Mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 74 - 83)

2.1. Quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới

2.1.1. Mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền trên thế giới

Khái niệm “nhà nước pháp quyền” - “Rechts Staat” - xuất hiện lần đầu tiên ở Đức năm 1813 trong các tác phẩm nghiên cứu về nhà nước của Robert Fon Mohn và Karl Teodor Valker, những người được coi là các lý luận gia kinh điển về nhà nước pháp quyền. Khái niệm này được dịch sang tiếng Pháp là “Etat de droit”, tiếng Anh là “Rule of law” và tiếng Nga là “Pravavoe Goxudarstvo”.

Từ khi ra đời đến nay, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tác phẩm nghiên cứu về nhà nước pháp quyền, nội hàm của khái niệm này đã có những diễn biến rất phức tạp, tuỳ thuộc vào văn hoá chính trị, phương pháp tiếp cận và lập trường chính trị của các tác giả.

Tuy nhiên, trước khi khái niệm và lý thuyết về nhà nước pháp quyền ra đời, những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại, ở cả phương Đông và phương Tây.

Ở phương Đông, tuy không phải là quê hương của khái niệm và học thuyết nhà nước pháp quyền, song trong tư tưởng và văn hóa chính trị, mảnh đất có thể gieo cấy hạt giống nhà nước pháp quyền cũng đã được chuẩn bị.

Đúng như quan điểm của Mác, nhu cầu giải quyết những vấn đề chung đã làm cho nhà nước xuất hiện sớm và có những nét đặc trưng riêng cả về quá trình hình thành và các đặc điểm cơ bản.

Ở Ai Cập cổ đại, quan niệm chính trị - pháp luật được hình thành trên ba cơ sở chủ yếu là quan niệm về quyền lực tối cao, được thần thánh hóa của Pharaôn, quan niệm về sức mạnh của các thần linh và cuộc đấu tranh chống bạo quyền. Nếu thần quyền và vương quyền là hiện thân của bạo quyền, thì chính bạo quyền đã đẻ ra khát vọng về pháp quyền: Sự thống trị chuyên chế lâu dài của các Pharaôn đã làm cho khát vọng về tự do, công lý của người dân Ai Cập phát triển mạnh. Họ mơ ước về một xã hội mà “pháp luật phải công minh và thống nhất với tất cả”, “công lý sẽ chào đón, sự giả dối sẽ vĩnh viễn mất đi”. Khát vọng về pháp quyền và công lý có thể coi là những mầm mống của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Ai Cập cổ đại.

Ở Babilon cổ đại, dưới triều đại Hammurabi, bộ luật Hammurabi với 282 điều đã ra đời. Tư tưởng pháp quyền thể hiện ra ở đây cũng dưới hình thức phản đề. Bộ luật Hammurabi là hiện thân cho sức mạnh của vương quyền, là công cụ để bảo vệ chế độ cai trị chuyên chế, song nhìn từ mặt trái của nó, nó cũng thể hiện phương pháp tư duy coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để cai trị xã hội.

Tương tự như Ai Cập và Babilon, ở Ấn Độ cổ đại, dưới triều đại Mauria, trên cơ sở Bàlamôn giáo, bộ luật Manu đã ra đời đảm đương vai trò là công cụ để bảo vệ thần quyền, vương quyền và quản lý đất nước.

Trung Quốc cổ đại là nơi sản sinh những nhà tư tưởng và trường phái tư tưởng chính trị kiệt xuất. Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc được coi là thời kỳ “bách gia tranh minh”, “bách hoa tề phóng”. Trong rất nhiều học thuyết chính trị được đề xuất nhằm chấm dứt tình trạng vô trật tự trong xã hội, nổi bật có thuyết Đức trị của Nho gia và thuyết Pháp trị của Pháp gia.

