Quan niệm của giới khoa học Việt Nam về nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 103 - 111)

2.2. Bản chất của nhà nƣớc pháp quyền

2.2.1. Quan niệm của giới khoa học Việt Nam về nhà nước pháp quyền

Hiện nay, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”, “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” xuất hiện khá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, khi khảo sát một số bộ từ điển Tiếng Việt, chúng tôi thấy mục từ này chưa được định nghĩa. Trong Đại từ điển tiếng Việt chỉ có mục từ “pháp quyền” được xác định về mặt từ loại là danh từ, và định nghĩa là “hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, một chế độ”[14, tr. 1320]; và mục từ “nhà nước” - danh từ, được định nghĩa là “tổ chức chính trị của xã hội, đứng đầu là chính phủ, do giai cấp thống trị về kinh tế nắm quyền để thực hiện chuyên chính”[14, tr. 1227]. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, cũng không thấy xuất hiện mục từ nhà nước pháp quyền. Hiện tượng trên cho thấy, quá trình nhận thức về “nhà nước pháp quyền” vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.

Đi vào những bộ từ điển mang tính học thuật cao hơn, chúng tôi thấy rằng, mục từ “nhà nước pháp quyền” đã xuất hiện và được định nghĩa khá rõ ràng. Trong

Từ điển Bách khoa toàn thư tiếng Việt, mục từ “nhà nước pháp quyền” được xác định là:

“Khái niệm chỉ về nội dung dân chủ của nhà nước. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ thời kì cổ đại, nhưng thuật ngữ nhà nước pháp quyền xuất hiện muộn hơn. Thuật ngữ này không được dùng

trong sách báo Anh - Mĩ. Trong tiếng Anh người ta thường dùng một khái niệm tương tự - Rule of Law (Sự ngự trị của pháp luật). Ngày nay, khi nói tới nhà nước pháp quyền trước hết là nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tính cách là ý chí của nhân dân và có giá trị phổ biến. Có thể thấy hai khía cạnh của nhà nước pháp quyền: 1) Pháp lí hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với nhà nước và tất cả các thành viên của xã hội (hay nói cách khác, đây là yêu cầu bảo đảm pháp chế trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật); 2) Nội dung pháp lí, tức là bản thân pháp luật phải bảo đảm yêu cầu khách quan thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền với nội dung cơ bản là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung nhà nước pháp quyền vào điều 2, Hiến pháp 1992”[139].

Trong Từ điển Xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, “nhà nước pháp quyền” được định nghĩa là:

“Một loại Nhà nước được xây dựng trên cơ sở dân chủ, đối lập với Nhà nước độc tài, chuyên chế toàn trị. Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” được xác định trong luật học nước Đức vào đầu thế kỷ XIX (tiếng Đức: Rechtsstaat) và sau đó được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt trong trào lưu dân chủ hóa có tính phổ biến hiện nay…

Nhà nước pháp quyền không đồng nghĩa với Nhà nước cai trị bằng luật pháp. Nhiều Nhà nước độc tài, chuyên chế trong lịch sử cũng cai trị bằng pháp luật (pháp trị, đối lập với đức trị)… nhưng ngoài điều đó ra, nó là Nhà nước được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân và trở

thành một bộ phận của nó. Nếu công thức của Nhà nước độc tài, chuyên chế là dân (không phải công dân) phục tùng Nhà nước, thì công thức của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phục tùng xã hội, phục tùng các công dân. Điều kiện đầu tiên của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm các quyền và các tự do của công dân bằng những quy định pháp luật rành mạch, không ai được vi phạm. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật là thước đo (chuẩn mực) của tự do, nói theo Marx. Điều đó bao hàm hai mặt có liên quan chặt chẽ với nhau: pháp luật bảo đảm các quyền tự do và công dân - không trừ một ai - đều tuân thủ pháp luật.

Nhà nước pháp quyền, do đó, được xây dựng theo những nguyên tắc dân chủ. Các cơ quan quyền lực của Nhà nước (về lập pháp, hành pháp và tư pháp) đều được bầu cử một cách tự do với sự tham gia trực tiếp của mọi công dân để có thể thể hiện một cách đầy đủ nhất ý chí của họ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các quyền lực đó phải được tổ chức như thế nào để mỗi quyền lực có tính độc lập thật sự. Tất cả những người được cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước các công dân.

Nhà nước pháp quyền là loại hình nhà nước có nhiều khả năng nhất trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyền lực và xu hướng quan liêu hóa bộ máy quyền lực”[131, tr. 207-208].

