Giọng điệu người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 76 - 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu

3.1.2. Giọng điệu người kể chuyện

Giọng điệu (voice) là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ, gắn với phong cách nhà văn, một phương diện cơ bản tạo nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Một mặt, giọng điệu có vai trò liên kết các yếu tố hình thức tác phẩm tạo thành một âm hưởng, một tiếng nói với nhiều cấp độ, mặt khác nó biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế và tình cảm của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Khi trần thuật, tác giả tạo ra những sắc thái giọng điệu khác nhau, cái mà M.Bakhtin gọi là “tính đa thanh trong giọng điệu”.

Một thể loại văn học ra đời luôn phải chứng tỏ sức sống của nó ở tính đa dạng và không ngừng cách tân không chỉ về mặt nội dung mà còn biểu hiện ở mặt

hình thức. Trong đó giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ, kết quả của một quá trình sáng tạo giúp nhà văn tạo nên phong cách của mình.

M. Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Cùng với ngôn ngữ là giọng điệu. Giọng điệu là yếu tố siêu ngôn ngữ. Nhà văn có nhiều giọng điệu, chắc chắn sáng tác của họ là món ăn tinh thần không gây nhàm chán cho độc giả. Trong truyện ngắn cũng như các thể loại văn học khác, nếu ngôn ngữ

“yếu tố đầu tiên của văn học”thì giọng điệu cũng không kém phần quan trọng.

Mỗi tác phẩm văn chương là một cung bậc cảm xúc riêng mà ở đó mỗi nhà văn tùy theo tạng văn, tạng người của mình cũng như nội dung tư tưởng mà tác phẩm phản ánh sẽ được cân nhắc và lựa chọn một giọng điệu riêng phù hợp. Giọng điệu trước hết thể hiện ở điểm nhìn của tác giả, ở mối quan hệ giữa tác giả với vấn đề được miêu tả nên vẫn được xem là phương tiện trực tiếp nhất để thể hiện một thái độ cảm xúc của tác giả đối với cuộc sống.

Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Đây là hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn, nhà thơ.

Trong nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được các tác giả Từ điển thuật ngữ

văn học định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà

văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng

sã, ngợi ca hay châm biếm” [3, tr. 394].

Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần làm tăng hiệu xuất cảm xúc của tác phẩm văn chương.

Mỗi nhà văn khi cầm bút đều mong muốn tạo cho mình dấu ấn phong cách riêng độc đáo. Điều này được thể hiện một phần ở chính giọng điệu trần thuật của nhà văn. Giọng điệu là phạm trù thẩm mỹ, là phương tiện biểu hiện rất quan trọng của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Các nhà văn lớn trên thế giới đã nhiều lần nói tới ý

nghĩa quan trọng của giọng điệu trong sáng tác văn học. Khi sáng tác Những người

Kazắc, nhà văn L.Tônxtôi đã viết cho P.Anmenkôv: “Tác phẩm quan trọng mà tôi

từng nói với anh, tôi đã bắt đầu bằng bốn giọng điệu khác nhau, mỗi một bản tôi viết chừng ba tay sách rồi dừng lại vì tôi không biết nên chọn cái nào hoặc làm

cách nào kết hợp lại hoặc tôi phải bỏ đi tất cả” [38, tr. 168]. Còn nhà văn Mỹ

Latinh G.Marquez, người đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 1982 với cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn kể lại, ông đã phải mất năm năm trời mới tìm ra giọng điệu thích hợp cho tác phẩm sau khi đã dàn dựng xong cốt truyện.

Như vậy, giọng điệu là yếu tố có vai trò liên kết các yếu tố hình thức của tác phẩm, làm cho chúng cùng mang một âm điệu nào đó, cùng chung một khuynh hướng nhất định. Thực tế cho thấy, người đọc sẽ không thể cảm thụ trọn vẹn giá trị của tác phẩm nghệ thuật nếu không thấy được giọng điệu trần thuật trong tác phẩm.

