Quan điểm nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 28 - 34)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Khái lƣợc về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

1.2.2. Quan điểm nghệ thuật

1.2.2.1. Về con người

M. Gorki đã từng nói “Văn học là nhân học”, mọi tác phẩm nghệ thuật suy cho cùng đều hướng đến con người. Một nền văn học tầm vóc, có chiều sâu và nhiều ý nghĩa chẳng những phụ thuộc vào lý tưởng và mục đích phục vụ của nó, mà còn phụ thuộc vào cách hiểu biết, tiếp cận sáng tạo nên hình tượng con người trong nó. Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có cách thể hiện con người khác nhau. Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến.

Quan điểm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung. Trong ý thức nghệ thuật và trong sáng tác, Nguyễn Minh Châu luôn hướng vào cuộc sống và con người với những trăn trở và chiêm nghiệm. Ông luôn tự đặt ra và trả lời cho câu hỏi: “cái gì làm nên tác

phẩm văn học”; “Cuối cùng, nói gọn lại, đó là những triết lý sống của những con

người ấy”. Đó là những con người trong hành trình sáng tạo của nhà văn gặp và

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội nên từ khi mới bước vào nghề viết văn với những đòi hỏi khắt khe về trách nhiệm nghề với đời. Nhà văn đã thấy rõ nghề viết văn là nghề “có thể cắt nghĩa rõ rệt chân giá trị của người làm ra nó”. Sự nghiêm túc và tâm huyết với nghề Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chiều sâu của vấn đề mà thời đại đặt ra với người cầm bút trong bài viết Hãy đọc ai điếu

cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra sự hạn chế

của lối viết minh họa, việc “làm động tác giả” của nhà văn khi sáng tác ra tác phẩm. Con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu có sự thống nhất giữa cả hai thời kỳ trước và sau 1975.

Thời kỳ trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã có những quan điểm biện chứng về con người trong xây dựng tác phẩm. Theo ông, mọi thể loại đều phải lấy con người làm trung tâm của đối tượng phản ánh, “con người vừa chịu sự chi phối của

hoàn cảnh vừa tìm mọi cách tác động lên hoàn cảnh” và quá trình ấy làm xuất

hiện những quy luật mới. Trong hành trình sáng tác, nhà văn luôn cố gắng “tìm cái

hạt ngọc ẩn giấu trong những bề sâu tâm hồn con người” bởi con người “luôn

chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ

nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” [29, tr. 187].

Trong sáng tác trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng những nhân vật mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Là những người anh hùng, họ phải là những con người đẹp toàn diện, không hề khiếm khuyết trong phẩm chất. Vì thế mới có những nhân vật như Lãm, Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng).

Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau 1975, đã có sự thay đổi mạnh mẽ quan điểm nghệ thuật về con người. Nguyễn Minh Châu không chấp nhận lối văn học mô phỏng, phản ánh công thức, một chiều về cuộc sống và con người mà hướng tới lấy số phận con người làm “miếng đất khám phá những quy luật vĩnh

hằng của giá trị nhân bản” [29, tr. 167], khẳng định “cuộc đời và văn học có chung

một tiêu điểm là con người” [29, tr. 142]. Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi và

thác nhiều khía cạnh khác nhau trong tính lưỡng diện, đa diện và luôn biến đổi của con người. Phần lớn truyện ngắn của ông đều đặt con người dưới góc nhìn trong mối quan hệ phức tạp đời thường và ông cũng tạo ra cho mình một phong cách riêng với những thành công đáng kể xuất phát từ sự thay đổi trong cách nhìn nhận con người. Ông chú ý đến những khía cạnh nhỏ trong bản tính con người nhưng vấn đề truyền tải của truyện thì không nhỏ. Chẳng hạn tính hồn nhiên như: Hương và

Phai, Mẹ con chị Hằng…thậm chí ác một cách hồn nhiên như: Đứa ăn cắp, Cỏ lau.

Trong sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc thấy một cách nhìn sâu sắc, nhân bản về con người dựa trên truyền thống, phong tục, tâm lý ứng xử của con người trong thời đại ấy để cắt nghĩa thành những hành động, cách tư duy và biểu hiện tình cảm của nhân vật trong tác phẩm. Họ sống vui buồn, ganh ghét, đố kỵ rồi hối hận, thương xót theo sự cộng hưởng với cộng đồng nhỏ xung quanh mình: Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Khách ở quê ra… Xuyên suốt sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn về con người với những vai trò, giá trị, nỗi niềm tình cảm trong đời sống riêng, trong mối tương quan với môi trường cộng đồng trong kháng chiến, trong hòa bình. Với sự thay đổi của thời đại, góc nhìn hiện thực ngày được mở rộng, khai thác con người theo chiều sâu đã tạo điều kiện cho sự ra đời nhiều truyện ngắn có tính luận đề như: Chiếc thuyền ngoài xa, Bức

tranh, Sắm vai, Bến quê… Vì vậy có ý kiến cho rằng, đóng góp lớn nhất của

Nguyễn Minh Châu là “sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn

nhận đánh giá về con người, về những đổi mới trong phương thức biểu đạt” [29, tr.

