Nhà nước chuyên chính vô sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 40 - 48)

1.2. Quan điểm của V.I Lênin về nhà nƣớc

1.2.2. Nhà nước chuyên chính vô sản

Để nhà nước có thể tự tiêu vong, cần có nhiều điều kiện, trong đó có một điều kiện quan trọng là trước hết, nhà nước phải trải qua một hình thức tồn tại đặc

biệt của nó: Nhà nước chuyên chính vô sản. Nhưng để nhà nước chuyên chính vô sản ra đời, tất yếu phải dùng đến bạo lực cách mạng. Theo quan điểm của Lênin, nếu nhà nước là một sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, nếu nhà nước là một lực lượng đặt lên trên xã hội và “ngày càng trở nên xa lạ

đối với xã hội” thì rõ ràng là việc giải phóng giai cấp bị áp bức không những không thể thực hiện được nếu không tiến hành một cuộc cách mạng bạo lực, mà cũng

không thể thực hiện được nếu không thủ tiêu bộ máy chính quyền nhà nước do giai cấp thống trị dựng nên. “Không có cách mạng bạo lực thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. Việc thủ tiêu nhà nước vô sản, nghĩa là việc thủ tiêu mọi nhà nước, chỉ có thể thực hiện bằng con đường “tiêu vong” thôi”[47, tr. 28].

Bạo lực cách mạng là phương thức phổ biến để một giai cấp mới, tiến bộ giành lấy quyền lực chính trị. Điều đó cũng đúng đối với giai cấp vô sản và hơn thế, với giai cấp vô sản, bạo lực cách mạng còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là đập tan bộ máy nhà nước cũ trước khi bắt tay xây dựng nhà nước vô sản: “Tất cả những cuộc cách mạng trước kia đã làm cho bộ máy nhà nước thêm hoàn bị, nhưng điều cần làm là phải phá huỷ, phải đập tan nó đi”[47, tr. 35].

Tính chất đặc biệt của nhà nước chuyên chính vô sản với tư cách hình thức chuyển tiếp trước khi đạt đến trạng thái tự tiêu vong của nhà nước được Lênin làm rõ trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tính chuyên chính và tính dân chủ của nhà nước.

Trước hết Lênin khẳng định rằng, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, “sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”[47, tr. 111].

Và nhà nước vô sản phải là một công cụ, một phương tiện, đồng thời là một biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân dân lao động. Dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nhân dân tham gia vào mọi công việc của nhà nước. Theo quan điểm của Lênin, nhân dân cần có chế độ cộng hoà để cho quần chúng được

giáo dục về dân chủ. Nhưng điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng bước của cuộc sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý. Thay thế các cơ quan áp bức cũ: cảnh sát, bọn quan lại, quân đội thường trực bằng vũ trang toàn dân, bằng một đội dân cảnh thực sự toàn dân, - đó là biện pháp duy nhất để đảm bảo một cách tốt nhất cho nước nhà tránh khỏi sự phục hồi chế độ quân chủ và làm cho nước nhà có khả năng đi lên chủ nghĩa xã hội một cách có kế hoạch, vững chắc và kiên quyết, chứ không “đưa” chủ nghĩa xã hội từ bên trên xuống, mà bồi dưỡng cho đông đảo quần chúng vô sản và nửa vô sản biết nghệ thuật quản lý nhà nước và điều khiển toàn bộ

chính quyền nhà nước. Sự tập dượt của nhân dân về phương thức tổ chức và quản lý đời sống xã hội bằng nhà nước chính là một điều kiện cần thiết, là giai đoạn chuyển tiếp không thể tránh khỏi trước khi xã hội đạt tới trình độ tự quản hoàn toàn với sự tiêu vong của nhà nước.

Lênin cho rằng, nếu giai cấp là bản chất của mọi nhà nước, thì dân chủ hay chuyên chính cũng chỉ là hai mặt của bản chất đó mà thôi. “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bị bóc lột không”[51, tr. 380]. Vì vậy, nếu như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản vẫn tất yếu tồn tại nhà nước thì nhà nước đó cũng tất yếu phải mang bản chất giai cấp và vì thế, tính chất chuyên chính là không thể bác bỏ. Lênin viết: “Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác-xít”[47, tr. 42], và: “Nhà nước là lĩnh vực thực hành cưỡng bức. Chỉ có điên rồ mới từ bỏ cưỡng bức, nhất là trong thời đại chuyên chính vô sản”[50, tr. 369].

Chuyên chính, theo Lênin, là “một chính quyền dựa trực tiếp vào bạo lực và không bị một luật pháp nào hạn chế cả”[49, tr. 296], và: “chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì

bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản, chính quyền không bị luật pháp nào hạn chế cả”[49, tr. 297].

