Giá trị và hạn chế của các quan niệm trên thế giới về nhà nước pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 96 - 103)

2.1. Quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới

2.1.3. Giá trị và hạn chế của các quan niệm trên thế giới về nhà nước pháp

tưởng pháp luật hoặc vào luật, tức là nhà nước ở dưới quyền lực của pháp luật; có những tác giả thì quan niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó pháp luật độc lập với nhà nước, và hơn nữa, đứng trên nhà nước; nhóm thứ tư thì cho rằng: pháp luật sáng tạo ra các cơ quan nhà nước, và vì thế Nhà nước pháp quyền là bất kỳ nhà nước nào mà trong đó có tiến hành sự phân công quyền lực và thừa nhận sự phục tùng của tất cả các cơ quan nhà nước vào luật...[4, tr. 42-43].

2.1.3. Giá trị và hạn chế của các quan niệm trên thế giới về nhà nước pháp quyền quyền

Việc khái quát một cáchlôgích toàn bộ các quan niệm cực kỳ phong phú, đa dạng, với nhiều cách tiếp cận, cách lý giải, gắn với nhiều chuyên ngành khoa học như đã được mô tả một cách lịch sử trên đây là điều không dễ dàng. Từ những mầm mống tư tưởng pháp quyền thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây, đến những quan niệm và lý thuyết hiện đại về nhà nước pháp quyền, không phải chỉ toàn là sự nhất trí. Giữa các quan niệm, lý thuyết ấy có không ít sự khác biệt.

Tuy nhiên, vượt qua những sự khác biệt trong các kiến giải cụ thể, chúng ta có thể thấy nổi lên mấy nội hàm cơ bản của khái niệm “nhà nước pháp quyền” ở phương Tây như sau:

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước bị hạn chế. Sự hạn chế đó có

thể là về phạm vi can thiệp hoặc mức độ can thiệp đến đời sống xã hội và cá nhân của nhà nước.

Thứ hai, mục đích của việc hạn chế quyền lực của nhà nước là nhằm bảo vệ

những quyền tự nhiên, căn bản, sống còn của con người, đó là các quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Danh mục các quyền bất khả xâm phạm, cần được tôn trọng và bảo vệ ngày càng được bổ sung dài thêm.

Thứ ba, phương tiện để hạn chế quyền lực nhà nước là pháp luật, cao nhất là

Hiến pháp. Nhà nước không những phải hành động theo luật pháp (cán bộ và các cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép), mà còn phải đặt dưới pháp luật (toàn bộ tổ chức và vận hành của nhà nước đều do pháp luật, đặc

biệt là Hiến pháp, quy định). Sự hạn chế quyền lực của nhà nước cũng có thể được đảm bảo theo cách thức tổ chức quyền lực nhà nước thành các cơ quan có năng lực kiểm soát, hạn chế lẫn nhau.

Thứ tư, cần xác lập những điểm tựa để bảo đảm rằng, pháp luật có địa vị tối

thượng, song không được phép làm tổn hại đến những quyền cơ bản của con người; sự phân chia quyền lực nhà nước không làm phân liệt nhà nước, dẫn đến vô hiệu hóa nhà nước.

Thứ năm, cái gọi là các quyền tự nhiên, căn bản của con người ở đây hầu hết

được xác định là các quyền của cá nhân.

Thứ sáu, nhà nước pháp quyền kết hợp với xã hội dân sự thành một chỉnh

thể thống nhất.

Như vậy, trong quan niệm của các nhà lý luận phương Tây, nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ hình thức tổ chức và phương thức vận hành của bộ máy nhà nước với tinh thần cơ bản là hạn chế quyền lực nhà nước bằng pháp luật và nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước là tam quyền phân lập, tăng cường

tính tự quản của nhân dân, nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là “nhà nước bị hạn chế quyền lực”, thậm chí có nhà nghiên cứu coi đây là bản chất của nhà nước pháp quyền [11, tr. 96]. Chính vì thế, nhà nước pháp quyền được coi là đối lập với mọi hình thức nhà nước cực quyền, nhà nước chuyên chế.

