Miêu tả và kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 86 - 94)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Phƣơng thức trần thuật của ngƣời kể chuyện

3.2.1. Miêu tả và kể chuyện

3.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục cử chỉ, tác phong… tóm lại, là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Nhà văn có thể khắc họa ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ người kể chuyện. Cũng có khi ngoại hình nhân vật được miêu tả một cách gián tiếp qua ngôn ngữ hoặc cái nhìn của một nhân vật khác trong tác phẩm. Ngoại hình nhân vật có thể được nhà văn tập trung miêu tả trong một đoạn văn ngắn gọn, nhưng cũng có thể được miêu tả một cách rải rác, xen kẽ giữa các chương đoạn, qua những tình huống và hoạt động khác nhau của nhân vật. Đó có thể là những nét của toàn thân hoặc chỉ một vài đặc điểm nổi bật nhất trong diện mạo của nhân vật… Nhìn chung, ngoại hình nhân vật được thể hiện sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt nó có tác dụng khá rõ trong việc cá biệt hóa nhân vật.

Để xây dựng tính cách nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật được biểu hiện trong tác phẩm. Miêu tả ngoại hình vô cùng quan trọng, giúp cho người đọc có những hình dung, tưởng tượng ban đầu về nhân vật, điều này góp phần giúp người đọc hiểu ý đồ tác giả trong việc tạo dựng hệ thống các nhân vật để triển khai toàn bộ câu chuyện. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật có nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp bằng ngôn ngữ của người kể chuyện hoặc gián tiếp qua cách nhìn nhận và đánh giá của các nhân vật khác trong tác phẩm. Các nhà văn đã khéo léo kết hợp hài hòa các phương thức để nhân vật xuất hiện thật tự nhiên, vừa gửi gắm được dụng ý của tác giả đồng thời không làm mất đi sự khách quan, sinh động cần thiết. Thông thường khi miêu tả ngoại hình nhân vật, các tác giả có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau. Một nhân vật có thể được khắc họa ngoại hình theo sự biến đổi của thời gian trải đều qua các phân đoạn trong truyện ngắn

nhưng cũng có khi chỉ tập trung khắc họa một thời điểm cụ thể quan trọng để phục vụ mục đích làm nổi bật nội dung câu chuyện.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, các nhân vật ít khi được xuất hiện trong những chân dung ngoại hình đầy đặn, hoàn chỉnh. Đặc biệt, đối với những nhân vật tư tưởng, thế sự việc miêu tả ngoại hình càng thưa vắng, dường như tác giả muốn đi sâu vào những ngóc ngách tâm tâm linh của con người, khám phá những bí ẩn của đời sống nội tâm hơn là đôi ba nét ngoại hình. Nếu có những chi tiết ngoại hình, hầu hết mang tính nội dung sâu sắc, là những chân dung tâm lý, tính cách.

Miêu tả ngoại hình nhân vật không chỉ đơn thuần là vẽ lại chân dung, dáng hình nhân vật mà hơn hết đó là công cụ hữu hiệu để tác giả bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của mình về con người và số phận. Nhân vật tiêu biểu như: Nguyệt

(Mảnh trăng cuối rừng), người họa sĩ (Bức tranh), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành), Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam), người đàn bà hàng chài (Chiếc

thuyền ngoài xa), lão Khúng (Phiên chợ GiátKhách ở quê ra) được người kể

chuyện miêu tả chân thật, sinh động.

Trong Mảnh trăng cuối rừng, Nguyệt hiện lên là cô gái đẹp, dáng người dỏng cao, giọng trong trẻo, đôi mắt đen láy sâu thẳm, mái tóc dày và trẻ trung. Ngay cả những chi tiết dễ quên cũng không bị bỏ sót: “đôi gót chân bóng hồng sạch sẽ,

đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá.” Đó là bức chân dung

thiếu nữ toát lên vẻ đẹp thanh xuân, Nguyệt như người yêu đi gặp người yêu nơi một địa chỉ hẹn hò tình tứ, giữa khung cảnh thời bình. Đặt nhân vật trong bối cảnh hiện thực mới thấy hết vẻ lãng mạn của nó. Bom đạn chết chóc bất lực hoàn toàn trước sức sống của con người. Hành động của nhân vật, trái tim của tuổi trẻ, vượt lên thách thức sự tàn bạo thảm khốc. Có thể nói nhân vật Nguyệt là biểu tượng của tuổi trẻ, một thời hiến dâng tuổi xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mang trong mình lý tưởng trong sáng.

