Nhà nước Việt Nam mới là nhà nước mà quyền lực và quyền lợi đều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 50 - 63)

1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc

1.3.1. Nhà nước Việt Nam mới là nhà nước mà quyền lực và quyền lợi đều

thuộc về nhân dân

Trước hết, cần khẳng định rằng, tuy không sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền”, song ngay từ rất sớm và trong suốt cuộc đời cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ. Tháng 6 năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi đến Hội nghị hòa bình Véc-xay bản Yêu sách của nhân dân An Nam nhằm yêu cầu chính quyền Pháp phải trao cho nhân dân Việt Nam những quyền tự do, dân chủ cơ bản. Điều thứ bảy và điều thứ tám trong bản yêu sách này được Hồ Chí Minh “diễn ca” như sau:

“Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền.

Tám xin được cử nghị viên,

Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân”[74, tr. 439]

Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có tư tưởng về một nền chính trị, một chế độ nhà nước mà trong đó, tinh thần pháp quyền thấm sâu vào tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Một nhà nước pháp quyền như vậy phải được tổ chức và vận hành dựa trên một hiến pháp dân chủ - được xây dựng và thông qua bởi quốc hội là những “nghị viên” đại diện cho nhân dân, thay mặt giữ quyền thổ dân.

Tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền càng thể hiện rõ hơn trước khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Người đã triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào có đại biểu các vùng miền, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo tham gia, mang tính chất của một phiên họp Quốc hội, để quyết định những vấn đề lớn của cách mạng, trong đó có việc cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng (sau này là Chính phủ lâm thời). Sau đó, chính Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều tâm lực để chuẩn bị và tuyên đọc trước đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam, và cũng là công bố trước thế giới, bản Tuyên ngôn độc lập, mà cơ sở pháp lý của nó chính là “những lẽ phải không ai chối cãi được”, nhằm khẳng định rằng, sự ra đời của chế độ xã hội mới ở Việt Nam là thể theo ý nguyện của toàn thể dân chúng, rằng “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[76, tr. 4]. Đặc biệt, ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện ngay, có nhiệm vụ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” bởi vì: “trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp dân chủ”[76, tr. 8]. Không chỉ tuyên bố như vậy, Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta đã quyết tâm cao độ thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ấy. Thực hiện Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, vượt qua bao khó khăn do thù trong giặc ngoài gây ra, ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra - đây là cuộc tổng tuyển cử có số người tự ứng cử nhiều nhất trong các cuộc bầu cử ở Việt Nam kể từ đó đến nay.

Đồng thời với việc tiến hành Tổng tuyển cử, “Ủy ban khởi thảo Hiến pháp” gồm bảy người đã được thành lập do Hồ Chí Minh đứng đầu. Có một chi tiết đáng lưu ý là, bản Dự thảo Hiến pháp sau khi được Hội đồng Chính phủ thảo luận, bổ sung và sửa đổi, ngày 10/11/1945 đã được công bố trên báo Cứu Quốc kèm theo Thông cáo của Chính phủ, trong đó có đoạn:

“Muốn tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập Hiến pháp của nước nhà nên Chính phủ công bố Bản Dự thảo Hiến pháp này để mọi người được đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc phê bình... Ủy ban dự thảo Hiến pháp sẽ tập trung các đề nghị sửa đổi và ý kiến của nhân dân rồi trình lên toàn quốc đại hội bàn luận”[105, tr. 40].

Đây là một biểu hiện cho thấy rõ tinh thần pháp quyền dân chủ của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta. Qua quá trình chỉnh sửa và thảo luận tại Quốc hội, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua. Đây chính là một mốc son trên hành trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Không chỉ coi trọng việc xây dựng Hiến pháp dân chủ làm nền tảng pháp lý cho chế độ chính trị, cho Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh còn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng hệ thống các văn bản luật làm công cụ tổ chức, quản lý và điều hành xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp lãnh đạo biên soạn hai bản Hiến pháp 1946 và 1959, ký lệnh công bố 16 đạo luật, ban hành 613 sắc lệnh trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức Nhà nước và pháp luật, và nhiều văn bản dưới luật khác.

Hồ Chí Minh còn đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, coi trọng việc giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết luật và sử dụng luật của nhân dân. Người cũng rất coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ nhà nước, trong đó có yêu cầu về tính gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.

Có thể khẳng định rằng, Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng việc xây dựng hệ thống Hiến pháp, pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,

tổ chức, quản lý và điều hành xã hội. Đây là một biểu hiện rõ nét tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân không phải chỉ thể hiện trên phương diện coi trọng vai trò của pháp luật trong xã hội. Điều còn quan trọng hơn, đó là bản chất dân chủ của nhà nước, pháp luật và chế độ chính trị ở Việt Nam.

Là một nhà “chính trị chuyên nghiệp” như chính Người thừa nhận, Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được vấn đề quyền lực chính trị, vấn đề nhà nước là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết triệt để cả về phương diện lý luận và thực tiễn và nhất là bằng thực tiễn trong một cuộc cách mạng do nhân dân và vì nhân dân. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, gắn với việc nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, cần phải xuất phát từ hạt nhân tư tưởng về quyền lực và chủ thể quyền lực nhà nước, từ đó triển khai thành các tư tưởng về cơ chế tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, trong rất nhiều bài báo mang tính chiến đấu, Hồ Chí Minh đã phê phán một cách quyết liệt, sắc sảo bản chất của bộ máy nhà nước thực dân với đội ngũ nhân viên của nó, với chế độ pháp luật của nó... Những sự phê phán ấy, một mặt đã vạch trần bản chất xấu xa của chế độ thực dân đế quốc bên trong cái vỏ hào nhoáng - khai hoá văn minh - trước công luận. Đó là một thắng lợi chính trị. Mặt khác, chính sự phê phán ấy làm phát triển tư duy chính trị Hồ Chí Minh, chuẩn bị cho Người những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành nên những tư tưởng về một nhà nước kiểu mới, thật sự dân chủ - một mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó đã dần hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh và đến tác phẩm Đường Kách Mệnh - giáo khoa thư chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam - Người đã nêu rõ:

“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”[75, tr. 270].

Quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân là quan điểm cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Tất cả những biểu hiện phong phú, đa dạng của tư tưởng này sẽ tiếp tục được phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với những chặng đường tiếp theo của cách mạng Việt Nam, và đặc biệt từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, khi Hồ Chí Minh trực tiếp là người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Khái niệm Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có sự phát triển. Năm 1930, Người xác định thành lập “Chính phủ Công, Nông, Binh”; ngày 16- 17/8/1945 tại Hội nghị Tân trào, khái niệm “Nhà nước nhân dân” được sử dụng và đến 2/9/1945, khái niệm “Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta. Sự thay đổi ấy đã bám sát bước phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định lực lượng xã hội với tính cách là chủ thể quyền lực nhà nước và thể hiện ngày càng chính xác nội dung tư tưởng đó. Có thể khẳng định, đến năm 1945, vấn đề nhà nước của dân đã được xác định rõ ràng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Như đã nói ở trên, quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân là quan điểm cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Khởi đầu từ Đường Kách Mệnh đến Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8 (5/1941) - Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam - do Hồ Chí Minh trực tiếp chủ trì đã xác định:

“Sau lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào, mà là của chung toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù, không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy”[22, tr. 114].

Đến 1946, tư tưởng dân chủ đó đã được chế định bằng Hiến pháp: Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện trước hết ở việc, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “uỷ”, “uỷ thác” để nói đến việc nhân dân trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước. Quyền lực của nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ chủ tịch nước đến cán bộ làng đều do nhân dân “uỷ” cho. Khi một nhiệm kỳ của Chính phủ hết, Chính phủ sẽ phải trao lại quyền cho nhân dân và nhân dân sẽ trao quyền ấy cho một Chính phủ mới do dân “tuyển cử”. Các khái niệm “uỷ”, “uỷ thác”, “giao quyền” là những khái niệm chính trị học và ở Hồ Chí Minh các khái niệm ấy gắn chặt với nhân dân, là sự khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân còn thể hiện ở việc Người thường xuyên gắn cụm từ nhân dân với các khái niệm nhà nước, chính phủ, quốc hội, v.v. Ví dụ như trong giai đoạn 1945 - 1946, các cụm từ “Nhà nước nhân dân”, “Chính phủ nhân dân” có tần số xuất hiện rất cao trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cụm từ này được Hồ Chí Minh sử dụng với đối tượng là các cán bộ nhà nước các cấp và đặc biệt là với nhân dân. Đó là sự khẳng định tính nhân dân của nhà nước, là sự khẳng định của một vị Chủ tịch nước và do vậy, với tất cả giá trị thực tiễn và tính phổ quát của một tuyên bố chính trị, đặc biệt trong một xã hội mang đậm dấu ấn của xã hội Phương Đông truyền thống như Việt Nam, nó có sức cải tạo xã hội rất lớn. Sự khẳng định đó là sự nhắc nhở các cán bộ nhà nước phải luôn ghi nhớ quyền hạn và trách nhiệm của mình cũng như giáo dục cho nhân dân về một địa vị hoàn toàn mới của họ.

Kể từ sau khi Hiến pháp 1946 ra đời, và đặc biệt là gắn liền với thực tiễn xây dựng nhà nước kiểu mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước tiếp tục có sự phát triển hết sức phong phú, với nhiều chiều cạnh đạt tới trình độ lý luận và mang tính thực tiễn hết sức sâu sắc. Trong các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước

giai đoạn từ sau 1946 đến lúc Người qua đời, tư tưởng về dân chủ - trên ý nghĩa là bản chất của quyền lực nhà nước và phương thức tổ chức, triển khai quyền lực nhà nước - là một đặc sắc trong tư tưởng của Người.

Dân chủ - theo Hồ Chí Minh - một cách chung nhất có nghĩa là quyền lực chính trị thuộc về nhân dân: “ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ”[79, tr. 218]; “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”[79, tr. 218-219]. Đây là sự khẳng định, hay chính xác hơn là sự kiên định, tinh thần chỉ đạo đã được Hồ Chí Minh nêu ra ngay từ khi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc còn đang diễn ra.

Địa vị làm chủ của người dân, tức là quan hệ của người dân với quyền lực nhà nước được Hồ Chí Minh làm rõ trong quan hệ với địa vị của đội ngũ cán bộ nhà nước - những người trực tiếp nắm giữ quyền lực nhà nước. Người viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân”[78, tr. 515]. Người căn dặn cán bộ nhà nước: “Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”[76, tr. 101]. Khi nói tới tư cách công bộc của cán bộ nhà nước đối với nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định rõ mục đích hoạt động của họ là vì lợi ích chung. Nói cách khác, nhà nước là bộ phận xã hội hoạt động vì lợi ích chung của toàn thể nhân dân lao động, của toàn thể xã hội. Người nói với những người được dân bầu vào bộ máy nhà nước rằng:

“Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng”[76, tr. 145], và: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”[76, tr. 147].

Nếu dân là chủ thì nhà nước, cán bộ nhà nước là công bộc của dân. Đây là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh, đã chỉ rõ sự đối lập về chất của nhà nước

nhân dân với nhà nước phong kiến, nhà nước thực dân. “Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy”[76, tr. 22]

Hồ Chí Minh căn dặn các cán bộ nhà nước phải luôn ghi nhớ rằng các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 50 - 63)