Để đánh giá đúng giá trị của các quan niệm về nhà nước pháp quyền trên thế giới, trước hết cần phải khẳng định rằng, tư tưởng về một nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người không phải đợi đến khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời mới xuất hiện. Nhận thức về sức mạnh của nhà nước đối với xã hội và đối với cá nhân con người là một nhận thức đầy tính thực tiễn đã xuất hiện ngay từ khi nhà nước xuất hiện. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua các hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Đi liền với các hình thái ấy là các kiểu nhà nước tương ứng. Và

nhân loại đã chứng kiến những thời kỳ lịch sử, những quốc gia dân tộc mà ở đó, nhà nước thực sự là “con quái vật” vô cùng xấu xa, ghê tởm. Giai cấp hữu sản và giai cấp vô sản ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có thể mang những dáng vẻ, tên gọi khác nhau, nhưng những trang sử thống trị của giai cấp hữu sản với giai cấp vô sản thì giống nhau, đều được ghi bằng máu và nước mắt của người vô sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, trong hầu hết những hình thái kinh tế - xã hội mà nhân loại đã trải qua, nhà nước luôn là công cụ thống trị của giai cấp hữu sản với giai cấp vô sản. Tình trạng vô quyền phổ biến, sự tồn tại bị vật hóa của người vô sản là có thật, sự thống trị phi nhân tính của người hữu sản với người vô sản bằng nhà nước là có thật. Chính vì thế, cũng đã từ rất lâu, nhân loại, mà cụ thể ở đây là người lao động, đã mơ ước, khát khao có được sự ngự trị của công lý trên trái đất, có được nhà nước, không những bị hạn chế về phương diện sức mạnh can thiệp thô bạo, phi nhân tính của nó, mà còn là công cụ để bảo đảm các quyền sống, quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới, nhưng dưới hình thức các lý thuyết, nó là trạng thái phát triển cao, lý tính hóa, hiện đại hóa mong ước, tình cảm ngàn xưa của con người.

Giá trị của các quan niệm về nhà nước pháp quyền trên thế giới là ở chỗ đã nhấn mạnh đến những mục tiêu tốt đẹp cần phải đạt tới trong nhà nước pháp quyền, nhấn mạnh đến việc phải hạn chế những sự can thiệp có thể làm tổn hại các quyền cơ bản của con người. Với sự hưởng ứng và tham gia tích cực của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhiều kiến nghị liên quan đến việc xây dựng cấu trúc bộ máy nhà nước, đến những kỹ thuật và quy trình nhằm đảm bảo các bộ luật được xây dựng có chất lượng cao, đến phẩm chất của đội ngũ cán bộ nhà nước, đến yếu tố đạo đức trong tổ chức và vận hành của nhà nước và pháp luật, v.v., thật sự có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng một nhà nước hiện đại, văn minh, góp phần từng bước hạn chế và loại bỏ nhà nước cực quyền, nhà nước chuyên chế.

Tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết về nhà nước pháp quyền trên thế giới hiện nay đều đang đứng trước những vấn đề nan giải, nhất là nếu nhìn từ góc độ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước.

Vấn đề đầu tiên nổi lên chính là vấn đề liên quan đến cái được gọi là đặc trưng bản chất của nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là nhà nước bị hạn chế quyền lực. Câu hỏi đặt ra là: hạn chế quyền lực của nhà nước bằng cái gì?

Nghiên cứu các quan niệm hiện đại về nhà nước pháp quyền, chúng ta thấy câu hỏi trên chưa có được lời giải thỏa đáng. Có thể dẫn ra đây hai trường hợp lý thuyết nhà nước pháp quyền ở Đức và ở Pháp để minh họa cho nhận định trên.

