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố: Kiến quyết nhưng không cực đoan”, nhằm tuyên truyền về những giải pháp, cũng như chủ trương của lãnh đạo Thành phố về việc khắc phục tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn.

Báo HNM và đài PT-TH HN trong năm 2006, đã tích cực đấu tranh chống tiêu cực trong quản lý đất đai trên địa bàn. Với một loạt bài đăng trên HNM (6/11/2006) “Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng Sóc Sơn: Sai phạm đã rõ”; bài “Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng Sóc Sơn: Tít mù nó laị vòng quanh” (HNM 13/11/2006); bài “Xung quanh việc cấp đất giãn dân ở xã Phù Linh, Sóc Sơn: Thành phố chỉ đạo một đường, xã bước một nẻo?” (HNM 20/11/2004)… đã phê phán đấu tranh thẳng thắn những tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn, được dư luận nhân dân hết sức hoan nghênh.

Năm 2007, báo HNM và đài PT-TH HN đã góp phần thông tin, phản ánh về những sai phạm trong quản lý đất công tại Công ty vườn Thú Hà Nội, tạo dư luận lên án mạnh mẽ, buộc các chủ công trình trong khuôn viên Vườn

Thú Hà Nội phải tự tháo dỡ. Về vụ việc này, báo HNM ra ngày 24, 27 và 28/11/2007 có loạt bài phản ánh, trong đó có nêu rõ những sai phạm của công ty Vườn thú Hà Nội và chủ trương của Thành phố kiên quyết xử lý nghiêm.

- Định hướng trong vấn đề quy hoạch Thủ đô:

Đây là vấn đề được công chúng hết sức quan tâm, họ quan tâm vì quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, môi trường, cảnh quan xung quanh họ. Các báo và đài đã tuyên truyền về những chủ trương của Thành phố trong vấn đề quy hoạch chi tiết, tổng thể Thủ đô, giới thiệu những nét mới trong quy hoạch với việc xây dựng nhiều khu đô thị mới, trong đó nổi bật là quy hoạch về một thành phố ven sông Hồng.

Vấn đề cải tạo các chung cư cũ nát, nguy hiểm trên địa bàn thành phố; vấn đề quản lý chất lượng chung cư, nhà tái định cư… đây là những vấn đề cho đến nay dư luận vẫn hết sức quan tâm. Bài “Giải pháp về quy chế nhà chung cư” phát trên đài PT-TH HN tháng 3/2006 đã tuyên truyền cho người dân về chủ trương, giải pháp của Thành phố về quản lý nhà chung cư. Báo HNM (12/5/2005) có bài “Chất lượng chung cư bao giờ mới kiểm định?”. Báo HNM ngày 20/2/2006 có bài “Xây dựng lại các khu chung cư cũ ở Hà Nội – năm 2006 sẽ thí điểm phương thức xã hội hóa”… Trong tháng 3/2006, đài PT-TH HN đã phát loạt phóng sự tiêu biểu, xung quanh chất lượng chung cư: “Xây nhà chung cư không sử dụng để xuống cấp”; phóng sự “Trả lại sự bình yên cho làng sinh viên Hacinco”... Báo HNM ngày 10/5/2007 đăng bài “Nhà tái định cư, chưa an cư đã hỏng”, đã phản ánh tình trạng xuống cấp nhanh chóng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)