Ở truyện ngắn Bức tranh, chân dung tự họa của nhân vật chính được người kể chuyện đặc tả nhiều lần với “một cái mặt người rất lớn (…) một nửa cái đầu tóc

tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như một bộ óc màu xám vừa bị mổ phanh ra (…) một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc (…) cái khuôn mặt đó thoạt nhìn thật xấu xí và lạ lùng nhưng càng nhìn lâu càng

giống tôi. Đó là khuôn mặt của mình, khuôn mặt bên trong của chính mình”. Bức

chân dung này đương nhiên không nhằm miêu tả ngoại hình, cái khuôn mặt “xấu

xí” ấy “lạ lùng” với bản thân nhân vật, đó là “khuôn mặt bên trong” mà đến giờ

họa sĩ mới tự nhận thức được. Để nhận ra mình trong chân dung tính cách ấy, họa sĩ đã phải trải qua một quá trình tự ý thức với những dằn vặt đau đớn. Với bức họa “tư

thú”, bức họa sám hối, ông đã nhận ra cả “rồng phượng và rắn rết” ngay trong tâm

hồn và tính cách của mình, nhận ra để “tự suy nghĩ về chính mình” trong quá trình hướng thiện.

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đàn bà hàng chài mang thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển: “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như

buồn ngủ.” [10, tr. 111]. Đây chính là hình ảnh một người lao động lam lũ và đau

khổ. Sự nghèo khổ nhọc nhằn đến mức nhếch nhác, thảm hại còn hiện rõ trong chi tiết miêu tả tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân người dưới ướt sũng. Sự khốn khổ của chị còn hiện ra trong dáng vẻ: “sợ sệt, lúng túng” khi ở tòa án, “tìm

đến một góc tường để ngồi”. Thậm chí khi Đẩu phải mời đến lần thứ hai chị mới

“rón rén đến ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại”. Có lẽ đó dáng vẻ của một

con người tội nghiệp luôn thấy sự có mặt của mình trong cuộc sống là một sự phi lý, luôn mặc cảm, tự ti và do đó muốn giảm thiểu sự vướng víu, phiền phức đến khó chịu mà mình có thể gây ra cho mọi người xung quanh.

3.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động

Hành động của nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách mà còn là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm. Đó chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác trong

tình huống khác nhau của cuộc sống. Cũng như miêu tả bằng ngoại hình, hành động của nhân vật có thể thực hiện thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện hoặc qua ngôn ngữ của các nhân vật khác.

Thể hiện tính cách nhân vật qua miêu tả hành động là một thủ pháp cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. "Hành động của nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách mà còn là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy sự diễn biến

của cốt truyện trong tác phẩm" [20, tr. 109]. Song song với việc miêu tả ngoại hình

thì miêu tả hành động nhân vật cũng là công việc quan trọng góp phần bộc lộ tính cách, suy nghĩ, bản chất của nhân vật trong những tình huống cụ thể bởi hành động được xem như là kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức, quá trình tâm lý, quá trình tình cảm. Miêu tả hành động của nhân vật cũng khá đa dạng với nhiều kiểu hành động khác nhau. Hành động của nhân vật được hiểu đơn giản là những việc làm của nhân vật. Đây cũng là một trong những phương diện quan trọng làm nổi bật tính cách, phẩm chất, tính cách tạo nét riêng cho mỗi nhân vật. Các hành động của nhân vật phát triển theo thời gian là quá trình bộc lộ tính cách nhân vật. Khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường có sự kết hợp với những biểu hiện nội tâm, suy nghĩ để nhân vật hiện lên một cách rõ nét và sinh động hơn.