273].

Có thể nói rằng, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ra đời từ sự dồn nén những trăn trở của nhà văn về cuộc sống. Nhà văn đã xây dựng và đặt các nhân vật của mình vào cuộc tra vấn tinh thần, bằng sự hồi ức, suy nghĩ, độc thoại, dằn vặt… để người đọc có cơ hội tham gia nhiều hơn tìm đến con người, tiếp cận giải mã cuộc đời và con người bên trong. Khát vọng đi tìm “con người bên trong con người” (Bakhtin) luôn hướng định mọi nỗ lực sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Chính những đổi mới sâu sắc trong quan điểm nghệ thuật về con người là cơ sở cho những

chuyển đổi cơ bản trong sáng tác, góp phần hình thành phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

1.2.2.2. Cảm hứng nghệ thuật

Trước năm 1975, bằng một tinh thần sục sôi, vì toàn thắng của dân tộc, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo với những hình tượng kỳ vĩ mang tính chất anh hùng ca. Tác phẩm văn học mang đậm đà lý tưởng và hiện thực được mô tả mang màu sắc lãng mạn cách mạng, nhằm khơi dậy những khả năng tiềm tàng, sức mạnh của một dân tộc và giúp con người tạm thời quên đi những khó khăn để vượt lên tất cả. Khi đất nước thống nhất, rồi mười năm sau thời kỳ Đổi mới, truyện ngắn không có đề tài cấm kỵ, nhà văn khá thoải mái, vững vàng trong sáng tác theo khuynh hướng “hiện đại hóa” trong văn xuôi. Nhà văn được bình thản hơn, thấm đượm hơn giọng điệu phê phán bình giá trên cơ sở một cái nhìn thiên về chiều sâu tâm tưởng, ý nghĩa nhân sinh. Nguyễn Minh Châu cũng vậy, ông nhận ra hiện thực khốc liệt và nghiệt ngã của chiến tranh với những di chứng, mất mát, éo le, là những bi kịch khủng khiếp hằn sâu trong số phận con người, một cách đau đớn. Đó là bi kịch của Lực và Thai (Cỏ lau), do chiến tranh đã không thể quay về quá khứ để sống với nhau hạnh phúc như tuần đầu sau đám cưới, nó như một lưỡi dao phạt ngang những người trong cuộc thành hai nửa cuộc đời, đau đớn chia li. Cỏ lau là truyện ngắn cuối cùng thể hiện sự chuyển đổi về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu khi viết về hiện thực chiến tranh,“từ chỗ đứng bên ngoài quen thuộc như lâu nay vẫn gọi là hướng ngoại ông chuyển sang cái nhìn bên trong lấy chính cái đốm lửa leo lét từ số phận mà soi xã hội, soi vào cuộc đời và cùng người đọc đau đớn kinh hoàng nhận ra sự tàn phá của chiến

tranh đối với thiên nhiên, con người” [11, tr. 56].

Trong thời kỳ Đổi mới, từ quan điểm đổi mới về con người và cảm hứng nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của mình, tạo nên những điểm nhìn khác nhau, sự phong phú của kết cấu, cốt truyện, sự hòa quyện các giọng văn, giữa không gian và thời gian khi xây dựng các nhân vật. Cảm hứng nghệ thuật không chỉ là hiện thực cách mạng, mà đó còn là hiện thực đời sống

hàng ngày, đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, hạnh phúc và bi kịch, cũng là điều mà Nguyễn Minh Châu tập trung xoáy sâu. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu là ngòi bút hiện thực. Ông chưa bao giờ khoan nhượng trước cái xấu, cái ác. Ngòi bút ông, trong một phía nào đó đã tuyên chiến, xung phong đương đầu trực diện, phơi nó ra một cách đầy ý thức. Ông bảo vệ cái thiện vốn đôi khi ngu ngơ, yếu ớt và đầy sơ hở trước cái ác, cái xấu nhiều mưu mô quỷ quyệt. Với việc tiếp thu truyện ngắn từ quá khứ giàu tính nhân đạo, lối phê phán bóc trần hiện thực xã hội của văn học hiện thực phê phán, Nguyễn Minh Châu đã đi vào một sắc thái phê bình với nhiều tầng lớp triết mỹ: chủ quan hay khách quan, ẩn ý hay trực diện để ngấm ngầm xoáy thẳng vào những căn bệnh trong xã hội thời điểm bấy giờ.

