Kể, tả những chi tiết đặc sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 97 - 105)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Phƣơng thức trần thuật của ngƣời kể chuyện

3.2.3. Kể, tả những chi tiết đặc sắc

Trong mỗi truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển. Nên những truyện ngắn không có một cốt truyện tiêu biểu vẫn sống được là nhờ vào các chi tiết hay. Các chi tiết hay tạo cho tác phẩm có sức ám ảnh đối với người đọc. Khảo sát những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chúng ta thấy rất ít những chi tiết dư thừa. Dù đặt ở vị trí nào trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều là sự sắp đặt đầy nghệ thuật của nhà văn để chuyển tải nội dung câu chuyện. Bằng những chi tiết được lựa chọn khéo léo và người kể chuyện kể, tả sinh động, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng.

Trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, người kể chuyện tả chi tiết những gương mặt mang những nét đẹp muôn thuở của tình yêu lại được tô đậm thêm một nhan sắc đặc biệt bởi chiến tranh. Những gương mặt ấy có màu đỏ đam mê nồng cháy, có màu tím buồn bã bao dung, lại có màu xanh niềm tin và hy vọng. Những gương mặt tình yêu ấy có mặt khóc, mặt cười, mặt thanh thản và độ lượng hy sinh. Quỳ là một người đàn bà “có một khuôn mặt hơi gầy, không đẹp

nhưng rất thông minh …, giàu sắc thái biểu cảm”. Chi tiết gương mặt tình yêu của

nhân vật Quỳ mà người kể chuyện khắc họa trong truyện đã tạo cho chúng ta một cái nhìn về con người trong cuộc sống. Dẫu tình yêu mang gương mặt nào, buồn hay vui hay bao dung hy sinh thì tình yêu ấy vẫn là phần quan trọng nhất của cuộc sống.

Truyện ngắn Mùa trái cóc ở miền Nam mang nỗi cám cảnh của nhân vật nhà báo và sự đau khổ của vị sư già Thiện Linh trước sự việc đau lòng trong cuộc đời một người mẹ. Người kể chuyện miêu tả đôi bàn tay để khắc họa rõ hơn tính cách dị thường của Toàn. Mỗi lần nhân vật “tôi” quan sát là một lần có cách dùng từ khác nhau về miêu tả bàn tay và hành động bàn tay của Toàn: “Trong khi ngồi nói

chuyện, hai bàn tay của Toàn không lúc nào ngừng mân mó một vật gì đó…” [8, tr.

797] hay “hai bàn tay mềm mại, đẹp đẽ của Toàn… gây một cảm giác như ngồi trước móng vuốt của một con mèo hoặc một con hổ đang đùa giỡn với những con mồi” [8, tr. 798] trong cuộc hội ý học tập “bàn tay trái lúc này đang vuốt ve cánh

tay phải” [8, tr. 825]. Rồi sự ám ảnh đến mức khó quên khi Toàn nắm tay nhà báo

ấy như tạo một cảm giác “đầy vồ vập, đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm

lên và xoắn xuýt lấy cái bàn tay quen cầm bút” [8, tr. 793]. Từ những chi tiết độc

đáo đó, bộ mặt tính cách của Toàn đã được phơi trần lộ rõ.

Tiểu kết: Với việc đi sâu vào tìm hiểu và phân tích ngôn ngữ, giọng điệu và phương thức trần thuật của người kể truyện trong quan hệ với các hành vi miêu tả, kể chuyện, phân tích vai trò dẫn vào mở đầu và dẫn tới kết thúc văn bản. Đã giúp cho việc lý giải người kể truyện trên phương diện chức năng để từ đó phát hiện và chỉ ra nét độc đáo riêng biệt trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.

KẾT LUẬN

Truyện ngắn là một lát cắt của cuộc sống. Để tái hiện thành công những lát cắt đó, nhà văn sử dụng những tình huống truyện, những chi tiết nghệ thuật đắt giá. Nguyễn Minh Châu bắt đầu thử bút bằng truyện ngắn và thành danh chủ yếu cũng ở thể loại này. Có thể nói, cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn đã làm nên tên tuổi cây bút tài năng Nguyễn Minh Châu. Nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở các phương diện: ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu và

phương thức kể, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã khẳng định được nét riêng của mình bằng

cái tài và cái tâm của người cầm bút.

1. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi lớn trong gương mặt người kể chuyện so với văn học truyền thống. Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu khá linh hoạt. Khi thì xuất hiện dưới bóng dáng của người kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất, tự kể về mình hoặc kể chuyện người khác, hay xuất hiện dưới bóng dáng của người kể chuyện hàm ẩn. Dù trong vai trò của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hay ngôi kể chuyện thứ ba, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng mang lại gương mặt người kể chuyện với diện mạo khó có thể trộn lẫn. Ta thấy sự cộng hưởng cảm xúc tự nhiên, chân thành ở người nghe. Sự thay đổi đó trong gương mặt người kể chuyện mở ra cái nhìn mới trong quan niệm tiếp nhận văn học.

2. Với kỹ thuật xử lý câu chuyện có sự kết hợp linh hoạt các điểm nhìn trong đó phổ biến là điểm nhìn bên ngoài, bên trong, điểm nhìn không gian, thời gian và sự dịch chuyển điểm nhìn, nhà văn khai thác được tối đa các ưu thế mà mỗi điểm nhìn mang lại. Nếu như điểm nhìn bên ngoài cho người đọc có cái nhìn bao quát nhất về sự vật hiện tượng thì với điểm nhìn bên trong, người kể chuyện đã thâm nhập rất sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật đồng thời tạo nên một phương thức quan sát rất đặc biệt. Những tâm tình, cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên qua cách kể, cách quan sát của người trần thuật tinh tế, đa cảm, đầy thấp thỏm, lo âu trước tình đời, tình người. Bên cạnh đó là việc nhà

văn lia ống kính quan sát và dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt để không chỉ khai thác cuộc sống từ nhiều góc nhìn mà còn từ nhiều thời điểm khác nhau.

3. Sự độc đáo trong hình thức người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu còn là sự đa dạng về ngôn ngữ, giọng điệu và phương thức trần thuật.

Nguyễn Minh Châu ý thức được tầm quan trọng về việc sử dụng ngôn ngữ trong văn học. Thông qua ngôn ngữ nhà văn đã “đập từng chữ ra để tìm cho được

cái nghĩa nguyên thủy”, chính vì vậy trong tác phẩm ta bắt gặp thứ ngôn ngữ đời

thường giàu tính khẩu ngữ. Đó chính là lối nói đời thường, suồng sã thân mật không hề hình thức, trau chuốt nhưng chứa đựng tính triết luận sâu xa. Mặt khác ta cũng bắt gặp trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thứ ngôn ngữ hiện đại, uyên bác, giàu tính trữ tình và không thiếu phần triết lý. Ngoài ra, ngôn ngữ miêu tả là kiểu ngôn ngữ chứa đầy tâm trạng khi nói về thiên nhiên, cách sử dụng từ ngữ gợi cảm, mượt mà, liên tưởng, mang đậm chất thơ và lối ví von so sánh có hình ảnh sinh động, không xa xôi mà hết sức gần gũi. Chính vì vậy khi đọc truyện Nguyễn Minh Châu ta khám phá ra được sự phong phú, giàu có của tiếng Việt.

Sự độc đáo của hình thức người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu còn là sự đa dạng về giọng điệu. Trước 1975, người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang giọng điệu hào hùng ngợi ca những thành quả của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Sau 1975 người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là giọng điệu thâm trầm, mang đậm chất triết lý, đó cũng chính là giọng điệu chủ đạo của Nguyễn Minh Châu với các sáng tác trong thời kỳ Đổi mới. Về sau ở người kể chuyện có sự đan xen nhiều giọng điệu trong một tác phẩm.

Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu còn lôi cuốn bạn đọc bởi phương thức trần thuật của người kể chuyện. Việc miêu tả độc đáo các đặc điểm về ngoại hình, hành động của nhân vật đã khắc hoạ được những đặc trưng về tính cách, số phận của từng nhân vật. Người kể chuyện dẫn vào mở đầu với nhiều tình huống truyện độc đáo và kết thúc khép lại câu chuyện mang đến nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả. Bên cạnh đó Nguyễn Minh Châu luôn tìm tòi, chọn lựa các chi tiết đặc sắc đã giúp câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn, mang những dấu ấn nghệ thuật

riêng biệt. Để rồi mỗi khi đọc xong câu chuyện mỗi độc giả sẽ có nhiều suy nghĩ, cách hiểu, cảm xúc đọng lại và rút ra những bài học cho riêng mình.

Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được nhiều thế hệ độc giả yêu thích vì suy cho cùng những thành quả lao động nghệ thuật của ông là những tác phẩm độc đáo, nó là sự trăn trở và trách nhiệm của người nghệ sĩ với những tìm kiếm chân lý, kiên trì suy ngẫm, trăn trở tài năng của một nhà văn đầy tâm huyết. Với đề tài nghiên cứu Ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi mong góp phần khẳng định tên tuổi, vị trí, vai trò của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí văn học (số 9).

2. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 8), tr. 15-17.

3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân, Tôn Phương Lan (1999), (giới thiệu và tuyển chọn)

Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Bình (2002), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Nguyễn

Minh Châu, Nguyễn Khải, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Châu tác phẩm chọn lọc (2009), Nxb Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Châu tuyển tập (2012), Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Lê Thị Sao Chi (2010), Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận án

tiến sĩ, trường Đại học Vinh.

13. Phan Vĩnh Cư (2003), (dịch), M.Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Doanh (2009), Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

16. Trần Thanh Địch (1980), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

18. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phan Cự Đệ (2006), Tuyển tập (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Đỗ Thị Hiên (2007), Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn

Khải và Nguyễn Minh Châu, Luận án tiến sĩ, trường ĐHKH&NV, Hà Nội.

23. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu – Đổi

mới đọc và bình văn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

25. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Đào Duy Hiệp (2001), Thơ và truyện và cuộc đời, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

28. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu-

Tiếp cận văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.

29. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

30. Đoàn Trọng Huy (2015), Về con đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Huệ (2000), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980 đến 1986 (Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma

Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn), Luận án tiến sĩ, Viện văn học, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Thu Huyền (2007), Hình tượng tác giả trong truyện ngắn

của Nguyễn Minh Châu sau 1975, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHKH&NV, Hà Nội.

33. Mai Hương (2005), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội.

34. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb KHXH, Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận đánh giá văn học Việt Nam sau cách

36. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết (2008), Nguyễn Minh Châu và công

cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

38. Phạm Quang Long (2016), Một số vấn đề văn học hiện thực Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

39. Lã Nguyên (2017), Lý luận văn học những vấn đề hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

40. Phương Lựu (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

42. Phong Lê (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

44. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Nguyễn Đăng Mạnh (1998), “Truyện ngắn hôm nay”, Báo văn nghệ (số 241), tr. 33-35.

46. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và

phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.

47. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh. 48. Phạm Duy Nghĩa (2006), Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

49. Phạm Thị Thanh Nga (2012), Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của

Nguyễn Minh Châu, Luận án tiến sĩ, Học viện Hàn Lâm Khoa Học – Xã hội, Hà

Nội.

50. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

51. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng – Hà Nội.

52. Đoàn Đức Phương (2014), “Chiếc thuyền ngoài xa và thông điệp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu”, Phê bình văn học.

54. Trần Đình Sử (2007), Tự sự học phần I, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 55. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học phần II, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 56. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2012), Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

57. Tuấn Thành, Anh Vũ (2002), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tác phẩm

và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội.

58. Nguyễn Anh Vũ (2012), (sưu tầm và giới thiệu), Nguyễn Minh Châu tác

phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.

59. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ trường ĐHKH&NV.

60. Trịnh Thu Tuyết (2001), Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận

động của văn xuôi đương đại, Luận án tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.

61. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

62. Nguyễn Thị Kim Tiến (1999), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ hướng

tiếp cận thi pháp tác giả, Luận văn thạc sĩ trường ĐHKH&NV.

63. Lê Ngọc Trà (2015), Lý luận và văn học Thách thức của sáng tạo- Thách

thức của văn hóa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

64. Trần Văn Toàn (2015), Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M. Foucault và

nghiên cứu văn học, ĐHSP Hà Nội.

65. Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), Về khái niệm “chuyện kể ngôi thứ ba” và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)