Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Điểm nhìn trần thuật

"Điểm nhìn trần thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu

từ đổi thay điểm nhìn" [56, tr. 113].

Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của hai loại điểm nhìn là điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Bên cạnh đó, điểm nhìn trong tác phẩm của ông còn được dịch chuyển linh hoạt, không cố định.

Nói đến điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, hay sự dịch chuyển điểm nhìn trong thực tế là xác định chỗ đứng và vị thế của người kể chuyện trong tác phẩm. Sự phân biệt bên ngoài, bên trong và sự dịch chuyển điểm nhìn mang tính chất đặc thù nghệ thuật. Cái bên ngoài không phải là cái ở bên ngoài khách quan mà là cái được quan sát từ bên ngoài, còn cái bên trong là sự tự cảm thấy, sự dịch chuyển lại là cái không cố định, có sự dịch chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn của người kể chuyện trong tác phẩm.

Các mặt này thống nhất với nhau. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối. Vì thông thường nhà văn miêu tả vừa có điểm nhìn bên ngoài vừa có điểm nhìn bên trong và sự dịch chuyển điểm nhìn. Có khi nhà văn miêu tả hành vi hoàn toàn từ bên ngoài, cũng có khi nhà văn miêu tả hành vi từ bên trong, khi thì nhà văn miêu tả có sự dịch chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn của kẻ thực hiện hành vi ấy và cũng có khi điểm nhìn bên trong được thay đổi từ nhân vật này sang nhân vật khác.

2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn mà người kể miêu tả sự vật từ phía bên

ngoài nhân vật. Người kể chuyện đứng ở bên ngoài thế giới truyện kể để quan sát, hoặc hoàn toàn giấu mình, kể lại câu chuyện một cách khách quan, lạnh lùng hoặc tự bộc lộ qua ngôn ngữ biểu cảm, qua những lời giải thích, bình luận xen vào câu chuyện. Với điểm nhìn này, người kể chuyện chỉ tái hiện câu chuyện một cách khách quan các diễn biến bên ngoài của sự việc mà không đi sâu vào khắc họa tâm lý nhân vật. Không có nhận xét hay bình luận, người kể chuyện có chức năng như chiếc máy quay chỉ ghi lại lời nói, hành động của thế giới nhân vật. Theo quan điểm của Abrams (the limited point of view) trường hợp này được xem như điểm nhìn kể chuyện ở ngôi thứ ba, điểm nhìn bị giới hạn. Người kể chuyện tuy kể ở ngôi thứ ba nhưng không phải là người kể chuyện "biết tuốt". Tiêu biểu là các truyện ngắn như: Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K.

Điểm nhìn bên ngoài thể hiện tính khách quan tối đa cho trần thuật. Các sự kiện diễn ra tự nhiên như cuộc đời vẫn thế. Nó giúp nhà văn bao quát được nhiều phương diện và góc độ của hiện thực cuộc sống hơn. Người kể chuyện ẩn mình đi để câu chuyện được kể đạt mức độ khách quan cao nhất.

Với điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quan của tình tiết, sự kiện. Lúc này, khung cảnh, sự vật, con người,... trong câu chuyện không phải do người kể miêu tả nữa mà nó được dựng lên dưới sự quan sát, cảm nhận của chính người trong truyện.

Điểm nhìn bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể trần thuật một góc nhìn rộng để quan sát, khái quát và tái hiện những điều mình chứng kiến. Đó là những điều có vẻ vụn vặt nhưng lại không thể không quan tâm khi hệ quả của nó có thể dẫn đến những phiền lụy về tình người và tình đời trong đối nhân xử thế. Khi xem xét ở điểm nhìn này qua cách kể của người kể chuyện người đọc có cảm giác như nhà văn luôn có ý thức khách quan hóa tối đa từng chi tiết nhỏ nhất. Mọi việc xung quanh như thể được kể một cách tự nhiên không gò bó, chẳng qua đó chỉ là sự ghi lại, kể lại những gì lọt vào mắt hoặc những gì nghe thấy. Điểm nhìn đã tạo nên

lối dựng truyện tự nhiên với mục đích giữa nhà văn với độc giả có nhận thức rõ hơn về một vấn đề. Bản thân các nhân vật hành động, nhìn nhận, cư xử như họ có, cũng như các tình cảm yêu, ghét, hờn, giận của riêng họ.