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có phong cách. Quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn không tách rời với quá trình trăn trở tìm một phương thức biểu đạt phù hợp và tất nhiên trong đó có việc lựa chọn một giọng điệu phù hợp cho tác phẩm. Theo Nguyễn Minh Châu: “Giọng điệu văn cũng chẳng phải là tất cả nhưng nó lại là cái ánh phản chiếu của tất cả, nó vừa là cái hiện ra bên ngoài, hiện ra một cách thường xuyên, vừa phải là cái kết tinh lại tất cả mọi yếu tố làm nên một cá thể nhà văn, từ quan niệm, triết lý đến trình độ học vấn, thể trạng cơ thể, cho đến cái

quan trọng nhất là tài năng” [12, tr. 97].

Giọng điệu là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tư tưởng, tình cảm của nhà văn thông qua thái độ đối với con người được miêu tả trong tác phẩm. Có những trường hợp người đọc không chỉ dựa vào lớp nghĩa bề mặt của ngôn ngữ mà phải nắm bắt giọng điệu ẩn chìm để nhận ra lời nói thật của tác giả. Trên cơ sở đó, giọng điệu cũng là yếu tố quan trọng để thấy được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm văn học. Khảo sát những truyện ngắn của Nguyễn Minh châu, có thể thấy sự thay đổi giọng điệu và đan xen giọng điệu của người kể chuyện. Dưới đây là những giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

3.1.2.1. Giọng điệu hào hùng, ngợi ca

Trong văn học thời kỳ chống Mỹ, giọng điệu hào hùng, ngợi ca với thái độ tin tưởng lạc quan bao phủ lên hầu khắp các tác phẩm sáng tác theo khuynh hướng sử thi và sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 không nằm ngoài thông lệ đó. Các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cũng như tiểu thuyết đều mang giọng điệu khẳng định hào hùng, ngợi ca với thái độ tin tưởng, lạc quan. Nếu ta gặp

Dấu chân người lính giọng điệu hào hùng, đanh thép ngợi ca kết hợp với chất trữ

tình đã góp phần làm thi vị hóa cuộc sống của những con người đang chiến đấu hy sinh vì lý tưởng cao đẹp thì tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau lại mang giọng điệu khẳng định, ngợi ca với thái độ lạc quan, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

Sau 1975, giọng điệu ngợi ca vẫn tồn tại trong truyện ngắn Người đàn bà

trên chuyến tàu tốc hành, Sống mãi với cây xanh,… nhưng ở những sáng tác này sự

ngợi ca không còn hoàn toàn mang sắc thái tôn kính, trang trọng như trước mà được đặt vào cái nhìn sắc sảo, từng trải của người trần thuật. Nhân vật Quỳ (Người đàn

bà trên chuyến tàu tốc hành) vẫn còn dư vị của sự tôn kính thán phục đầy hào hùng

về khi kể về người trung đoàn trưởng kiệt xuất, con người trác việt. Ở đó vẫn còn những đoạn giàu tính ngợi ca được soi chiếu khi cô Quỳ ngồi một mình và suy nghĩ thật bình tĩnh về những điều có ở anh mà trong những năm chiến tranh cô đã không kịp hiểu ra. Cái chết của Hòa cộng với nỗi đau của Quỳ làm cho đoạn văn như chùng xuống, tiếng khóc thương phút chốc òa lên làm nhói đau người chứng kiến, ở đó mang niềm tiếc thương, một sự bất hạnh dồn nén, một dư âm sầu não khó tả vang lên trong lòng Quỳ. Mỗi lần cuộc đối thoại của Quỳ và người nghe kể trở đi trở lại trong câu chuyện lính chính là những lần bao trùm về cuộc đời, con người, sự ham muốn ở đời… Tất cả được bộc lộ bằng một giọng điệu nghe ra như biết hết mà không nói ra được, không lý giải được, có cái gì đó ẩn nấp trốn tìm đằng sau mỗi lời thoại. Chúng như tiếng lòng của nhân vật, đồng thời mang theo sự cắt nghĩa một phần của tác giả. Thẫm đẫm sắc thái nhẹ nhàng êm ái dù Quỳ đã trải qua bom đạn ác liệt, nay trả về cho chị là hành trình rong ruổi cùng cơn mộng du, tìm về sắc thái

