Nhà nước Việt Nam mới quản lý xã hội bằng pháp luật, được tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 63 - 74)

1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc

1.3.2. Nhà nước Việt Nam mới quản lý xã hội bằng pháp luật, được tổ chức

chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực

Thứ nhất, về phương diện quản lý và điều hành xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất giai cấp của pháp luật trong xã hội có giai cấp. Bất cứ giai cấp thống trị nào cũng đều xây dựng nên cho nó một hệ thống pháp luật để bảo vệ lợi ích giai cấp của mình. Không có pháp luật với tư cách là ý chí chung trừu tượng. Đây chính là quan điểm của chủ nghĩa Mác về pháp luật. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Luật pháp là ý chí của một giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình... Luật pháp của chúng ta hiện nay là ý chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng”[73, tr. 185]. Trong điều kiện đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc:

“Pháp luật của chúng ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động. Pháp luật của ta lúc này, trong điều kiện hiện nay, chưa tước bỏ quyền tư hữu, nhưng không ai được lợi dụng quyền tư hữu để bóc lột thậm tệ nhân dân lao động. Pháp luật của ta là pháp luật thật sự

dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”[73, tr. 187].

Trong quá trình lãnh đạo nhà nước với cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có pháp luật và tính chất nghiêm minh của pháp luật. Người khẳng định “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”[76, tr. 163]. Mặc dù giáo dục, thuyết phục luôn là biện pháp được ưu tiên, song một khi đã được giáo dục, thuyết phục, song đối tượng vẫn không giác ngộ, vẫn làm những việc hại dân hại nước thì phải kiên quyết sử dụng pháp luật:

“Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi của công dân và nghĩa vụ của công dân là nhất trí; đã là người chủ của nước nhà thì phải phụ trách đối với Tổ quốc. Giáo dục

là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân”[79, tr. 453].

Đối với đội ngũ cán bộ nhà nước, việc tuân thủ pháp luật là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Pháp luật là ý chí, nguyện vọng của nhân dân được luật hoá thông qua nhà nước và được đảm bảo thực thi bởi nhà nước. Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc chế định luật, song không vì thế mà nhà nước có thể đứng cao hơn pháp luật. Để có một “chính quyền trong sạch”, phải kiên quyết trừng trị những kẻ được nhân dân giao quyền, song lại cậy quyền cậy thế đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cương quyết xử lý một số cán bộ cao cấp của Nhà nước vi phạm pháp luật và Người luôn nhắc nhở:

“Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lỗi lầm

trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”[76, tr. 58].

Người khẳng định trước đại biểu nhân dân:

“Về việc Chính phủ liêm khiết, thì Chính phủ hiện thời đã cố gằng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các uỷ ban làng đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương. Và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ - đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết”[73, tr. 158].

Hồ Chí Minh chưa từng sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền”, mà chỉ sử dụng khái niệm “nhà nước pháp trị”. “Pháp trị” mà Hồ Chí Minh nói tới khác xa về bản chất so với khái niệm “pháp trị” mà một trường phái triết học chính trị Trung Quốc đã từng nêu ra. Với Hồ Chí Minh, pháp trị chính là việc thừa nhận và thực thi một cách triệt để lợi ích của nhân dân lao động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ hai, về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, mặc dù không đi sâu vào các vấn thể có tính chất kỹ thuật trong thiết kế, tổ chức bộ máy nhà nước, song Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần nêu ra quan điểm của mình về ba bộ phận cấu thành quan trọng của nhà nước, đó là cơ quan lập pháp - Quốc hội; cơ quan hành pháp - Chính phủ và cơ quan tư pháp - Toà án.

Trong ba bộ phận này, Hồ Chí Minh nói đến Chính phủ nhiều nhất và cũng chính ở đây chứa đựng nhiều quan điểm có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Chính phủ nói riêng, nhà nước nói chung, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là của nhân dân. Người viết:

“Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là người đày tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân”[79, tr. 361-362].

Việc khẳng định Chính phủ là của nhân dân cũng chính là khẳng định chế độ chính trị của chúng ta là chế độ dân chủ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính phủ là của nhân dân, phục vụ nhân dân là hệ quả tất yếu một khi nhân dân là chủ thể quyền lực chính trị. Hồ Chí Minh từng nhiều lần khẳng định:

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là: hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”[79, tr. 499]; “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho”[79, tr. 368].

Mối quan hệ giữa Chính phủ và nhân dân luôn là vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm. Tính nhân dân của Chính phủ nói riêng, nhà nước nói chung thể hiện ra trong quan hệ với nhân dân, và ngược lại, vai trò và trách nhiệm làm chủ của nhân dân cũng thể hiện trong quan hệ với Chính phủ, với nhà nước. Người viết:

“Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không có đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường, Vậy nên, Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[76, tr. 56]; “Ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một tình cảm thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như người “anh cả” trong gia đình... Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao

giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”[76, tr. 22].

Về Quốc hội, Hồ Chí Minh viết: “tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”[81, tr. 590-591]. Quốc hội chính là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân, là nơi mà nhân dân phát huy vai trò làm chủ của mình đối với nhà nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Quốc hội là hiện thân cho tinh thần dân chủ, cho khối đại đoàn kết toàn dân. Người viết:

“Quốc hội nước ta là Quốc hội của toàn dân, được bầu ra theo luật tuyển cử rất dân chủ: tự do, phổ thông, bỏ phiếu kín... Vì vậy, Quốc hội ta tiêu biểu cho tinh thần đại đoàn kết của toàn dân, cho chí khí quật cường của dân tộc, cho quyết tâm độc lập, thống nhất của toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam”[80, tr. 287].