Mẹ con chị Hằng là cái nhìn khách quan nhưng không kém phần nghiêm

khắc của tác giả khi đề cập đến vấn đề giáo dục con cái cũng như cách ứng xử đúng đắn của con người đối với các bậc sinh thành. Khách quan trong điểm nhìn, thay cho sự phán xét của chủ thể trần thuật, ở đây xuất hiện nhiều những lời nhận xét, bình giá lẫn nhau giữa các nhân vật. Nét tính trái khoáy của Hằng (Mẹ con chị

Hằng) trước hết được người kể chuyện nhắc đến qua đoạn hội thoại giữa các nhân

vật (giữa anh Ca và chị Thanh trước lúc anh đi B, giữa bà cụ Huân và chị Thanh trước lúc bà cụ ra Hồng Quảng), sau đó được thể hiện trực tiếp qua lời kể khách quan của chủ thể trần thuật. “Cái tính vừa là nét chung của trẻ con lại vừa là tính riêng của chị, thậm chí đến bây giờ chị Hằng vẫn không bỏ được cái tính nhõng

nhẽo thích làm nũng và bắt nạt mẹ” [8, tr. 244] và cuối cùng thì được kể lại trong

chính cách hành xử của chị đối với mẹ trong những ngày tháng cuối thai nghén. Khách quan trung tính trong lời kể, chủ thể trần thuật cứ nhẩn nha kể như thể nhân vật thế nào thì tất nó sẽ bộc lộ hết qua trang viết bằng những cách nói, cách nghĩ và việc làm cụ thể. Đôi lúc chủ thể trần thuật còn cố ý để sự tự bộc lộ ấy được hỗ trợ thêm bởi sự xem xét, đánh giá và phẩm bình từ nhiều nhân vật khác. Ở đây, sự thể hiện mình của chủ thể trần thuật trong câu chuyện là rất ít, phần lớn chủ thể trần thuật đã chọn cho mình thế đứng sau và bên ngoài cuộc sống của nhân vật. Nhân vật có cách sống của riêng mình nên tự do sống, hành động, tự do phát biểu và cũng tự do phán xét, bình phẩm lẫn nhau. Một sự việc được kể tưởng rất đơn giản không có gì phải nghĩ nhưng thấm thía cho cái điều người kể chuyện vô hình ấy hay tác giả đang nói tới chính là những biểu hiện vô tâm, vô trách nhiệm, cả sự ích kỷ có phần vô thức mà con người gây ra có thể làm nhói lòng những người không hề đắn đo đong đếm thiệt hơn. Đó cũng chính là một cách kể chuyện có duyên của Nguyễn Minh Châu khi đề cập đến những câu chuyện mang tính “luận đề” nhưng đã trao cho độc giả quyền tự do đánh giá và tiếp nhận.

Trường hợp này có sự lặp lại ở Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K, hai truyện trong chùm truyện viết về đề tài thế sự của Nguyễn Minh Châu sau những năm 1975. Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K đều là những câu chuyện đời thường khá giản dị, nhưng không kém phần thú vị được kể ra dưới vai trò dẫn chuyện của người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Giới hạn ở ngôi trần thuật, chủ thể trần thuật cũng tự giới hạn mình đứng ngoài quan sát và kể lại câu chuyện, tuyệt nhiên không tham gia vào các sự kiện biến cố làm nên cốt truyện. Lời kể của chủ thể trần thuật đó cũng cố gắng khách quan đến thành trung tính trong việc kể và tả những việc có liên quan đến câu chuyện.