trong trẻo trìu mến, yên lành, bình dị, có chút xuyến xao khó tả. “Mỗi lá cỏ như thầm thì nhắc nhở về một mối tình sâu nặng, đẹp đẽ đã qua và lần này mặt đất lặng lẽ trao trả lại vào bàn tay chị trái tim hồng hào của chị. Chị bước lên con tàu sau khi cúi hôn lên một nắm đất mồ lần cuối cùng và đoàn tàu đang hổn hển băng mình lao vút giữa sông hồ, làng mạc, giữa hơi thở nóng hổi của cuộc đời, đem chị ra khỏi

cánh rừng thiêng liêng để trao trả lại cho cuộc đời hiện tại” [8, tr. 300].

Phong cách nhà văn được khẳng định ở phần lớn ở giọng điệu – “kết quả của

sự thăng hoa của việc sử dụng ngôn ngữ” [12, tr. 151]. Cho nên trong các truyện

ngắn của Nguyễn Minh Châu, giọng điệu hào hùng ngợi ca đều hòa theo tiếng nói của cộng đồng tập thể. Giọng điệu ấy bắt nguồn từ những cảm xúc, nỗi niềm xúc động của nhà văn trước những chiến thắng vẻ vang của quân dân ta, một phần là do tác giả muốn cổ vũ tinh thần nhân dân ta tham gia chiến đấu.

3.1.2.2. Giọng điệu trữ tình đầm ấm, tin tưởng

Việc xác định đối tượng sáng tác ngay từ đầu đã quy định cảm hứng chủ đạo của nhà văn nên có sự ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành giọng điệu trần thuật của tác giả. Bên cạnh đó, dấu ấn của giọng điệu trần thuật này còn thể hiện rõ ở tác giả đã lựa chọn từ ngữ, kiến tạo lời văn, nhịp điệu câu văn, diễn tả cảm xúc chân thành của nhân vật.

Ở giai đoạn sáng tác trước 1975, bao trùm lên nền văn học là “khuynh hướng

sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng anh hùng”, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

trần thuật theo giọng trữ tình ấm áp, hồn hậu, thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin tưởng và tình cảm yêu thương của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương xứ sở, vẻ đẹp của tình người trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Hiện lên trên trang truyện ngắn của nhà văn, mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận, một hoàn cảnh sống và chiến đấu riêng nhưng tựu trung lại họ đều là người tốt, là những cá nhân tích cực trong đời sống chung của cộng đồng. Hướng đến việc phát hiện “người tốt việc tốt”, khẳng định và ngợi ca phần ánh sáng tốt đẹp trong tâm hồn, phẩm cách con người, Nguyễn Minh Châu đã thật nhuần nhị và tự nhiên để chất giọng trữ tình đầm ấm tin tưởng, ấm áp, hồn hậu trong mạch kể của chủ thể trần thuật.

Người đọc dễ nhận ra chất giọng trữ tình này trong nhiều sáng tác giai đoạn trước 1975 của tác giả. Chất giọng ấy thấm trong cảm xúc ngợi ca của tác giả khi viết về những người lính cao xạ (Mùa hè năm ấy, Câu chuyện trận địa, Những vùng

trời khác nhau), về những nam nữ thanh niên xung phong, những anh cán bộ cách

mạng, những cá nhân tích cực yêu nước, giàu tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong tăng gia sản xuất, anh dũng trong chiến đấu (Buổi tập cuối năm, Chuyện đại đội,

Mảnh trăng cuối rừng…).

Sau 1975, truyện ngắn Bên đường chiến tranh là truyện duy nhất còn dư vị giọng điệu trữ tình ấm áp của ngày trước. Không có tính chính luận mà có cái gì đó bồi hồi, xao xuyến khi cảm giác đón nhận một khoảnh khắc bấy lâu mong mỏi, đi tìm trào dâng trong lòng mỗi người.

3.1.2.3. Giọng điệu mộng mơ, lãng mạn

Ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bên cạnh những cây bút miêu tả hiện thực, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tìm một cách thể hiện mới hòa chung cảm hứng của văn chương chống Mỹ, đó là là cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ giữa đường đời trần trụi tàn khốc của chiến tranh, bay vào thế giới của ước mơ. Lấy điểm tựa là cảm hứng ấy, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tái hiện trong truyện của mình hành ảnh thiên nhiên, con người Việt Nam với vẻ đẹp lãng mạn và lý tưởng.