Với mong muốn xây dựng được một nhà nước pháp quyền mà xét về bản chất là nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật, người Đức cố gắng đi tìm nguồn gốc của thứ pháp luật khả dĩ hạn chế quyền lực nhà nước. Pháp luật ấy ở đâu ra mà lại có sức mạnh còn lớn hơn sức mạnh của nhà nước để buộc nhà nước phải tuân theo? Họ không tìm được câu trả lời thuyết phục, và đành phải đưa ra lý thuyết “nhà nước tự hạn chế”, cho rằng, không có ai đủ khả năng tạo ra thứ pháp luật có sức mạnh hạn chế nhà nước, mà chẳng qua, đó là pháp luật do nhà nước đặt ra để tự hạn chế mình! Như vậy là kết quả được đảo lên thành điều kiện. Một số nhà lý luận Đức cũng lưu ý đến vai trò của đạo đức trong việc hạn chế quyền lực nhà nước, và pháp luật hạn chế quyền lực nhà nước là pháp luật phù hợp với đạo đức. Đây cũng là quan niệm không vững chắc, bởi cuối cùng thì nó vẫn không giải được câu hỏi: liệu có chủ thể đạo đức nào có đủ sức mạnh để đảm bảo cả pháp luật và nhà nước phải tuân theo sự điều chỉnh của nó hay không.

Người Pháp với truyền thống tư duy từ thời kỳ Ánh sáng đã viện đến các quyền tự nhiên của con người. Người Mỹ cũng đi theo hướng này. Các nhà lý luận Pháp, Mỹ cho rằng, khác với các quyền đạo đức còn lệ thuộc vào quan niệm vốn rất khác nhau về Thiện và Ác, vì thế rất khó đạt đến giá trị phổ quát, các quyền tự nhiên, do Tạo Hóa ban cho con người, mới là những quyền phổ quát, có trước, và vì thế đứng trên mọi quy tắc nhân tạo, kể cả pháp luật. Nếu pháp luật chuyển tải được các quyền tự nhiên này, thì nó sẽ có sức mạnh chi phối đối với nhà nước. Vai trò

của các cơ quan lập pháp (Quốc hội) vì thế được đẩy lên rất cao. Tuy nhiên, trước những vấn đề như quyền tự nhiên bao gồm những quyền nào? Nếu bộ phận xã hội này nhân danh quyền tự nhiên để xâm phạm quyền tự nhiên của bộ phận xã hội khác thì nhà nước và pháp luật phân xử như thế nào? Và nếu Quốc hội, vốn có sứ mệnh thể chế hóa các quyền tự nhiên, lại tạo ra những bộ luật vi phạm quyền tự nhiên, thì lực lượng nào sẽ kiểm soát và điều chỉnh được nó? v.v., lý luận về nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở quan niệm về quyền tự nhiên cũng đã không có đủ sức lý giải.

Có thể thấy rõ ràng rằng, nguyên nhân sâu xa của những bế tắc lý luận nói trên là do các lý thuyết về nhà nước pháp quyền đã mang màu sắc ảo tưởng (vô tình hoặc cố ý) bởi nó đã né tránh vấn đề cắt nghĩa nguồn gốc của nhà nước và pháp luật theo quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, tức là theo các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước. Dù có nhân danh lợi ích chung, ý chí chung, quyền lực công đến đâu đi chăng nữa, những lý luận gia về nhà nước pháp quyền vẫn không thể né tránh được một hiện thực là xã hội loài người vẫn đang ở trình độ phát triển mà xét về mặt lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế, vẫn có những lực lượng xã hội đại diện cho những lợi ích khác nhau mâu thuẫn và đối kháng nhau một cách quyết liệt. Nói cách khác, quan điểm duy vật lịch sử - quan điểm cắt nghĩa các vấn đề chính trị, bao gồm cả vấn đề nhà nước và vấn đề pháp luật từ các vấn đề kinh tế, coi chính trị là “biểu hiện tập trung của kinh tế”; lý luận về giai cấp, đấu tranh giai cấp, bản chất giai cấp của nhà nước - lý luận cắt nghĩa chủ thể đích thực của nhà nước và pháp luật vẫn giữ nguyên giá trị. Không phải ngẫu nhiên mà chính những người cổ xúy một cách cực đoan cho sự tồn tại một “lý thuyết chung” về nhà nước pháp quyền, cho sự tồn tại những “giá trị chung” về nhà nước pháp quyền, đều phải thừa nhận một thực tế là trên thế giới, hầu như không thể chỉ ra một nhà nước nào được coi là điển hình, đúng nhất với mô hình “lý thuyết chung” về nhà nước pháp quyền, hay ngược lại, không thể từ các nhà nước cụ thể khái quát nên một mô hình thực sự là chung về nhà nước pháp quyền.