Trên thực tế, sinh thời Hồ Chí Minh, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã luôn thể hiện được tinh thần đại đoàn kết toàn dân, và đã thực sự tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

Về Cơ quan tư pháp, trong Bài nói tại Hội nghị tư pháp toàn quốc ngày 22 tháng 3 năm 1957, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Tư pháp cần góp phần của mình là thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta. Đó là nhiệm vụ tích cực. Đồng thời có một nhiệm vụ nữa là ngăn ngừa trừng trị những kẻ âm mưu phá hoại lợi ích của nhân dân”[73, tr. 250].

Tinh thần chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngành tư pháp nói riêng, của sự nghiệp xây dựng xã hội mới nói chung, theo Hồ Chí Minh là: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”[73, tr. 187].

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh đứng trên lập trường của người dân để xây dựng nên những tư tưởng của mình về nhà nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, nhân dân chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Lĩnh hội những giá trị trong tư tưởng chính trị truyền thống của dân tộc, lại được soi sáng bởi quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh thấy ở nhân dân một lực lượng vô tận. Chính nhân dân là người làm nên lịch sử. Ngay những năm 20 đầu thế kỷ trước, khi phong trào yêu nước của nhân dân ta đang lâm vào tình trạng rất khó khăn, Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng vào sức mạnh to lớn của nhân dân, sức mạnh ấy một khi được tập hợp, tổ chức, định hướng sẽ tạo nên những kỳ tích to lớn, có thể làm thay đổi bộ mặt lịch sử. Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, một chế độ chưa từng có trong lịch sử dân tộc trở thành hiện thực, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là thành quả vĩ đại của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã gây dựng nên một cuộc sống mới cho mình. Chính họ chứ không phải ai khác phải được hưởng những thành quả đó. Nhưng những thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách phá hoại những thành quả tốt đẹp đó. Và để bảo vệ nó, toàn thể nhân dân Việt Nam phải đoàn kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước. Hồ Chí Minh tin tưởng một cách chắc chắn rằng, nếu làm được như thế, cách mạng Việt Nam sẽ vượt qua mọi thử thách dù khó khăn đến đâu. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh niềm tin ấy là hoàn toàn đúng đắn.

Chính trị là vấn đề nhà nước. Quyền lực chính trị là vấn đề trung tâm của mọi cuộc cách mạng xã hội. Ở Hồ Chí Minh nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước chẳng qua chỉ là một công cụ do nhân dân tạo ra, quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho và cán bộ nhà nước là công bộc của nhân dân, để giúp nhân dân thực hiện những khát vọng tốt đẹp của họ. Nhà nước là của dân và vì dân mà làm việc. Cán bộ nhà nước là công bộc của dân. Và như thế, với Hồ Chí Minh nhà nước không bao giờ đứng ngoài và

đứng trên nhân dân. Một quan niệm về chính trị như vậy tất yếu hợp lôgích sẽ đưa đến việc phải quan tâm đến vấn đề được hay mất lòng dân.

Gắn chính trị với lòng dân cũng có nghĩa là Hồ Chí Minh đã gắn chính trị với cơ sở xã hội sâu xa và bền vững của nó. Một quan niệm “đem chính trị vào giữa dân gian” như trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một quan niệm chính trị dân chủ về bản chất. Đã quan niệm chính trị như thế thì nhà chính trị nói riêng, nhà nước nói chung trở nên đầy sức mạnh bởi họ đang suy nghĩ bằng suy nghĩ của nhân dân, làm bằng phương thức nhân dân và nói tiếng nói của nhân dân. Họ sẽ có đủ bản lĩnh đương đầu với mọi khó khăn mà luôn chắc chắn một niềm tin vào chiến thắng.

Quan điểm chính trị nhân dân ở Hồ Chí Minh gắn liến với việc làm cho người dân có đủ khả năng đảm nhận vai trò làm chủ của mình. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc giáo dục nhân dân. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, trong 6 nhiệm vụ cấp bách mà Hồ Chí Minh đưa ra, nhiệm vụ thứ tư là dành cho giáo dục nhân dân:

“Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính”[76, tr. 8-9].

Người yêu cầu nhân dân: “mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[76, tr. 36]. Hồ Chí Minh yêu cầu người dân trước hết phải biết đọc biết viết để có thể tham gia vào công việc nhà nước, V.I. Lênin nói rằng người mù chữ đứng ngoài chính trị. Những quan điểm đó đều chung nhau một điểm là muốn thực hiện vai trò làm chủ cần phải có những năng lực nhất định và nhà nước phải làm sao để nhân dân có được những năng lực ấy. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nhà nước phải “Tuyên truyền hay huấn luyện chính trị cho nhân dân, làm cho họ đoàn kết chặt chẽ xung quanh Chính phủ”[76, tr. 13]. Cách huấn luyện chính trị tốt nhất cho nhân dân là cán bộ phải làm gương cho nhân dân, và đặc

biệt là từng bước, dưới các hình thức khác nhau làm cho nhân dân tham gia vào công việc nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý kiến đối với những chính sách của nhà nước. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, công việc này đã được thực hiện rất tốt, ngay cả trong hoàn cảnh đất nước bộn bề công việc, tình hình chính trị hết sức phức tạp. Bằng chứng rõ rệt nhất là nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn được một Chính phủ có đủ tài đức lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.

Như vậy, trên cơ sở vận dụng học thuyết Mác-Lênin về nhà nước vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam, đặc biệt là trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 63 - 74)