Trong truyện ngắn Hương và Phai, lời kể của người kể chuyện đưa người đọc tìm đến những gương mặt trẻ đáng yêu của hai gia đình đang sắp trở thành thông gia của nhau. Trong đó hai nhân vật chính có công đầu trong việc làm sự kiện tối quan trọng của ngày hôm đó – hôn lễ của Phấn và Định lại chính là Hương và Phai, hai con nhóc dễ thương và lém lỉnh ra trò. Hiện ra theo lời kể, đức tính vô tư, hồn nhiên và không kém phần lém lỉnh của Hương và Phai chủ yếu được thể hiện qua việc thực hiện “phép tính hoán vị” mà hai con nhóc đã dày công sắp xếp cho anh chị chúng nó. Trong đó Phấn – một trong hai nhân vật chính có cuộc sắp xếp kia đã được khắc họa tương đối đầy đặn hơn cả về ngoại hình, tính cách, cả những nỗi niềm ẩn giấu bên trong qua lời trần thuật cố gắng khách quan của người kể chuyện.

Lũ trẻ ở dãy K là một câu chuyện xoay quanh cô Hoằng ở khu tập thể. Ngay

từ đầu tác phẩm, người đọc được biết đến nhân vật này qua lời nhận xét đánh giá chủ quan của người kể chuyện vắng mặt: “Cô Hoằng là một người đàn bà miền

Nam đã trạc xấp xỉ năm mươi, rất thích ăn mặc và hay khoe” [8, tr. 288]. Nhà văn

trao điểm nhìn lần lượt cho các nhân vật khác trong truyện, chân dung cô Hoằng cũng trở nên sinh động hơn trong sự cảm nhận của nhiều người. Nhưng điều khiến mọi người ấn tượng nhất khi nghĩ về cô đó là “tính nết y như trẻ con, lắm khi đến

buồn cười” [8, tr. 308]. Và không chỉ trẻ con mà hầu như mọi người trong khu tập

thủ đoạn, độc ác hay nói dối” [8, tr. 308]. Việc cô đứng ra bảo lãnh cho Huấn và giúp nó hoàn lương khiến cho mọi người càng yêu mến cô hơn. Nhưng mọi người cũng không quên đã một lần bị hú vía vì tính đểnh đoảng vội vàng của cô. Chẳng cần tạo sự kịch tính nhưng bằng mạch ngầm câu chuyện có vẻ bỡn cợt kín đáo với kiểu người quá tự yên tâm với lòng tốt chủ quan từ một phía của mình.

Không trực tiếp nhận xét, đánh giá về nhân vật mà luôn cố gắng tạo khoảng cách nhất định với nhân vật khi thuật kể, người kể chuyện để cho từng nét tính cách của nhân vật đến với sự tiếp nhận của người đọc thông qua chính lời nói, việc làm cụ thể của nó. Hơn nữa, do tính hướng ngoại của điểm nhìn trần thuật và tính tự do của ngôi kể nên ở những câu chuyện này luôn tồn tại một khoảng cách nhất định giữa chủ thể và câu chuyện, theo đó việc rút ra ý nghĩa có được phía sau câu chuyện cũng hoàn thoàn thuộc về phần độc giả. Vì vậy mà dù không có tình huống gây kịch tính nhưng những câu chuyện này của Nguyễn Minh Châu vẫn hấp dẫn người đọc ở khả năng phát hiện phần chìm những vấn đề tác giả muốn gửi gắm: mỗi người nên cẩn thận hơn đối với hành vi của chính mình. Cách trần thuật này cũng thêm phần khẳng định tính hóm hỉnh mà sâu sắc ở khả năng phát hiện và thể hiện những vấn đề mang tính đời thường nhưng không mấy bình thường trong cuộc sống của nhà văn.

Với kiểu xây dựng điểm nhìn như vậy, những thiên truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thường được đưa vào một kiểu không gian thu hẹp tối đa để đặc tả một mảnh nhỏ trong sự xuôi chảy của dòng đời. Gần như nó là những không gian hẹp thường tình: một khu tập thể, một ngôi nhà, chứa đựng cái thật của đời sống thường nhật. Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975, có tính chất hướng ngoại đều hướng ra cái cộng đồng, đứng chung với cộng đồng. Trong khi đó các truyện ngắn trong thời kỳ Đổi mới hướng điểm nhìn trần thuật khách quan đứng trên cộng đồng để suy xét, đánh giá, thể hiện, xây dựng những hành động, hành vi của nhân vật; tìm về cái dân dã chung với những hình tượng đơn giản đời thường nhưng không kém phần phức tạp, uẩn khúc.