Nguyễn Minh Châu, thông qua người kể chuyện, đã rất khéo léo đặt các nhân vật của mình vào những tình huống, hoàn cảnh cụ thể như hành động của các nhân vật: Nguyệt trong (Mảnh trăng cuối rừng), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

hành), Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền

ngoài xa), lão Khúng(Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát).

Trong truyện ngắn Mùa trái có ở miền Nam, người kể chuyện để cho bộ mặt tính cách của nhân vật Toàn được phơi trần rõ lộ rõ qua sự miêu tả lặp lại nhiều lần bàn tay Toàn ở những trạng huống khác nhau. Ban đầu Toàn tỏ vẻ thờ ơ và nghiêm khắc, sau đó dường như trước mắt mọi người y cũng thấy cần biểu lộ một cảm xúc gì đó, nhưng có lẽ nó hóa ra giả dối thật, khiến cho việc đưa cánh tay nặng nhọc lên ngang lưng mẹ đã làm cho chúng lại bị cắt lìa hoàn toàn khỏi cơ thể Toàn, bởi không một cảm xúc lẫn sự âu yếm chân thành. Những giọt nước mắt của bà mẹ

không khiến y mủi lòng, trái lại chúng như một thứ phỉ báng đáng ghê sợ buộc y phải vội đưa những ngón tay ươn ướt lên mũi ngửi. Với tình mẫu tử, Toàn như vậy, với đồng đội Toàn nghiệt ngã cứng nhắc. Đứng trên cương vị là người chỉ huy, Toàn cho mình cái quyền quyết định tất cả. Được ăn ngon mặc đẹp, được mọi người chung quanh tôn kính, không chịu nổi những cảnh khó khăn nhất. Nhưng thực ra tính Toàn lại mang mặt trái của Quang: một con người khắc kỷ, màng danh lợi và quyền lực, “đóng vai người tài đức vươn tới nắm quyền chức, để sống cái mục đích

sống của hắn” [8, tr. 347]. Những chỉ thị Toàn đưa ra phải thực hiện răm rắp, vô

hình lại tạo ra cho cuộc sống chiến sĩ ở đây sự tù túng, ngột ngạt, theo Toàn việc đưa ra nguyên tắc chính là để “cứu vớt linh hồn đầy trong trắng của những người

chiến sĩ thiên thần mới từ trên rừng về” [8, tr. 796]. Cái giả đò quan tâm đồng đội

của Toàn khiến người ta khó chịu khi nó được chứng minh ở cuộc họp các xê trưởng cho đến cái chết đau đớn xảy ra với Phác vì những hành vi bất cẩn, vô trách nhiệm của Toàn.

Người kể chuyện miêu tả hành động bàn tay của Toàn: “Trong khi ngồi nói

chuyện, hai bàn tay của Toàn không lúc nào ngừng mân mó một vật gì đó…” [8, tr.

797] hay “hai bàn tay mềm mại, đẹp đẽ của Toàn… gây một cảm giác như ngồi trước móng vuốt của một con mèo hoặc một con hổ đang đùa giỡn với những con mồi” [8, tr. 798] và trong cuộc hội ý học tập “bàn tay trái lúc này đang vuốt ve

cánh tay phải” [8, tr. 825]. Rồi sự ám ảnh đến mức khó quên khi Toàn nắm tay nhà

báo ấy như tạo một cảm giác “đầy vồ vập, đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ôm

trùm lên và xoắn xuýt lấy cái bàn tay quen cầm bút” [8, tr. 793] đến mức đáng sợ.

Kết thúc Khách ở quê ra, người kể chuyện miêu tả lão Khúng đột ngột bỏ chạy khi trông thấy thằng Dũng ngồi trong căn phòng xa lạ, lão dứt khoát đòi trở về ngay với cái miền đất hồn nhiên và hoang dã. Kết thúc Phiên chợ Giát, lão Khúng và con Khoang đen không thể chạy khỏi nhau như một định mệnh, im lặng nhìn nhau cũng bằng những cặp mắt sầu não và phiền muộn. Cuộc đời lão Khúng, cũng như cuộc đời bao người nông dân khác khiến cho chúng ta vừa thấy thương cảm, vừa trân trọng. Xây dựng nên nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê raPhiên

chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một tình cảm gắn bó máu thịt với quê hương, lòng yêu mến, trân trọng những người nông dân nghèo khổ và ân nghĩa.