Chuyên chính vô sản không hề đối lập với dân chủ, mà là phần bổ sung, là hình thức thể hiện của dân chủ. Chuyên chính vô sản chỉ đối lập với chuyên chính của các giai cấp bóc lột, áp bức nhân dân. Theo Lênin, thực chất của chuyên chính vô sản là “tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức, thì không thể giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được”. Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu - chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản. Cụ thể hơn, chuyên chính không nhất thiết có nghĩa là thủ tiêu quyền dân chủ của giai cấp thi hành quyền chuyên chính đó đối với các giai cấp khác, mà nhất thiết có nghĩa là thủ tiêu (hay hạn chế về căn bản, như thế cũng là một trong những hình thức thủ tiêu) dân chủ đối với giai cấp bị chuyên chính hay bị trấn áp [49, tr. 295]. Điều đáng lưu ý ở đây là, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội phân chia thành giai cấp, các thiết chế và thể chế công cộng như pháp luật, dân chủ, v.v., đều mang tính chính trị, nghĩa là đều có bản chất giai cấp. Vì thế, việc thực hiện chuyên chính hay việc thực thi dân chủ cũng như việc đặt chuyên chính lên trên mọi quy định pháp luật hay đặt pháp luật lên trên hết đều chỉ là những cách nói trùng lắp. Chính Lênin đã chỉ rõ: “pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế và trình độ phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế quyết định”[47, tr. 115].

Điều khác nhau giữa các chế độ chính trị phải là ở nội dung của các thiết chế và thể chế ấy. Sự khác biệt căn bản trong nội dung của các thiết chế và thể chế ấy chính là ở chỗ, trong xã hội xã hội chủ nghĩa - thời kỳ quá độ đi tới xã hội cộng sản - lực lượng đóng vai trò thống trị trong xã hội, và vì thế nắm quyền chuyên chính, dân chủ và pháp luật là đại đa số nhân dân lao động. “Chế độ dân chủ, đó là một

nhà nước thừa nhận việc thiểu số phục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức bảo đảm cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác, bảo

đảm cho một bộ phận của dân cư thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại bộ phận khác”[47, tr. 101] và: “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng; đó là sự biến đổi của chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản”[47, tr. 109].

Ở đây, cần làm rõ thêm một số điểm liên quan đến tư tưởng của Lênin về pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như đối với vấn đề nhà nước, Lênin bàn về vấn đề pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội đang được xây dựng ở nước Nga trong muôn vàn khó khăn. Sự khó khăn đến từ nhiều phía: khó khăn trong việc thay đổi nhận thức, tư tưởng, thói quen của nhân dân và cả của cán bộ, đảng viên khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, khó khăn do sự chống phá điên cuồng của các thế lực chính trị đối lập, phản động trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, v.v.. Cần thấy rõ bối cảnh đặc thù như thế, chúng ta mới hiểu rõ tại sao Lênin luôn đặc biệt nhấn mạnh và làm nổi bật bản chất giai cấp của pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn, Lênin đã thẳng thắn chỉ rõ: Khác với tất cả các đạo luật của tất cả các chính phủ tư sản trên thế giới, đạo luật của Chính quyền Xô-viết về thuế đặc biệt đòi hỏi phải hoàn toàn đặt gánh nặng của thuế đó lên bọn cu-lắc, tức là một thiểu số nông dân bóc lột đã đặc biệt làm giàu trong thời gian chiến tranh. Pháp luật cũng như tất cả mọi thiết chế và thể chế quyền lực công phải là công cụ của của nhân dân nhằm thực hiện các mục tiêu của cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều bài viết, nhiều thư từ gửi cho các đồng chí nắm giữ trọng trách trong công tác lập pháp, thi hành pháp luật, Lênin luôn yêu cầu phải đặc biệt sử dụng biện pháp trừng phạt, thậm chí với mức độ rất nặng đối với bất kỳ ai cản trở hoặc gây tổn hại cho chế độ, kể cả người ấy là cán bộ cách mạng. Lênin đã từng có ý kiến chỉ đạo phải trừng phạt thật nghiêm khắc một số cán bộ tư pháp đã không xét xử nghiêm minh những kẻ ăn hối lộ. Ông yêu cầu khai trừ các đảng viên là quan tòa trong vụ xử những tên ăn hối lộ - những tên này đã bị xác nhận và đã tự thú là có ăn tiền hối lộ, - đã chỉ kết án những tên kía có 6 tháng tù. Ông nói rõ: Kết án bọn ăn hối lộ nhẹ