Nét trong trẻo mượt mà, lãng mạn được Nguyễn Minh Châu thể hiện trong tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau. Đặc biệt truyện Mảnh trăng cuối rừng

là một câu chuyện đẹp, đậm màu sắc lãng mạn, gợi sự tìm kiếm và phát hiện cái

“hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Khi tìm hiểu câu chuyện, ở đó độc

giả sẽ khám phá ra nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Ở trong đó có giọng chị Tính chín chắn, chững chạc, giọng Lãm thâm trầm, khắc khoải, giọng Nguyệt hồn nhiên, tự tin, vững vàng, giọng chị Nguyệt lão yêu thương, bảo ban, vun vén và giọng của nhà văn ấm áp, tin tưởng… Nhà văn đã tái hiện được khung cảnh tràn đầy chất thơ và phần lung linh nhất của nó là ánh trăng non nguyên sơ thanh khiết. Đắm mình trong khung cảnh ấy người đọc thấy hiện thực khốc liệt chết chóc bị đẩy lùi.

Hiện lên trên trang văn là cả thế giới thiên nhiên Trường Sơn hoang sơ, tinh khiết, huyền bí và thơ mộng. Truyện ngắn được trải dài bằng ngôn ngữ đậm chất trữ tình:

“Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng, Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời

sáng trong như một mảnh bạc”. Con đường ra tiền phương không ít nguy hiểm rình

rập nhưng trong cảm nhận của những người đang yêu trở nên thi vị, đầy lãng mạn. Vẻ đẹp của Nguyệt “giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và

tấm thân mảnh dẻ” [10, tr. 117].

Sự nhất quán về giọng điệu đã mang đến những đặc trưng về giọng điệu trong tác phẩm. Trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừngta bắt gặp một giọng điệu trữ tình trong trẻo, mơ mộng và lãng mạn của nhà văn khi miêu tả vẻ đẹp lãng mạn của con đường tình yêu, con đường chiến tranh, vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt. Hơn nữa trong, diễn biến câu chuyện, Lãm vừa kể, vừa tự phân chia tâm lý của mình trước mỗi sự việc xảy ra. Gián tiếp bộc lộ những diễn biến tâm lý ấy đã khiến cho mạch trần thuật giãn ra, người đọc có thời gian để hiểu những vấn đề Lãm đang tìm tòi khám phá.

Trước năm 1975, hòa cùng dân tộc trong cuộc kháng chiến thần thánh, các nhà văn xuôi nói chung và Nguyễn Minh Châu nói riêng hướng ngòi bút để tập trung ca ngợi vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong gian nan thử thách của chiến tranh. Vẻ đẹp và tầng sâu tâm hồn con người như một điều bí ẩn thôi thúc nhà văn làm một cuộc hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con

người”. Rồi đến khi Lãm phải thốt lên: “Thật kì lạ! Qua bấy nhiêu năm sống giữa

bom đạn và sự tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ bên lòng hình ảnh của một người con trai chưa hề gặp và chưa hứa hẹn một điều gì ư? Trong lòng cô ta cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không

hề đứt ư?”

Toàn bộ truyện là câu trả lời đáp lại: đó là tình yêu và niềm tin mãnh liệt cao cả của những con người như Nguyệt nói riêng và dân tộc nói chung trong giai đoạn lịch sử đầy máu lửa đã thách thức cái chết, vượt lên sự hủy diệt để sống và chiến thắng. Cuộc chiến tranh vệ quốc của chúng ta chưa chắc đã thành công nếu con

người Việt Nam không có trái tim lãng mạn để bay qua cõi chết, để thủy chung bên bờ vực thẳm, để nhìn thấy ánh sáng tươi đẹp của quê hương ngay khi Tổ quốc bao trùm bóng đêm bi thảm.

3.1.2.4. Giọng điệu thâm trầm, mang đậm chất triết lý

Nếu như giọng điệu chung của các truyện ngắn trước 1975 là trữ tình ngợi ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)