3.2.1.3. Kể sự kiện, biến cố trong cốt truyện

Nguyễn Minh Châu cũng như nhiều nhà văn khác luôn tìm tòi đổi mới từ ngôn ngữ, giọng điệu, cốt truyện, cách người kể chuyện kể những sự kiện, biến cố rất hấp dẫn mang lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Trong một tác phẩm tự sự, cốt truyện giữ vai trò "xương sống", nó liên kết các sự kiện, nhân vật thành một hệ thống, “biến những tư tưởng, quan điểm, những

hiểu biết đang chồng chất hỗn loạn bỗng hiện ra có lớp lang rành mạch” (Lep Tôn

xtôi). Nhà văn có thể qua cốt truyện thể hiện sự tổ chức, sắp xếp các sự kiện, biến cố theo trình tự hợp lý để nêu bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tạo cho truyện một mạch có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Cốt truyện được tạo nên bởi hành động của nhân vật. Tùy vào sự tổ chức cốt truyện theo sự vận động của chuỗi các sự kiện, biến cố hay theo sự vận động của tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật với quá trình tự nhận thức… mà có nhiều cốt truyện khác nhau. Trong tác phẩm, cốt truyện thực hiện vai trò đặc biệt là liên kết các nhân vật, sự kiện, tổ chức các sự việc xảy ra. Cùng với những bước phát triển của thể loại truyện ngắn từ truyền thống đến hiện đại, xu hướng chính của truyện ngắn là nới lỏng, phân rã cốt truyện và truyện chủ yếu triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, người kể chuyện kể các sự kiện, biến cố một cách sinh động, linh hoạt nhằm phát huy tối đa vai trò của nó trong việc bộc lộ tính cách, tái hiện các xung đột xã hội, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Song hành với chặng đường phát triển của truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng theo xu thế ngày càng đem lại sự lôi cuốn cho truyện không phải là những cốt truyện gay cấn, sự kiện, biến cố ly kỳ, mà hướng đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường và khai thác chiều sâu tâm hồn con người.

Trong Bên đường chiến tranh, người kể chuyện kể sự kiện An (Thụy) trở lại nghỉ trọ tại một quán ở Bắc Cạn trước chuyến đi trinh sát chiến trường. Anh gặp lại

Hạnh và những tình cảm dồn nén suốt 30 được nhớ lại. Sự việc đánh dấu tình yêu của hai người khi Hạnh quyết liệt hắt một gầu nước vào cô gái trêu chọc, tán tỉnh An. Sau “một gầu nước hắt thẳng vào mặt” cô gái trêu An là tiếng “khóc òa lên

con đường hạnh phúc tình yêu” của Hạnh. Sự kiện cha qua đời trong chiến tranh

loạn lạc buộc cô phải xa người yêu, cáng đáng gia đình mưu sinh trên con đường tản cư. Đó cũng là sự kiện bắt đầu những tháng năm tìm kiếm vô vọng, nhớ mong, day dứt của cả An và Hạnh. Đỉnh điểm của truyện là cuộc gặp lại nhau khi đất nước hòa bình – điều tưởng như kết thúc có hậu sau thời gian dài tìm kiếm nhau nhưng đó chỉ có thể là lần hàn huyên cuối cùng để sau đó hai người có thể thanh thản tiếp tục cuộc sống hiện tại. Từ việc gặp lại, nhận ra nhau mà chưa dám nhận ngay, các nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến trong tâm tư vừa vui mừng vừa chua xót.

Trong Cỏ lau, người kể chuyện kể những sự kiện éo le, ngang trái xoay quanh ba nhân vật chính: Lực, Thai, Quảng với những giằng xé, xung đột tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)