đến mức lố bịch như thế, mà lẽ ra phải xử bắn chúng, đó là một hành động đáng sỉ nhục đối với một người cộng sản và một người cách mạng. Phải đưa các đồng chí đó ra truy tố trước tòa án dư luận và khai trừ họ ra khỏi đảng... Nhấn mạnh bản chất giai cấp của pháp luật, đặt việc xây dựng và thực thi pháp luật trong tình huống cách mạng, Lênin yêu cầu phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, của tình thế cách mạng mà hành động, chứ không để lệ thuộc vào các quy định pháp luật hiện hành, khi mà các quy định đó không đẩy đủ hoặc không theo kịp diễn biến của cách mạng. Ông nói: Ở giờ phút chiến đấu quyết liệt, kẻ nào chùn bước trước tính chất bất di bất dịch của luật pháp thì kẻ đó là một người cách mạng tồi. Ở vào lúc giao thời, những đạo luật có một giá trị tạm thời. Và nếu một đạo luật cản trở sự phát triển của cách mạng, thì phải hủy bỏ hoặc sửa đổi đạo luật đó đi. Một biểu hiện khác của việc Lênin nhấn mạnh và đề cao bản chất giai cấp của pháp luật, đó là ông luôn khẳng định cần phải phá bỏ tất cả mọi bộ luật do chế độ cũ lập nên, bởi đó là công cụ chuyên chính của chế độ cũ, không còn phù hợp với chế độ mới. Theo Lênin, sau khi bãi bỏ những đạo luật của các chính quyền đã bị lật đổ, đảng vô sản đề ra cho các thẩm phán do cử tri xô-viết bầu ra, một khẩu hiệu là: thực hiện ý chí của giai cấp vô sản bằng cách áp dụng các sắc lệnh của giai cấp đó, và trong trường hợp chưa có một sắc lệnh thích hợp hoặc có một sắc lệnh chưa hoàn bị, thì phải lấy ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa làm kim chỉ nam và vứt bỏ những đạo luật của các chính phủ đã bị lật đổ.

Bên cạnh việc nhấn mạnh và làm rõ bản chất giai cấp của pháp luật nói chung, pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa nói riêng, Lênin cũng nêu lên một số quan điểm mang tính khái quát chung về pháp luật, pháp chế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Trước hết, theo tư tưởng của Lênin, “pháp chế thì phải thống nhất” trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Phải làm thế nào cho trong toàn nước cộng hòa có một sự nhận thức thật sự nhất trí về pháp chế, dù là ở các địa phương có những đặc điểm và những ảnh hưởng như thế nào chăng nữa. Thứ hai, “pháp chế phải được đề cao (hoặc tuân theo một cách hết sức nghiêm chỉnh), bởi vì các cơ sở pháp luật của nước Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa xô viết Nga đã được xác lập”[49, tr. 153].

Do pháp luật có tính tương đối ổn định, nhiều lúc không theo kịp, không chế tài đầy đủ, vì thế có thể phải vượt qua pháp luật cho phù hợp với tình thế cách mạng, nhưng trong trường hợp đặc biệt như thế, cần có những điều kiện xác định. Lênin quy định rõ:

“Những biện pháp khẩn cấp của cuộc chiến tranh chống bọn phản cách mạng không nên giới hạn ở các đạo luật với điều kiện:

(a) phải có bản tuyên bố chính thức và xác định của cơ quan xô- viết hữu quan hoặc nhân vật có trọng trách nói rõ là điều kiện khẩn cấp của cuộc nội chiến và của cuộc đấu tranh chống bọn phản cách mạng đòi hỏi phải vượt ra khỏi phạm vi các điều luật.

(b) phải gửi ngay báo cáo về tuyên bố đó, bằng hình thức viết, lên Hội đồng bộ trưởng dân ủy, đồng thời sao gửi các cấp chính quyền địa phương và các cấp chính quyền hữu quan”[49, 153]

Vượt qua khuôn khổ pháp luật trong tình thế cách mạng, rõ ràng, khác hoàn toàn về bản chất với việc vi phạm pháp luật vì động cơ bất chính. Thứ ba, trong tình thế cách mạng, việc tập trung cao độ quyền lực và các công cụ pháp luật vào tay chính quyền xô-viết là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên, về lâu dài, chế độ xã hội chủ nghĩa phải thực sự là một chế độ mà nhân dân là chủ thể tối cao. Lênin chỉ rõ: các Xô-viết chẳng những tập trung trong tay mình quyền lập pháp và kiểm soát việc chấp hành các luật lệ, mà còn trực tiếp thực hiện các luật lệ thông qua tất cả các ủy viên của các Xô-viết, nhằm mục đích chuyển dần đến chỗ là hết thảy những người lao động sẽ thực hiện những chức năng lập pháp và quản lý nhà nước. Thứ tư, mặc dù rất nhấn mạnh vai trò của các thiết chế và thể chế chính trị, song Lênin cũng luôn lưu ý rằng, để nhân dân có thể trở thành chủ thể và thực thi quyền lực tối cao của mình, thì pháp luật chỉ là một công cụ bên cạnh nhiều công cụ khác. Lênin đã chỉ ra một thực tế là trên lời nói thì bộ máy Chính quyền xô-viết là bộ máy chính quyền của tất cả quần chúng lao động, nhưng thực tế thì còn xa mới được như thế. Không phải vì pháp luật đã gây ra trở ngại, như trước kia dưới chế độ tư sản. Pháp luật mới,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 40 - 48)