Thuyết Đức trị do Khổng Tử (551-479 tr.CN) sáng lập, chủ trương dựa vào vai trò của các cá nhân xuất chúng và dùng đạo đức để cai trị xã hội. Tuy không hoàn toàn phủ nhận vai trò của pháp luật, song Nho gia cho rằng, dùng pháp luật cai trị thì dân miễn cưỡng nghe theo, song không có liêm sỉ. Tức là pháp luật chỉ giải quyết được phần ngọn. Muốn giải quyết đến tận gốc các vấn đề chính trị - xã hội, cần dùng đến đạo đức, cần chú trọng đạo đức, chú trọng giáo dục. Khổng Tử từng nói: “Dùng chính pháp để dẫn dắt dân chúng, dùng hình phạt để chỉnh đốn dân chúng thì dân chúng chỉ tạm thời tránh khỏi phạm tội, song lại không có liêm sỉ. Nếu như dùng đạo đức để dẫn dụ họ, dùng lễ giáo để chỉnh đốn họ thì dân chúng không những có liêm sỉ, mà lòng người còn quy phục” (Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, dân miễn nhi vô sỉ; đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách - Luận ngữ). Ngoài ra, còn cần đề cao những tấm gương đạo đức, trong đó, người cầm quyền phải là những hình mẫu đạo đức hoàn hảo (quân tử). Khổng Tử nói: “Người quản lý trước hết cần tự mình đi trước trăm họ, sau đó mới có thể khiến cho họ làm việc cần mẫn; hơn nữa, người quản lý cần luôn luôn lấy thân mình làm mẫu mực, không thể lười nhác”. Ưu điểm của Nho gia là coi trọng văn hóa chính trị, coi trọng giáo dục và đạo đức, dùng đạo đức làm thước đo đánh giá một cách nghiêm khắc đối với người cầm quyền. Chính vì thế, mặc dù đạo đức được coi là một công cụ để cai trị, song Nho gia đã góp phần tạo dựng nền văn hiến rực rỡ ở nhiều quốc gia phương Đông. Nho gia quả thật đã chỉ ra được hạn chế trong thuyết Pháp trị của Pháp gia, khi tuyệt đối hóa vai trò của hình luật, coi nhẹ vai trò của đạo đức, giáo hóa. Thuyết Pháp trị, một khi rơi vào tay nhà chính trị tàn bạo, sẽ biến thành công cụ vô cùng tàn khốc để đàn áp nhân dân. Nhưng với quan điểm: “lễ bất hạ thứ dân, hình bất thượng đại phu”[Lễ nghĩa không (áp dụng) xuống đến kẻ thứ dân, hình phạt không (áp dụng) lên đến bậc đại phu], hạn chế của thuyết Đức trị là quá coi nhẹ vai trò kiểm soát, răn đe, trừng trị của pháp luật, không chỉ với dân chúng mà cả với người cầm quyền, từ đó tạo ra lỗ hổng cho những kẻ cầm quyền biến chất lợi dụng.

Thuyết Pháp trị do Hàn Phi tử (? - 232 tr. CN) tập đại thành chủ trương phải dựa vào Pháp, Thuật và Thế để cai trị xã hội. Hàn Phi cho rằng, quân tử và Thánh

nhân quá hiếm. Hơn nữa, dù có quân tử, Thánh nhân, nhưng nếu không có pháp (luật) làm quy củ, thì cũng không thể cai trị nổi đất nước trong một ngày. Pháp gia xuất phát từ quan điểm cho rằng, bản chất con người là hám lợi. Động cơ hành động của con người là lợi ích chứ không phải đạo đức. Vì thế, làm chính trị mà bàn đến đạo đức là nói suông, không những không có ích lợi, mà còn gây rối loạn trong xã hội. Phải xây dựng những bộ luật rõ ràng, công bố trước toàn thể dân chúng, dựa vào thưởng phạt nghiêm minh để kiềm chế, ràng buộc, điều khiển nhận thức và hành vi con người. Quản Trọng từng nói: pháp (luật) là cái quy tắc của thiên hạ… Lấy pháp (luật) mà giết trị tội thì dân chịu chết mà không oán, lấy pháp (luật) mà định công lao thì dân nhận thưởng mà không cho là ân đức… Cho nên, quan lại sai khiến dân mà có pháp (luật) thì dân theo, không có pháp (luật) thì dân dừng lại. Dân lấy pháp (luật) chống nhau với quan lại. Người dưới lấy pháp luật phục vụ người trên, cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không thể có cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo, ngoài nghìn dặm không dám làm điều trái.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, pháp luật ở đây là pháp luật của vua, do vua đặt ra, và vì vua. Pháp luật suy cho cùng chỉ là công cụ để cai trị. Đây là hạn chế lớn nhất của thuyết Pháp trị, dù rằng Pháp gia đã chỉ ra đúng những khiếm khuyết trong thuyết Đức trị của Nho gia và cũng đã nỗ lực tìm cách khắc phục hạn chế ấy.

