Ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 73 - 76)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu

3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Đặc trưng của văn học chính là dùng ngôn từ để biểu đạt hay nói cách khác văn học là nghệ thuật của ngôn từ. "Ngôn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện,... Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Vì thế M.Gorki đã viết: "Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện

tượng của cuộc sống - là chất liệu của văn học" [20, tr. 185]. Chính vì vậy, ngôn

ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khắc họa nhân vật trong tác phẩm. Ngôn ngữ cũng là một trong những thước đo sự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học, một dòng văn học nhất định, vừa là dấu hiệu để nhận diện phong cách của tác giả. Với nhà văn Nguyễn Minh Châu, ngôn ngữ cũng là một trong những dấu hiệu để nhận ra sự riêng biệt của ông.

Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đều được kể từ lời kể của ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là nhân vật chính, xưng “tôi”, vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là chủ thể hành động trong câu chuyện.

Người kể chuyện ngôi thứ ba đứng ở ngoài kể lại chuyện mình được nghe. Theo mạch kể ngôn ngữ đời thường mộc mạc, giản dị như chính lời ăn tiếng nói của người bình dân trong giao tiếp hàng ngày.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất coi trọng câu văn, “chất văn” gắn với đặc trưng thể loại. Ông là người “biết say sưa đón lấy mọi vẻ đẹp của đời sống con

người đồng thời rất tinh tế về ngôn ngữ văn học” [29, tr.172]. Nguyễn Minh Châu

đã từng đặt ra những câu hỏi rất sớm về mặt câu chữ trong văn học từ sau cách mạng, về “chất văn” trong cây bút văn xuôi. Về vai trò sử dụng ngôn ngữ, ông ví nhà văn như một người thợ thủ công “bằng một cách thức tài nghệ riêng biệt của mình, đập từng chữ ra để tìm cho được cái nghĩa nguyên thủy của nó, rồi lại bằng một cách thức riêng biệt không ai giống ai và không thể bắt chước được, đem ghép những con chữ ấy lại với nhau, thành câu, thành đoạn, thành chương, cuối cùng

thành một thứ có cả thể xác và tâm hồn: một tác phẩm văn học” [59, tr. 23]. Với

ông: “viết văn đem đến cho con người ta đồng thời sự yên ổn và không yên ổn, cùng một lúc vừa cởi giải vừa gây băn khoăn thắc mắc. Chuỗi quá trình ấy diễn ra liên

tục thông qua vẻ đẹp của ngôn ngữ” [59, tr. 184]. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu được tổ chức theo đặc trưng thể loại mang một phong cách riêng của ông. Đó là thứ ngôn ngữ được nuôi dưỡng, chắt lọc từ trong cuộc sống với tất cả những biến đổi không ngừng. Nhà văn đã luôn tìm tòi, nỗ lực nhào nặn nhuần nhuyễn triết lý và đời sống để tác phẩm mang đến cho người đọc “một cái gì

đó nằm ngoài chữ nghĩa”. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thể hiện sự tinh tế, đa

giọng điệu, gắn với sự vận động trong tư duy nghệ thuật của nhà văn trong hai giai đoạn sáng tác.

Nếu ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang tính khách quan thì ngôn ngữ kể của Nguyễn Minh Châu lại thể hiện tính chủ quan của người kể. Hàng loạt truyện ngắn như: Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, Sắm vai, Một lần đối chứng… thể hiện điều đó.

Trong kháng chiến, ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu mang chất trữ tình lạc quan vượt lên hiện thực khốc liệt. Mảnh trăng

cuối rừng là truyện ngắn được trải dài bằng ngôn ngữ đậm chất trữ tình: “Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trong

như một mảnh bạc.” Con đường ra tiền phương không ít nguy hiểm rình rập nhưng

trong cảm nhận của những con người đang yêu trở nên thi vị đầy lãng mạn. Vẻ đẹp của Nguyệt “giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ (…) Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng (…) Trăng soi

thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt ngời lên vẻ đẹp lạ thường” [10, tr.

117]. Người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là nhân vật chính, xưng “tôi”, vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là chủ thể hành động trong câu chuyện.

Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu không kỳ vĩ, huyền ảo mà quen thuộc, gần gũi gợi cho con người những nỗi niềm riêng tư. Ta có thể bắt gặp điều này trong cách kể của người kể chuyện ở nhân vật Nhĩ trong Bến quê khi dõi nhìn ra bãi sông Hồng: “Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên khoảng bờ bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non, những màu

sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.” [10, tr. 117].

Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ngày càng giàu chất khẩu ngữ, đặc biệt từ sau năm 1975 là thứ ngôn ngữ “thô ráp, gần gũi với lời

nói hàng ngày”. Có thể gặp ở hầu hết các truyện ngắn trong giai đoạn sáng tác này

những cách nói bỗ bã, trần trụi, kiểu xưng hô dân dã. Ở đó ta có thể bắt gặp ngôn ngữ của một lão nông dân ít học được diễn đạt một cách dân dã, sống động “một anh nông dân suốt đời đi sau một con bò như lão thì là cái thá gì (…) Cái lão Khúng này thiết đếch gì! Sao với lại chả trăng! Cho cái mặt trời ông cũng đếch thiết nữa là! Lão chỉ thiết cái mặt đất ở dưới chân với mấy anh ruộng vỡ hoang

thuộc sở hữu của gia đình lão” [8, tr. 889].

Lối sử dụng ngôn ngữ không kiểu cách, mực thước gần với ngôn ngữ hàng ngày làm cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu dung dị và chân thực hơn. Ta có thể

thấy sự gia tăng của các đại từ nhân xưng kiểu: y, thị, mụ, lão, gã… trong sáng tác của Nam Cao và một số nhà văn trước Cách mạng; việc sử dụng các đại từ nhân xưng này thể hiện sự xót thương cho những con người là nạn nhân xã hội hay để tạo sự “thân mật hóa” mối quan hệ với đối tượng. Nhưng với Nguyễn Minh Châu các đại từ xưng hô như: gã, mụ, con, thằng, lão… trong các truyện ngắn Chiếc thuyền

ngoài xa, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra… làm cho câu văn thêm chân thực, sinh

động và gần gũi cuộc sống đời thường.

Nguyễn Minh Châu đã tận dụng và phát huy những thế mạnh của ngôn ngữ trong xây dựng tác phẩm. Việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính hiện thực, khẩu ngữ cho phù hợp với hướng khai thác cuộc sống từ góc độ đời tư, số phận cá nhân trong mối quan hệ phức tạp là việc khổ công của nhà văn.

Văn học hiện đại không quy định chặt chẽ về một thứ văn chương cụ thể nào, miễn là nó phục vụ cho đề tài của truyện. Bởi vậy, những từ khẩu ngữ được sử dụng với tần số dày trong tác phẩm. Như Nguyễn Minh Châu đã nhận định “Mỗi nhà văn có một cách viết riêng nhưng cuối cùng và trước hết đó là những người có một thứ khả năng đem đến cho ngôn ngữ đời sống một thứ ma lực mà ta gọi đó là ngôn ngữ văn học, nó có thể chuyển tải được mọi thứ tình cảm tư tưởng của mình đến mọi người.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)