Có thể khẳng định rằng, trong lĩnh vực tri thức khoa học, khái niệm “nhà nước pháp quyền” đã có một chỗ đứng nhất định, dù rằng, nội hàm của nó hiện vẫn được tiếp cận và xác định với nhiều sự khác biệt. Khái niệm và lý thuyết về nhà nước pháp quyền thậm chí đã được đưa vào giảng dạy như là một tri thức cần có trong khối kiến thức chung ở bậc đại học và cao đẳng, chẳng hạn, như trong môn luận chung về nhà nước và pháp luật hay trong môn Nhập môn Khoa học Chính trị.

Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa:

“Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người”[104, tr. 176].

Giáo trình Nhập môn Khoa học Chính trị do tác giả Nguyễn Xuân Tế biên soạn xác định:

“Mối quan hệ quyền lực tương quan với xã hội công dân là nhà nước pháp quyền trong đó thống trị pháp quyền và sự tuân thủ quyền tối thượng của luật pháp. Mục đích của nhà nước pháp quyền là đảm bảo những quyền và tự do của công dân trong tất cả mọi lĩnh vực, nhưng để đạt được nó thì công dân phải thể hiện sự tôn trọng pháp luật và những cơ quan của hệ thống đang tồn tại. Nhà nước pháp quyền mong muốn thiết lập một trật tự pháp luật thống nhất và bắt buộc đối với tất cả các công dân, để cùng với nó, họ có thể ít bị phụ thuộc vào những sự đỏng đảnh kỳ quặc của các nhà chính trị”[113, tr. 192].

Phong phú nhất phải nhắc đến các định nghĩa về “nhà nước pháp quyền” được trình bày trong các đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học, các sách chuyên khảo.

Một trong những nhà nghiên cứu ở Việt Nam nêu lên quan niệm về “nhà nước pháp quyền” sớm nhất là giáo sư viện sĩ Nguyễn Duy Quý. Trong bài viết có tên Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, đăng trên tạp chí Cộng sản số 4, năm 1992, ông đã nêu lên 4 đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là: 1) thừa nhận và tôn trọng tính tối cao của luật, trước hết là của Hiến pháp, đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất; 2) quyền lực nhà nước được phân định theo ba chức năng cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp; 3) con người phải là mục tiêu và giá trị cao nhất. Do đó, nhà nước bảo đảm cho công dân sự an toàn pháp lý được hưởng các quyền và tự do cơ bản; 4) trong quan hệ quốc tế, một nhà nước pháp

quyền phải bảo đảm thực hiện một cách tận tâm các cam kết và nghĩa vụ quản lý xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó ký kết hoặc công nhận; thừa nhận giá trị ưu tiên của các cam kết và nghĩa vụ đó đối với pháp luật trong nước [106, tr. 231-232]. Ông còn nêu lên 9 nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KX.05.07: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền, tập thể tác giả đã nêu lên quan niệm:

“Nhà nước pháp quyền là một nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và quản lý bản thân mình cũng bằng pháp luật, bộ máy nhà nước phải tự đặt mình dưới pháp luật”[116, tr. 15-16].

Từ quan niệm đó các tác giả đã xác định 6 đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền.

Trong công trình Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, giáo sư tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc cho rằng:

“Nhà nước pháp quyền trên bình diện học thuyết, quan niệm, tư tưởng thì phải được hiểu như là những đòi hỏi về dân chủ và về phương thức thực hiện quyền lực”, và “Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức quyền lực chính trị. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến nhà nước pháp quyền”[129, tr. 214].

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung quan niệm:

“Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật. Nhà nước pháp quyền thể hiện tính dân chủ, tính quy luật cần phải tiến tới của nhân loại, và chính sự giới hạn quyền lực nhà nước là một trong những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền”[11, tr. 108].

“Tổ chức quyền lực công khai trong hệ thống chính trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và chủ quyền của nhân dân”[4, tr. 47]. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng xuất phát từ quan niệm cho rằng, vấn đề cốt lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền, pháp luật phân định và bảo vệ các quyền: quyền của các công dân và quyền của nhà nước; quyền của các nhánh quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp đã đi tới một định nghĩa về nhà nước pháp quyền:

“Về mặt khái niệm, pháp quyền cũng như nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở của các quyền. Các quyền này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của người dân được bảo vệ. Hiến pháp là các công cụ quan trọng nhất để xác lập và phân định các quyền. Vì vậy, Hiến pháp được coi là linh hồn của pháp quyền và là bản khế ước xã hội quan trọng nhất”[140].