Thực tiễn cho thấy, Đức trị và Pháp trị đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Chính vì vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán trở đi, những người cầm quyền đã sử dụng kết hợp cả Đức trị và Pháp trị theo nguyên tắc “dương Nho âm Pháp” hoặc “biểu Nho lý Pháp”.

Tuy phương Đông không theo mô hình lý luận duy lý kiểu phương Tây, song những suy tư như trên về nhà nước, về pháp luật, về vai trò của pháp luật, của đạo đức đối với xã hội thực sự là mảnh đất màu mỡ để những tư tưởng nhà nước pháp quyền hiện đại có thể bén rẽ, đơm hoa kết trái với hương sắc riêng, song không kém phần rực rỡ so với phương Tây.

Ở phương Tây, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, những mầm mống của tư tưởng nhà nước pháp quyền cũng đã xuất hiện. Có thể nêu lên ở đây một số quan niệm:

Nhà cải cách Xôlông (638-559 tr.CN) đã chỉ ra bản chất của các cuộc cải cách của ông, đó là: “Ta giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp của sức mạnh với pháp luật”[133, tr. 6].

Nhà triết học Hêraclít (530-470 tr.CN) thể hiện quan điểm cần phải kính trọng pháp luật của ông trong tuyên bố: “Người dân cần phải chiến đấu bảo vệ cho pháp luật, như bảo vệ cho ngôi nhà của mình”[115, tr. 28].

Nhà triết học Xôcrát (496-399 tr.CN) là người đầu tiên có ý định phân loại các hình thức nhà nước. Ông nhấn mạnh việc tuân thủ pháp luật là cơ sở của một chế độ nhà nước tốt đẹp: “Bất cứ một đạo luật nào, mặc dù còn thiếu sót đến đâu, cũng mang tính cứu sinh hơn là tình trạng phạm pháp. Nếu như mọi công dân đều tuân thủ theo pháp luật, thì nhà nước mà trong đó họ đang sống sẽ trở nên hùng mạnh và phồn thịnh hơn nhiều”[115, tr. 29].

Nhà triết học Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.CN) đã lưu ý đến vai trò của pháp luật như công cụ đảm bảo tự do của mỗi người. Ông nói: “Pháp luật không cấm mỗi người sống theo cách của mình, nếu như họ không làm gì hại đến người khác, bởi vì lòng đố kỵ, ganh ghét là khởi đầu của sự thù địch”. Tuy nhiên, Đêmôcrít chưa thực sự có được nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa phát luật (ràng buộc) và tự do, chính vì thế, một mặt ông quan niệm: “cần phải nhượng bộ luật pháp, quan chức, người già”, nhưng mặt khác ông lại quan niệm: “nhà thông thái không cần phải nghe theo luật pháp, mà sống tự do”[115, tr. 29].

Platôn (427-347 tr.CN), nhà triết học duy tâm lỗi lạc của Hy Lạp thời cổ đại, là người đã có nhiều đóng góp trong sự hình thành tư tưởng phương Tây về nhà nước, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng. Platôn đã đi tới quan điểm về tính tất yếu của phân công lao động và giá trị của các loại hình lao động trong xã hội. Ông cũng đã đi tới quan niệm cho rằng, lợi ích chung của toàn xã hội cao hơn lợi ích của các bộ phận, và rằng, nhà nước cần phải phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội chứ không phải cho một nhóm nào, dù là đa số hay thiểu số. Chính vì thế, Platôn đã

khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một chế độ nhà nước mà ở đó, pháp luật với tư cách là đại diện cho lợi ích chung phải ngự trị trên tất cả. Ông viết: “Chúng ta thừa nhận rằng những nơi mà luật được định ra vì lợi ích của một số người thì ở đó không có chế độ nhà nước, chỉ có thể gọi đó là nhà nước nếu như có sự công bằng”[133; tr. 6]. Ông còn cho rằng:

“Tôi nhìn thấy sự tận số của nhà nước, khi pháp luật không còn hiệu lực và phụ thuộc vào một chính quyền nào đó. Còn ở chỗ mà luật, luật pháp ngự trị trên những người cầm quyền, và những người cầm quyền như là nô lệ của pháp luật, ở đó, tôi trông thấy sự hồi sinh của nhà nước, trông thấy tất cả phúc lợi mà Trời ban cho nhà nước”[91, tr. 13-14]. Sau Platôn, Arixtốt (384-323 tr.CN) là người có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho chính trị học nói chung, cho học thuyết về nhà nước pháp quyền sau này nói riêng. Arixtốt nêu lên định nghĩa nổi tiếng về bản chất con người: Xét về bản chất, con người là động vật chính trị (polis). Điều cần lưu ý ở đây là, “Polis” trong quan niệm của Arixtốt chính là xã hội, là xã hội được tổ chức theo cách xác định. Ông viết:

“Polis - trước hết là sự thống nhất giữa con người và lãnh thổ, cùng ở dưới sự lãnh đạo của chính quyền, có cùng một hiến pháp. Sự thống nhất quyền lực và lãnh thổ tạo cho polis sự toàn vẹn của mình. Polis - đó là sự giao tiếp của những con người tự do và bình đẳng trong một chừng mực nào đó, có trí tuệ và khả năng tự khẳng định mình, điều khiển các hành vi của mình. Quyền lực trong các polis phân chia cho các công dân tự do và bình đẳng”[115, tr. 32].

Khi bàn về mối quan hệ giữa polis và pháp luật, Arixtốt cho rằng, trong polis, pháp luật cần phải thống trị chứ không phải con người. Cần lưu ý rằng, theo Arixtốt, pháp luật, do bản tính của nó, được tách khỏi dục vọng, đó là lý trí cân bằng mà cảm xúc, tình cảm, ác cảm không ngăn trở được. Nói cách khác, pháp luật và sự công bằng trùng hợp với nhau. Từ đó, Arixtốt nêu lên quan điểm:

“Người nào đòi hỏi luật pháp thống trị, dường như là đòi hỏi sự thống trị của thần thánh và lý trí, còn người nào đòi hỏi con người thống trị, nghĩa là đưa vào đòi hỏi của mình yếu tố động vật, bởi vì sự say mê là một cái gì đó có tính động vật, cũng như sự phẫn nộ cũng làm cho người cầm quyền lầm đường lạc lối, mặc dù họ là những người ưu tú nhất; ngược lại, luật pháp - đó là một lý trí cân bằng”[115, tr. 33].

Bước sang thời kỳ La Mã, nhà cải cách Xixêrông (104-44 tr.CN) cho rằng: Nhà nước là nhà nước pháp quyền không phải do nhà nước tuân thủ luật của mình mà là vì về cội nguồn, về bản chất, nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân. Mà nhân dân không phải là tập hợp bất kỳ nào của nhiều người, tập trung lại với nhau theo kiểu nào đó, mà là tập hợp của nhiều người gắn bó với nhau bằng sự thống nhất về pháp luật và lợi ích chung. Từ đó suy ra pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ, tổ chức nhà nước [133, tr. 8-9].

Xem xét quan niệm của một số nhà tư tưởng phương Đông và phương Tây cổ đại nói trên, chúng ta có thể thấy đặc điểm nổi bật trong tư duy về nhà nước và pháp luật thời kỳ này là hướng tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Cách lý giải cụ thể của mỗi tác giả tuy có khác nhau, song tựu trung lại đều khẳng định sự cần thiết phải tạo lập địa vị thống trị của pháp luật trong xã hội như một yêu cầu căn bản để có một xã hội ổn định và phát triển lành mạnh, để có thể bảo đảm những giá trị căn bản của xã hội loài người như tự do, bình đẳng. Pháp luật không những đứng cao hơn nhà nước về mặt quyền uy, mà thậm chí còn sáng tạo ra nhà nước. Điều đáng lưu ý ở đây là, mặc dù chưa lý giải được một cách đúng đắn bản chất của nhà nước và pháp luật, và vì thế chưa lý giải đúng mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, song việc nêu ra vấn đề sự kết hợp giữa pháp luật và sức mạnh, vấn đề nhà nước và pháp luật đại diện cho cái phổ biến trong xã hội - dù dưới hình thức các giá trị thần thánh, hay ý chí chung, lợi ích chung, v.v. - là một đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển lý luận về nhà nước và pháp quyền. Đặc biệt, ở phương Tây, chính những quan điểm như trên đã đưa các nhà triết học - chính trị Hy Lạp cổ đại tới việc nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước và phương

thức thực thi quyền lực nhà nước - những vấn đề rất cơ bản trong khoa học về nhà nước và pháp luật hiện đại. Đánh giá về những đóng góp của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đối với sự hình thành lý luận nhà nước pháp quyền, có nhà nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 74 - 83)