Như vậy, hạn chế căn bản của lý thuyết nhà nước pháp quyền là không cắt nghĩa được nguồn gốc đích thực của nhà nước và pháp luật, từ đó không lý giải được vấn đề làm thế nào để có được thứ pháp luật tối thượng so với nhà nước và xã hội. Hạn chế này nhiều lúc không được nhận thức, và nhiều lúc đã cố tình bị làm cho mờ đi nhằm sử dụng lý thuyết nhà nước pháp quyền làm công cụ để tấn công vào chủ quyền của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Viện dẫn đặc trưng “pháp luật có địa vị tối thượng”, có người đã đòi bỏ điều 4 trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhà nước và xã hội. Họ cố tình không thừa nhận một sự thật là, địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sử. Lịch sử đấu tranh để giành lại độc lập, chủ quyền dân tộc, để xây dựng và phát triển xã hội mới của dân tộc Việt Nam trong suốt hơn gần 100 năm qua đã cho thấy rõ, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam với phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, với trí tuệ lý luận ngang tầm thời đại và năng lực tập hợp, tổ chức quần chúng, mới có thể đảm đương sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Chính nhân dân Việt Nam chứ không phải ai khác đã trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam quyền lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Viện dẫn các quyền tự nhiên của các cá nhân là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có kẻ đã cố tình bỏ qua một hiện thực là các giá trị văn hóa đề cao tính cộng đồng được hình thành, củng cố và phát triển gắn liền với điều kiện địa tự nhiên, địa chính trị, địa văn hóa của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những nhiệm vụ đòi hỏi sự đoàn kết, nỗ lực của cả cộng đồng như chống chọi với thiên tai địch họa vốn đã, đang và còn sẽ đeo đẳng dân tộc Việt Nam. Những kẻ ấy cố tình quên đi rằng, “đoàn kết là con đường sống duy nhất của dân tộc ta”, mà để đoàn kết được cả dân tộc, các giá trị mang tính cộng đồng cần phải được đề cao - một chân lý đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết bằng lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Lại có những kẻ nhân danh các khái niệm phi lịch sử như “ý chí chung”, “quyền lực công”, “lợi ích chung” để làm lu mờ bản chất giai cấp của nhà nước và pháp luật, mà thực chất là muốn tước đoạt quyền lực chính trị khỏi tay nhân dân lao động, muốn làm thay đổi định hướng phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Không đứng trên quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, có những kẻ đòi phải tiến hành cải cách chính trị, cải tổ nhà nước ở Việt Nam cho phù hợp với “mô hình chung”, “giá trị chung” trong các quan niệm về nhà nước pháp quyền trên thế giới. Những kẻ ấy đã cố tình không hiểu rằng, Việt Nam tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền của dân tộc Việt Nam, do dân tộc Việt Nam vì dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có thể nhận thức và tiếp thu những giá trị chung, mang tính nhân loại nào đó trong xây dựng nhà nước pháp quyền, song đó phải là những giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 96 - 103)