Truyện ngắn Bức tranh đã chứng tỏ bước ngoặt mới trong sáng tác Nguyễn Minh Châu. Chúng ta thừa hưởng nhưng thành quả hôm nay hãy nhớ đừng bao giờ quên những người đã có công tạo thành nó. Người họa sĩ vì lý do chủ quan hay khách quan đã quên mất lời hứa với người chiến sĩ. Trái đất xoay tròn, anh lại được gặp con người ấy trong một hoàn cảnh đặc biệt cũng thật trớ trêu. Anh vừa muốn nhận lỗi lại vừa không dám thừa nhận điều hứa với người chiến sĩ, vì thế trong anh luôn có sự giao tranh giữa hai con người: một con người thực và một con người tự bào chữa cho những lỗi lầm. Càng dằn vặt bao nhiêu thì khi ngồi trước gương anh càng chứa nhiều tâm trạng, lúc ánh sáng chiếu vào anh tạo nên những

“cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc” [10, tr. 172]. Khác

với người họa sĩ, cô Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lại mải miết tìm những thánh nhân trong cuộc đời. Sau những gì cô được chứng kiến, người yêu thương cô lần lượt nằm lại nơi chiến trường, Quỳ mới vỡ nhẽ ra điều ảo vọng ấy. Cô chỉ còn cách chuộc lại suy nghĩ sai lầm bằng việc sống cùng những cơn mộng du để được trở về quá khứ tìm nguồn an ủi, cảm thông.

Bên cạnh việc đặt cộng đồng trong sự suy ngẫm, nhận ra đâu là ánh sáng và bóng tối, Nguyễn Minh Châu cố gắng khám phá bản chất đời sống trong cái vô cùng vô tận, trong xung đột và đặc biệt cái phi lý như một lực gây ra đảo lộn các

giá trị cuộc sống. Những năm cuối đời gắn liền với sự đổi mới của đất nước cũng là thời gian ông trăn trở nhất về nhân cách của nhà văn. “Nhà văn không phải là diễn viên trên sàn diễn… và ngược lại, giữa mấy thằng cầm bút mà đầy dối trá,

thủ đoạn, thật thảm”. Cuối cùng kết tụ lại cho mọi cảm xúc là sự day dứt khôn

nguôi về thân phận con người trong cái xã hội mới – cũ, hiện đại – lạc hậu là hình ảnh lão Khúng trong Phiên chợ Giát.

Tìm hiểu các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kỳ Đổi mới, chúng tôi nhận thấy ngòi bút của ông vẫn khơi nguồn theo hướng mỹ cảm của văn học giai đoạn trước, đồng thời khắc phục được hạn chế phương diện phản ánh phạm vi hiện thực khi tự mình soi tìm vào những góc riêng tư với lòng khao khát vươn tới sự hoàn thiện cuộc sống, của con người trong sự bề bộn, xô bồ, bon chen đời thường.

Từ quan điểm đổi mới về con người và cảm hứng nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên thế giới nghệ thuật của mình, tạo nên những điểm nhìn khác nhau,

sự kết hợp giữa các mảng thời gian và không gian khác xa nhau, đến sự đan xen

giữa ý thức và tiềm thức, hồi ức và tưởng tượng, sự hòa quyện của các giọng văn

khác nhau” [58, tr. 97] khi xây dựng nhân vật đã làm cho truyện ngắn của ông trở

nên độc đáo và đặc sắc, một phong cách riêng của Nguyễn Minh Châu. Với ý thức trách nhiệm cao của một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu đã có những quan điểm, tư tưởng đổi mới, mang chiều sâu triết lí nhân sinh. Chính những đổi mới này đã làm nên sức sống trong các tác phẩm của nhà văn.

Tiểu kết: Trong lý thuyết tự sự học, vấn đề về người kể chuyện có thể xem là vấn đề then chốt và cho đến nay nó vẫn được giới nghiên cứu tự sự học quan tâm, bởi lẽ trong tác phẩm tự sự người kể chuyện là một tồn tại tất yếu. Khi vận dụng lý thuyết tự sự học vào tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu qua các giai đoạn sáng tác cùng với quan điểm và cảm hứng nghệ thuật sẽ cho chúng ta thấy được những đóng góp của quá trình đổi mới văn học gắn với hiện thực cuộc sống. Điều này sẽ được chúng tôi minh giải trong hai chương trọng tâm của đề tài.

Chƣơng 2

NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)