Dẫn vào mở đầu và tới kết thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 94 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Phƣơng thức trần thuật của ngƣời kể chuyện

3.2.2. Dẫn vào mở đầu và tới kết thúc

Kết cấu tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức tác phẩm nhằm phục tùng đặc trưng và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình để biểu hiện nội dung nhất định. Việc người kể chuyện dẫn vào mở đầu và tới kết thúc có ý nghĩ quan trọng trong việc làm nổi bật quan niệm thẩm mỹ, ý đồ nghệ thuật và chủ đề tác phẩm.

3.2.2.1. Mở đầu ấn tượng

Để người kể chuyện dẫn vào mở đầu sao cho vừa khôn khéo, vừa khơi được trí tò mò, giữ chân được độc giả tiếp tục theo dõi câu chuyện là một điều không dễ. Nhà văn Đỗ Chu đã từng nói: "mở đầu một truyện khó khăn biết là ngần nào. Có khi tôi đã loay hoay mãi để chờ một chữ, khi đã có chữ ấy rồi mới lần ra cả mạch truyện. Lại có khi, trong khi chờ đợi, những lối mở đầu cũ cứ vương vấn trong đầu, không dứt ra nổi. Bấy giờ tôi phải tạm bằng lòng với lối mở đầu ấy, viết bừa nó ra,

tạo đà viết tiếp, tự hẹn là sẽ xóa đi và sau này, xóa thật".

Có thể nói, dẫn vào mở đầu cho một tác phẩm không hề dễ, có khi cốt truyện đã có, nhân vật đã mường tượng rõ nét, nhưng bắt đầu từ đâu, như thế nào lại là câu hỏi khiến cho nhiều nhà văn phải trăn trở tìm tòi. Bùi Hiển đã ví trường hợp đó như "vật liệu" đầy đủ cả, đã xe cả đến "công trường", thế mà khởi công cũng hết sức

chật vật", lúc đó nhà văn cần phải thử bằng nhiều cách để "tìm được lối vào" vì nó

"quyết định cả cách bố cục toàn bộ" tác phẩm.

Truyện ngắn Bức tranh có thể được coi là tác phẩm mở đầu của quá trình chuyển hướng sáng tác văn học sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là người họa sĩ và anh chiến sĩ. Người kể chuyện - nhân vật họa sĩ dẫn vào mở đầu một cách trực tiếp: “Tôi là một họa sĩ. Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải giới thiệu như vậy ngay từ đầu không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi các bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết truyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong. Thứ nữa, tôi viết cho một người thứ hai, một người thợ cắt tóc, thì những điều tôi sắp viết ra

đây chỉ là những lời tự thú” [10, tr. 39].

Với cách mở đầu độc đáo là lời tự thú, để rồi người họa sĩ bước vào cuộc cật vấn lương tâm. Người họa sĩ kể lại câu chuyện làm mình áy náy suốt một thời gian như một lời tự thú, sám hối dù đối diện với nạn nhân của tội ác mình gây ra thì anh ta không dám làm điều ấy. Cuộc đấu tranh nội tâm ấy là một quá trình tự nguyện

của một con người vẫn còn lương tri, không cho phép mình quay lưng với sai lầm quá khứ.

TrongPhiên chợ Giát, người kể chuyện dẫn vào mở đầu bằng hàng loạt câu đơn miêu tả về hành động và ngoại hình và hành động của nhân vật. “Lão Khúng thức giấc. Lão chợt thức giấc vì một giấc mơ khủng khiếp. Trong cơn mê ngủ, lão Khúng trông thấy một lão già thân hình cao vóng lại lủng củng đầy những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn cứng như rễ tre, mớ đổ về phía trước trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi gồ ghề, hai con mắt nhìn gườm gườm, với những mảng tiết bò còn ướt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt cuồn cuộn ở bả vai và bắp tay; cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai tay nâng một chiếc búa to nặng như búa của thằng phụ lò rèn ở đầu làng Khơi bổ xuống giữa đầu một con bò, cú đánh của chiếc búa tạ làm lún một mảng trán sát hai con mắt của con vật, khiến cho một con mắt

dính đầy máu trồi ra ngoài” [10, tr. 193].

Có thể thấy rằng với cách dẫn vào mở đầu đầy ấn tượng, người kể chuyện cho thấy sự hiện diện và hành động của nhân vật lão Khúng trong một khoảng thời gian cụ thể (thức giấc). Từ đó người kể chuyện các phần sau của câu chuyện nương theo tuyến thời gian hiện tại, mở rộng và phát triển theo hướng kể lại những mẩu khác nhau trong cuộc đời lão Khúng.

3.2.2.2. Kết thúc độc đáo

Trong tác phẩm, việc người kể chuyện dẫn tới đoạn kết đóng vai trò quan trọng - nó được coi là "cú đấm nghệ thuật" (D. Phuôcmanôp) tạo ấn tượng duy nhất và mạnh mẽ đến người đọc. Truyện ngắn có sức sống lâu bền là nhờ vào đoạn kết hay. Vì thế người đọc không ít lần bị bất ngờ trước cái kết đột ngột của tác phẩm, hay tiếp tục phải suy nghĩ ngay cả sau khi tác phẩm đã khép lại rồi.

Nguyễn Minh Châu rất chú ý đến việc tạo ra một đoạn kết hay cho các tác phẩm của mình.

Đoạn kết trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa qua lời kể của người kể chuyện đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.“Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiêu nơi,

nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật (...) Mụ bước những bước chậm rãi, bàn

chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông…” [10, tr. 123].

Đoạn kết không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra một hướng mới cho số phận của con người. Đoạn kết đã tổng hợp lại toàn bộ ý đồ của tác giả cho những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. Đó là cái nhìn đa chiều, ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin vào cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào nhoáng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ đời thường.

Trong Phiên chợ Giát, người kể chuyện dẫn tới một kết thúc mở với những ảo giác, những nghịch lý. Truyện không khép kín ở một ý nghĩa nào, nó mở cho mỗi người đọc một chân trời; người đọc được tham dự vào trong văn học, người đọc chính là người sáng tạo. Truyện khép lại với nhiều âm vang trong người đọc nó gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng. Đó là sự hóa thân người/ bò của lão Khúng/ Khoang đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp giữa hai ý thức con người/ con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)