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tĩnh Gia và tiến sĩ Mai Đình Chiến không thừa nhận quan niệm nhà nước pháp quyền là một kiểu nhà nước hay một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, mà chỉ là một phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Các tác giả quan niệm:

“Nhà nước pháp quyền là nhà nước tự đặt mình dưới pháp luật hay nói cách khác là một nhà nước tuân thủ pháp luật: nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý và tuân theo pháp luật; nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật; nhà nước pháp quyền là một nhà nước của xã hội công dân, tức là một nhà nước bảo vệ

quyền tự do của con người, tự do của công dân được quy định thành luật”[31, tr. 20].

Điểm qua một số quan niệm về nhà nước pháp quyền của giới khoa học Việt Nam, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét như sau:

Thứ nhất, mặc dù có một vài điểm khác biệt nhỏ, song nhìn chung, các định

nghĩa của giới khoa học Việt Nam về nhà nước pháp quyền là thống nhất với các quan niệm hiện có trên thế giới về nhà nước pháp quyền. Cụ thể, theo các nhà khoa học Việt Nam, nhà nước pháp quyền có những đặc trưng cơ bản:

Một là, nhà nước pháp quyền là nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật, trong đó quan trọng nhất là Hiến pháp. Nói cách khác, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật có địa vị tối thượng.

Hai là, quyền lực của nhà nước được phân định rạch ròi, nhằm tránh xảy ra tình trạng lạm quyền.

Ba là, nhà nước pháp quyền quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật.

Bốn là, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình xây dựng xã hội công dân, và xã hội công dân được hiểu như là một lĩnh vực phi nhà nước, đối thoại và đối trọng (tuy rằng không đối đầu) với nhà nước.

Năm là, nhà nước pháp quyền là một phương án được kỳ vọng là có thể bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền cơ bản của con người.

Qua các công trình viết về nhà nước pháp quyền của giới khoa học Việt Nam, chúng tôi ít thấy sự phê phán khoa học đối với các quan niệm trên thế giới về nhà nước pháp quyền, nhất là sự phê phán được thực hiện trên cơ sở khẳng định, bảo vệ, phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước. Thậm chí, cá biệt có quan điểm còn khiến cho người đọc cảm thấy, hình như lý thuyết về nhà nước pháp quyền trên thế giới là một lý thuyết “hiện đại”, “hợp thời”, là một sự lựa chọn tối ưu khi mà mô hình nhà nước được xây dựng trên nhận thức trước đây về chủ nghĩa Mác-Lênin mắc phải những hạn chế, và chịu sự phê phán từ nhiều phía, nhất là từ phía các lý luận gia phương Tây sau khi bức tường Béclin sụp đổ. Đây có vẻ là một thái độ cực đoan mới trong tư duy lý luận của chúng ta so với thái độ cực

đoan trước đây là phê phán các lý thuyết phương Tây theo lối “hắt chậu nước hắt luôn cả đứa bé trong đó” như trong thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa đang còn tồn tại.

Thứ hai, có một hiện tượng khá phổ biến là không ít nhà khoa học Việt Nam

đã xuất phát từ khái niệm “nhà nước pháp quyền” để bàn về “nhà nước pháp quyền Việt Nam”, hoặc “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Lôgích triển khai như thế cũng là hợp lý và không có điều gì phải bàn luận nếu khái niệm “nhà nước pháp quyền” với tư cách là khái niệm công cụ - được xây dựng trên cơ sở nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của chúng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không phải là một khái niệm “nhà nước pháp quyền” được tiếp thu gần như nguyên vẹn từ phương Tây. Chính vì xuất phát từ một khái niệm “nhà nước pháp quyền” có thể được coi là “có sẵn” như vậy, nên trong nhiều quan niệm của các tác giả Việt Nam, chúng ta thấy những “đặc trưng” của “nhà nước pháp quyền Việt Nam” hay thậm chí là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhiều lúc chỉ là “cách diễn đạt khác” với những đặc trưng của nhà nước pháp quyền trong quan niệm phương Tây. Nếu có sự bổ sung gì thêm, thì cũng chỉ là sự bổ sung một vài dấu hiệu đặc thù của Việt Nam mà chưa làm nổi bật tính quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 103 - 111)