Trong nghệ thuật tự sự truyền thống, người trần thuật thường phát huy một cách tối đa vai trò của mình khi kể chuyện. Người kể chuyện thường xuất phát từ điểm nhìn của chính mình để miêu tả thiên nhiên, chân dung và tâm lí nhân vật. Nhưng đến văn học đương đại, cách thức trần thuật đã thay đổi. Với việc di chuyển điểm nhìn vào nhân vật, người kể chuyện đã thu hẹp điểm nhìn của mình. Người kể chuyện chỉ kể, tả những gì mà nhân vật biết, thấy bằng chính cảm nhận của nhân vật. Điều đó đã tăng độ chân thực, khách quan cho câu chuyện. Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, với điểm nhìn bên ngoài chuyển sang điểm nhìn nhân vật, tạo nên cách kể đầy tính chất chủ quan, chất chứa những cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm của cá nhân con người. Đó là lối kể chuyện mang chiều sâu đời sống nội tâm của chính chủ thể thẩm mĩ.

2.2.2. Điểm nhìn bên trong

Khác với điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong thể hiện kĩ thuật trình bày vấn đề gì đó từ điểm nhìn một nhân vật trong câu chuyện. Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dẫn người đọc vào trạng thái tâm tình, khiến họ cảm giác được thấy cuộc sống qua tâm hồn người trong cuộc, nên những gì họ thẩm thấu được đều đáng tin, đáng nhớ.

Từ điểm nhìn của một nhân vật trong câu chuyện những điều được kể mang đậm tính chủ quan, những sự việc biến cố dần dần được hiện lên qua những gì nhân vật cảm thấy, nhận thấy rồi suy ngẫm và bộc lộ thái độ. Với điểm nhìn này người kể chuyện dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật. Ở đó người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật chính, xưng "tôi", vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là chủ thể hành động trong câu chuyện.

Để có thể diễn tả được tất cả ngõ ngách của đời sống và nội tâm con người, Nguyễn Minh Châu đã chọn cho người kể chuyện kể lại câu chuyện từ điểm nhìn bên trong. Chúng ta có thể biết đến những truyện kể theo điểm nhìn này: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.

Ở điểm nhìn bên trong, người kể chuyện kể với cái "tôi" tự kể về mình. Điểm nhìn bên trong thể hiện ở cách người kể chuyện đặt điểm nhìn vào nhân vật

để thám hiểm được cõi vô thức tâm linh, những suy nghĩ day dứt đau đớn ở bên trong tâm hồn nhân vật. "Điểm nhìn bên trong được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật "tôi", bằng sự thú nhận hoặc hình thức người trần thuật dựa

vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới" [54, tr. 204].

Thông qua điểm nhìn bên trong của nhân vật "tôi", nhà văn cùng lúc vừa có thể miêu tả thực tại, lại vừa thể hiện trực tiếp suy nghĩ của nhân vật về hiện thực ấy. Điểm nhìn bên trong tạo cơ hội cho nhà văn phơi bày tất cả những vùng khuất ẩn giấu bên trong của con người. Nó tạo được độ tin cậy đối với độc giả. Vì người kể chuyện là người trực tiếp chứng kiến, tham gia vào trong câu chuyện, kể lại cho người nghe một cách chân thực và chính xác nhất.

Mảnh trăng cuối rừng là một câu chuyện đẹp đậm màu sắc lãng mạn gợi sự

tìm kiếm và phát hiện cái “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”, điều mà Nguyễn Minh Châu đã luôn trăn trở trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. “Tôi” – Lãm là chủ thể trần thuật chính, lời của Lãm tập trung hướng đến việc miêu tả, tái hiện các sự kiện, hiện tượng làm nên diễn biến chính của câu chuyện. Điểm nhìn ngoại quan của người kể cho phép anh mở rộng biên độ quan sát, hướng đến một mảng hiện thực tương đối rộng lớn “Một ánh chớp giật mát lạnh, đất rùng lên một hồi. Lặng đi mấy giây tưởng có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con dế rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)